Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (78)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Cẩn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Ánh Xạ Của Văn Hóa
25/02/2014
12:00 SA
Bài Học Trong Lịch Sử Việt Nam
16/11/2018
4:01 SA
Những vị tu sĩ Phật giáo đầu tiên đã đến Việt Nam để quảng bá Phật pháp vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch, giữa lúc người dân đất Giao Châu đang rên siết dưới sự bạo tàn của nền đô hộ mà ngưới Hán đã dựng nên. Sự tàn sát người bản xứ từ Phong Châu đến Tượng Quận, Cửu Chân và Nhật Nam bởi Hán Mã Viện và Ngô Lục Duệ có lẽ chưa phai mờ trong ký ức của dân Lạc Việt. Những người sống sót và ở lại phải cam chịu sự sống trong sợ hãi, buồn thảm và tủi nhục của bọn nô lệ vong quốc. Sự đồng hóa, bắt đầu với Mã Viện và Sĩ Nhiếp, vẫn tiến hành một cách nghiêm khắc và cưỡng bức để xóa hết những vết tích còn lại trong văn hóa người dân bản địa.
Bài toán môi sinh
15/12/2018
3:41 SA
Thiên tai có thể ngăn chặn nếu chúng ta chủ động và có ý thức trách nhiệm cộng đồng. Những hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay có vai trò của các cấp lãnh đạo và cả từng cá nhân khi không thể bảo vệ sông ngòi, núi non, rừng thiêng không bị tàn phá, ô nhiễm. Nếu mỗi người biết sống hòa hợp và tôn trọng thiên nhiên thì đời sống sẽ bình yên và môi sinh không còn là mối lo của toàn nhân loại dù có biến đổi khí hậu hay thiên tai vì khi ấy con người sẽ chủ động giảm thiểu nguy cơ và sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên lại tái lập. Mong thay!
Bạo Lực Từ Đâu
18/07/2019
4:32 CH
Chưa lúc nào trên các trang báo, trên mạng lại nhiều những tin tức về các hành vi bạo lực như hiện nay. Không kể những vụ án giết người để cướp của hay cưỡng bức, tình trạng bạo hành diễn ra từ đường phố, trên sân cỏ, trong trường học, nghĩa là, khắp nơi.
Bình tâm trong khủng hoảng
17/04/2020
3:05 CH
Có đương đầu với dịch bệnh, chúng ta mới thấy quý sức khỏe. Sức khỏe mới thực sự là vốn liếng lớn nhất của đời người. Nếu không có thân thể khỏe mạnh, thì dù có cả núi vàng biển bạc, chúng ta cũng chẳng vui vẻ gì . Có ai đó nói rằng: “Một lần dịch bệnh giúp chúng ta hiểu ra rằng… chiếc giường đắt nhất thế gian là giường bệnh, thần dược quý giá nhất thế gian chính là sức khỏe”.
Cạm bẫy ngôn từ
07/12/2019
3:36 CH
Biện luận là công cụ của một tổ chức dân chủ và quan trọng hơn, nó giúp cho mọi người trình bày quan điểm của mình một cách khách quan, khoa học, không biên kiến, tà kiến trong tinh thần tôn trọng chân lý. Nếu không thì mọi sự việc sẽ bị hiểu sai, nói lệch và hố thẳm giữa người với người, giữa con người với tổ chức, giữa quốc gia này với quốc gia khác càng thêm xa cách, vì thiếu “kết nối truyền thông” hay “kết nối yêu thương”, chừng đó ta hiểu vì sao Sartre nói “Tha nhân là địa ngục” (L’enfer, c’est les autres).
Cánh thư cuối Hạ
07/09/2018
9:08 SA
“… sự dối trá đã phổ biến tới mức nhiều người không còn nhận ra là mình đang nói dối, thậm chí một cách vô thức, người ta còn vô tình cổ xúy cho sự giả dối. Nói năng giả dối thì được khen là khéo léo”…
Chân ngôn của đất nước
20/09/2018
10:40 SA
Khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã lấy danh nghĩa của vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nhân nghĩa là tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định “cốt để yên dân”, nghĩa là có mục đích bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của toàn dân là được sống trong bình yên, an tâm làm ăn, không phải đau đáu lo lắng về sự xáo trộn, không phải hồi hộp chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương.
Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông
03/09/2020
2:13 CH
Chúng ta phải tập tánh nghe từ ngay trong chính mình. Tóm lại, xã hội chúng ta đang không biết lắng nghe. Chúng ta phóng tâm theo những chuyện bên ngoài nhiều quá, không lắng nghe quanh mình còn bao nhiêu tiếng thở than, bao nhiêu nỗi băn khoăn, bao nhiêu oan khuất, bao nhiêu trăn trở. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta về nhà hỏi han cha mẹ một lời, nghe các cụ tâm sự về nỗi đời riêng cần chia sẻ. Phần đông chúng ta sống thờ ơ, hững hờ.
Chữ hiếu dưới những góc nhìn
31/08/2017
2:18 CH
Ở một lăng kính rộng hơn, và một tầm cao khác, giáo lý nhà Phật dạy rằng: Đạo hiếu chính là lòng từ bi. Đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng được đề cập trong Lục Độ Tập Kinh, hiếu đâu phải chỉ thương cha, thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải hướng cha mẹ về đường ngay nẻo chánh, giúp cha mẹ vượt qua sai lầm, giúp nghèo cứu đói, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của trăm hạnh.
Quay lại