Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (269)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Thế Đăng
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bình Đẳng Tánh Trí
09/08/2022
3:48 SA
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó. Tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí là sự bình đẳng của tánh Không, ánh sáng và năng lực duyên hiện trên khắp mặt gương. Còn sự khác biệt, mâu thuẫn, nghịch chống lẫn nhau của các bóng trong gương là do cái tôi và cái của tôi (thức chấp ngã mạt na) tạo ra, thành một thế giới phân mảnh mà chúng ta thường gọi là sanh tử khổ đau.
Đại Viên Cảnh Trí
27/07/2022
6:00 SA
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
Phật Tâm Ca Của Tuệ Trung Thượng Sĩ
12/07/2022
4:31 CH
Phật, Tâm là thực tại bao trùm khắp tất cả và ở khắp trong tất cả. Phật, Tâm bao trùm khắp tất cả và ở khắp trong tất cả không gian thời gian nên Phật, Tâm thường hiện tiền.
Con Đường Của Tự Do
03/07/2022
4:02 SA
Đạo Phật là con đường của tự do. Tự do ở chặng đầu, tự do ở chặng giữa, tự do ở chặng cuối cùng. Con đường ấy tự do từ bước đầu cho đến bước cuối bởi vì con đường ấy đặt nền tảng trên tánh Không.
Ánh Sáng Bản Tâm Theo Lục Tổ Huệ Năng
22/06/2022
3:22 CH
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để chỉ bản tánh của tâm, tự tánh của tâm; nhưng danh từ tự tánh được ngài dùng nhiều nhất. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, ngài Huệ Năng nói bản tâm là tánh Không và ánh sáng (hay tánh sáng). Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về hai tính cách chính của bản tâm là tánh Không và ánh sáng.
Tâm Sanh Thảy Thảy Pháp Sanh, Tâm Diệt Thảy Thảy Pháp Diệt
07/06/2022
5:43 SA
/ Có thế giới bởi vì có tâm Câu lấy làm nhan đề trên ở trong Luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ tát Mã Minh (Asvaghosha), thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Câu này thường được các Thiền sư và các hành giả nhắc đến nhiều trên con đường tu tâm.
Tánh Nghe
19/05/2022
6:06 SA
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểu và nhận biết tánh nghe.
Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng
10/05/2022
6:09 SA
Sự việc Ngũ Tổ khai ngộ bản tánh cho Lục Tổ Huệ Năng, truyền pháp đốn giáo và dặn dò về sự truyền rộng Pháp, được chính ngài Huệ Năng thuật lại như sau:
Phật Tánh Là Thật Tướng Của Mười Hai Nhân Duyên
27/04/2022
5:07 SA
“Tất cả Phật pháp tức là pháp tánh. Pháp tánh ấy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thường trụ bất biến. Nếu có người nói rằng Như Lai vô thường, người ấy không biết pháp tánh. Y vào pháp, tức là pháp tánh. Pháp tánh ấy tức là Như Lai”. (Phẩm Tứ Y). Như thế thấy pháp tánh tức là thấy Như Lai, thấy Phật tánh. Thấy pháp tánh như thế nào?
Đi Trong Phật Tánh
19/04/2022
6:10 SA
Tu hành Phật tánh theo Kinh Đại Bát Niết Bàn là: Nền tảng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.” Con đường: đi trong chính Phật tánh, vì Phật tánh bao trùm tất cả thời gian và không gian. Quả: là Phật tánh đã được khai mở trọn vẹn, tức là Phật quả. Nền tảng ấy phải thấy, tức là cái Thấy. Con đường gồm Thiền định, liên tục giữ gìn không lìa, khỏi cái Thấy Phật tánh ấy và Hạnh, tức là sống Phật tánh bằng tất cả con người của mình, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Quay lại