Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

14/01/201112:00 SA(Xem: 10213)
Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY
Đọc Tu Bụi của Trần Kiêm Đoàn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2007

tubui-bia2Ta thường nói “Cơm bụi” “Đi bụi”..... Nhưng giờ đây, Trần Kiêm Đoàn đưa ra một khái niệm mới: Tu bụi!
Tu là tìm đường thoát tục, là hướng về vĩnh cửu. Nhưng ở đây, tu là lấm láp gian nan để gánh lấy cõi đời phiền tạp trong đó mình đang sống.
Tu bụi, tức là tu giữa bụi trần. Một câu chuyện thiền được xây dựng trong khung cảnh cổ xưa của một thời trong lịch sử triều đình Huế. Hoàng thân Trí Hải, người đã từng tháp tùng Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin viện binh khi vua Gia Long còn nương náu ở Bangkok, nay trở thành nhà quý tộc tao nhã phong lưu nhất của Kinh thành Huế. Tư chất tài hoa, căn bản văn hóa phương Đông cọng với những kiến thứckinh nghiệm nếm trải qua những ngày chu du ở châu Âu đã giúp chàng có cái nhìn rộng thoáng về thời chàng đang sống. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thời cuộc, những phân biệt chân giả ở đời đã khiến chàng phải đối diện với những sự thật sâu thẳm , nhưng có lẽ, chủ trương “tu bụi” đã không đến với chàng nếu không có tiếng gõ cửa thôi thúc từ một mối tình...
Một phụ nữ đẹp, tài hoa, lại rất giỏi làm kinh tế ; một nữ doanh nhân cỡi thương thuyền đi Tân Gia Ba, Thái Lan, Trung Quốc để tự lập cho mình một sự nghiệp riêng dù bản thân đã ở địa vị phu nhân quan Chánh Chưởng, có thể an nhàn hưởng phú quý trong dinh thự xa hoa... Một thiếu phụ Việt Nam thế kỷ 19 có dám mặc “áo đầm” phương Tây , có dám sống trọn tính cách của mình như nàng Ga Gấm chăng? Con người Việt Nam thế kỷ 19 có thể có tầm nghĩ như Trí Hải chăng ? Trần Kiêm Đoàn dám xây dựng những nhân vật như thế, vì với anh, con người Việt Nam trong lịch sử thời ấy hoàn toàn có khả năng đạt được những điều như vậy...


Nói chuyện tu hành nhưng trong tác phẩm này Trần Kiêm Đoàn không chủ trương đi quá sâu vào những chiêm nghiệm tâm linh, mà đặt mỗi nhân vật của mình trước một hành trình riêng từ đó làm hiện rõ những mâu thuẫn tiềm tàng trong sự tồn tại của mỗi người . Đi tận cùng số phận của những nhân vật này mới thấy đường tu là đường đến với cuộc đời, một cuộc đời đa đoan, phiền tạp, nhiều oan trái nhưng cũng là cõi người ta hết sức thân thương . Vì vậy tu không phải là trốn tránh cõi người mà là mở lòng ra cưu mang nó, ôm ấp nâng đỡ nó, là viên thành cái Phật tính tiềm tàng nơi mỗi trái tim người.
Người đọc đã quen với cách viết trong các tập ký của Trần Kiêm Đoàn trước đây như Chuyện khảo về Huế, Con yêu bánh nậm và Từ ngõ Huế xưa sẽ phần nào bỡ ngỡ khi đi vào thế giới truyện của Trần Kiêm Đoàn, nơi đây tác giả đã thay đổi cách viết với quyết tâm thử nghiệm một con đường mới trong cả thể loại, bút pháp và ý tưởng. Cũng là xứ Huế với ký ức thăm thẳm và một cái nhìn soi dõi vào quá khứ, nhưng ở những tập ký trước đây là một giọng trữ tình hoài cảm chen lẫn nụ cười trào lộng dí dỏm, còn với tập truyện này là những chiêm nhiệm lắng sâu về đời ngườicon đường đi tới miền an trú cho mỗi tâm hồn.
Tu Bụi vì thế chính là công án Thiền của một Trần Kiêm Đoàn trăn trở và tìm kiếm trong hành trình sống, trải nghiệm và nhận thức về chính tâm hồn mình. Với hơn 600 trang in, Tu Bụi đến với chúng ta với rất nhiều âm vọng từ một khởi động tâm linhtác giả cho ta thấy qua hình tượng Tiếng vỗ một bàn tay :
Vỗ với quá khứ nghe buồn vì ngày qua đã mất;
Vỗ với tương lai bỗng nhạt vì hoài niệm trống không;
Vỗ với hiện tại mới nghe tiếng vọng của trái tim mình và tiếng đập của đôi cánh bướm…





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :