Chân ngôn của đất nước

08/08/20244:36 SA(Xem: 6844)
Chân ngôn của đất nước

CHÂN NGÔN CỦA ĐẤT NƯỚC
Nguyên Cẩn

binh ngo dai cao2Chân ngôn khắc vào đại cáo

Khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã lấy danh nghĩa của vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nhân nghĩatư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định “cốt để yên dân”, nghĩa là có mục đích bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của toàn dân là được sống trong bình yên, an tâm làm ăn, không phải đau đáu lo lắng về sự xáo trộn, không phải hồi hộp chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương.

Nhân nghĩatinh thầnmuôn dân, là chính nghĩa dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không chỉ là lòng thương người, mà nhân nghĩa còn là trừ bạo ngược để hộ quốc, cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”. Còn nếu đất nước hòa bình rồi thì phải giải quyết các thứ “giặc” khác trong nội bộ: tham nhũng, lộng quyền, ức hiếp dân nghèo… mà vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng vừa rồi là một ví dụ sống động. Thât may là đã có kết luận chính thức khẳng định chính quyền huyện Tiên Lãng sai từ đầu tới... cuối, từ quyết định thu hồi đất đến quyết định cưỡng chế, từ việc thực thi cưỡng chế đến cách ngụy biện cho những sai lầm, từ thái độ vô cảm trước nỗi khổ của người dân đến lối chạy tội quanh co khi phải đối diện với sự thật. Cái sai và thái độ dửng dưng trước cái sai ấy cho thấy khi cả một bộ máy bị thao túng bởi một quyền lực hay một nhóm quyền lực, thì hậu quả sẽ tai hại như thế nào! Có người đã nhận địnhQuyền lực tuyệt đối sẽ đẻ ra sự tha hóa tuyệt đối”.

Sự thiếu trung thực, không có tinh thần trách nhiệm, muốn và dám làm dù làm bậy (!) nhưng sợ bị mất ghế mất quyền đã đẩy tất cả những ai có quyền lực cùng gặp nhau ở điểm đến là thói dối trá, cách giải quyết vòng vo lấp lửng và quyết liệt đối phó khi phải đối mặt với những sai lầm do chính mình gây ra. Chúng ta không ngạc nhiên khi có những quan chức “lắt léo”, “chối bay biến những gì vừa nói hôm trước…”.

Lịch sử không bao giờ có chữ “nếu” cho những gì chưa xảy ra, nhưng có quyền đặt câu hỏi, nếu Chính phủ không vào cuộc một cách dứt khoát, với nội dung sẽ xử lý và thời điểm được ấn định rõ ràng, thì điều gì sẽ xảy ra? Và còn bao nhiêu vụ Tiên Lãng đã xảy ra mà người ta chưa biết?

Có yên dân được không khi xã hội được quản lý một cách yếu kém để xảy ra những bất công, oan khuất, khiến hố ngăn cách giàu nghèo ngày một lớn? Có yên dân được không khi xã hội chưa được cải cách hữu hiệu về an sinh: tình trạng bệnh viện quá tải, chính sách xã hội còn nhiều thiếu sót, tình trạng xuống cấp cầu đường, trường học… có nơi học sinh vẫn phải đi cầu khỉ hay bơi qua sông đến trường (!) hay thậm chí bỏ học vì nghèo. Có yên dân được không khi chính sách đất đai tạo điều kiện cho quy hoạch treo, tình trạng cát cứ địa phương diễn ra đều khắp, chưa có giải pháp ngăn chặn?

Trong lúc hô hào dân chúng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thì các “công bộc” sử dụng ngân sách một cách thiếu trách nhiệm, như trong đoạn văn nhận định sau: “Trong khi Nghị quyết 11 rất ‘quyết liệt’ với giải pháp cắt giảm đầu tư, chi tiêu công, thì dư luận lại xôn xao về chuyện các ‘quan chức Bộ Tài chính được phép mua xe công đắt tiền’… Nó cho thấy chính Bộ Tài chính là đơn vị dẫn đầu trong việc xây dựngthực hiện kế hoạch chống lạm phát nhưng lại tự cho phép mình làm một việc đi ngược lại với Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ thì hỏi còn cơ quan nào tuân theo nghị quyết này một cách ‘quyết liệt’ như mong muốn của Chính phủ?( Minh Châu -Tầm nhìn )”.

Hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” dường như ngày càng phổ biến khi hô hào giảm lạm phát, chống đầu cơ thì cứ hô hào mà giá cả những mặt hàng thiết yếu như xăng, gas, điện, sữa, thuốc men… thì vẫn cứ tăng chỉ theo sự thao túng độc quyền của các nhóm lợi ích.

Vì thiếu một chữ “đồng”

Phát biểu tại hội nghị gặp gỡ các đảng viên lão thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong giai đoạn sắp tới, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp. Tất cả chúng ta có một chữ ‘đồng’. Toàn Đảng, toàn dân có một chữ ‘đồng’: đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng... sẽ làm được mọi việc.

Chúng ta nhớ lại Truyện Kiều: ‘Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương’.

Dưới vầng trăng đêm ấy, Kim Kiều đã thề thốt những lời vàng đá, nguyện “đồng tâm”, một lòng đến đầu bạc răng long, chạm xương khắc cốt tình yêu của nhau.

Trong Kinh Dịch, quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân (quẻ số 13) mang ý nghĩa “Thân dã. Thân thiện”. Trên dưới cùng lòng, cùng người ưa thích, cùng một bọn người. Hiệp lực đồng tâm chi tượng: tượng cùng người hiệp lực. Không chỉ là cùng người mà đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, hòa đồng ở mức độ siêu việt. Nếu quan dân một lòng, một ý thì đất nước sẽ tránh được nhiều thảm kịch do ý chí chủ quan, chăn dắt muôn dân như một bầy cừu câm lặng, chỉ biết tuân phục và phục vụ cho những lợi ích cá nhân hoặc nhóm có quyền lực.

Hiện nay vẫn đang diễn ra tình trạng quy hoạch mang tính chất manh mún, cục bộ, đưa ra những dự án giải tỏa mà không hỏi ý kiến dân, hay đưa ra những chính sách không thuận lòng dân như dự tính tăng phí lưu hành xe, tăng viện phí, hoặc các loại phí khác. Những quyết sách thiếu cẩn trọng thường khi khiến người dân hoang mang, như vì quy hoạch treo khiến đất bỏ hoang mà dân không canh tác được. Riêng về việc quản lý đất đai, đã có nhận định cho rằng hiện đang là thời kỳ đỉnh điểm của tiêu cực từ trước đến nay. Thật vậy, trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng trên phiên bản điện tử VNEconomy, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Luật Basico phát biểu rằng vụ việc ở Tiên Lãng chỉ là giọt nước làm tràn ly khi những tiêu cực đã quá nhiều và vụ việc ấy cũng là tiếng chuông cảnh báo cho những nhức nhối về đất đai cũng như cách ứng xử của chính quyền đối với người dân nói chung. Vị luật sư này cũng cho rằng vì nhà nước là người cầm trịch nên không phải lúc nào quan hệ giữa nhà nước với người dân cũng cần phải đặt nặng phần lý, mà chính cái tình tuy nhỏ cũng đủ cho xã hội tâm phục khẩu phục. Cái tình ở đây chính là chữ đồng mà vị Tổng Bí thư Đảng đã nhấn mạnh.

Chắc chắn bài học ấy đã từng được chứng minh trong thực tiễn cho nên ngày nay chứng nhân là những cán bộ lão thành đang ngồi lại cùng nhau ôn một chữ “đồng”. Phải chăng những người chèo đò đã quên đi thân phận những khách đi đò đang cùng mình qua sông trong gió bão? Phải chăng lời thề năm xưa khi dấn thân làm cách mạng không còn “khắc cốt, ghi tâm” vì quyền lực đã khiến người ta tha hóa? Những câu hỏi lớn ấy cần phải được giải mã trong chân ngôn hôm nay của đất nước, rằng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Chúng ta nhớ lời dạy của Đức Phật với về “lục hòa” với những nguyên lý “đồng” như:

1/ Thân hòa đồng trú: Cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành. Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau.

2/ Ý hòa đồng duyệt: Trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh hỷ xả. Hỷ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác.

3/ Giới hòa đồng tu: Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật qui củ hẳn hoi. Trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được.

4/ Kiến hòa đồng giải: Chia sẻ với nhau những điều thấy biết đúng tốt và có lợi. Ngay cả khi có người đưa ra những điều thấy biết sai khác cũng không nên áp chế để áp đặt cái thấy biết của mình, mà cần phải ôn tồn thảo luận để phân tích những cái thấy biết sai khác ấy không đúng và không có lợi ở những điểm nào.

5/ Lợi hòa đồng quân: Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cân nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình… không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu, nhưng phải lấy công bằng làm trọng. Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, cũng do vì thiếu sự “Lợi hòa đồng quân” cả. Người giàu thì giàu quá, kẻ nghèo thì nghèo xơ, kẻ dinh thự nguy nga ruộng đất cò bay thẳng cánh, có kẻ không có một chòi tranh vách đất… Nếu nhân loại thâm hiểu rằng: cuộc giàu sang phú quý trong nhân gian như hạt sương đọng trên cành hoa, công danh vinh hiển trên đời như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc sự chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ bớt đi nhiều lắm, và nhân loại sẽ bớt xung đột nhau hơn.

6/ Ngoài ra, còn có Khẩu hòa vô tránh nghĩa là khi trao đổi với nhau cố gắng dùng lời hòa nhã, không gây nên những xung đột không cần thiết. (Theo HT.Thích Thiện Hoa - Phật học phổ thông).

Từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước, Đức Phật đã chỉ ra những nguyên nhân khiến một đất nước trở nên suy đồi, thối nátbất hạnh khi những người cầm đầu chính quyền, cụ thể là vua và các đại thần đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Trong bài thuyết pháp Mười nhiệm vụ của nhà vua (Thập vương pháp, Dasa-ràjadhamma), Người đã chỉ rõ:

Thứ nhất là rộng rãi, bố thí, phát huy lòng từ (dàna), nghĩa là nhà vua không được tham lam, vơ vét cho riêng mình nhiều quá.

Thứ hai là giữ gìn giới hạnh đạo đức (sila), nhà vua cũng phải thực hành ngũ giới như những Phật tử khác.

Thứ ba là hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (pariccàga).

Thứ tư là chân thậtliêm chính (ajjava), nghĩa là không lừa bịp quần chúng.

Thứ năm là tử tế và nhẹ nhàng (maddava), nghĩa là không nên dùng hình luật khắt khe quá mức cần thiết.

Thứ sáu là biết tiết chếtừ bỏ những thói quen xấu (tapa), không quá xa hoa…

Thứ bảy là không thù hận ác độc, thay vào đó phải thực hành hạnh vô sân (akkodha).

Thứ tám là bất hại, bất bạo động (ashimsà), nghĩa là phải tạo hòa bình, tránh chiến tranh, tránh dùng bạo lực trấn áp…

Thứ chín là nhẫn nhục, chịu đựng (khanti), nghĩa là có khả năng chấp nhận những lời chỉ trích chê bai; ngay cả khi sự chỉ trích chê bai không đúng cũng không cần phải biện bạch hoặc tìm cách giập tắt, mà chỉ giải thích trên tinh thần kiến hòa đồng giải như nêu ở trên.

Thứ mười là không đối lập, không ngăn cản (arivodha), nghĩa là không đi ngược ý chí toàn dân.

Liệu có quá lý tưởng không? Đã có những hoài nghi về khả năng có một vị vua, một bậc nguyên thủ quốc gia như thế trong lịch sử. Vua nào chẳng tham quyền, chẳng độc tài, chỉ khác nhau là ít hay nhiều… mà thôi! Nhưng những vị vua như Asoka (A-dục) của Ấn Độ hay Phật hoàng Trần Nhân Tông của Việt Nam… thì sao? Họ đã tạo nên những vương triều vững mạnh trong sự đồng thuận của muôn dân, chẳng thế mà họ đã thành công trong việc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh. Ngay trong lịch sử hiện đại, phong trào mùa xuân Ả-rập chính là lúc tiếng nói của người dân vang lên, bộc lộ ước mơ tìm ra những minh quân, những chế độ đem lại công bằnghạnh phúc cho họ. Chủ thuyết nào, triết lý nào cũng vô nghĩa nếu không đem lại nụ cười và chén cơm manh áo cho người dân. Một nền chính trị muốn vững bền phải có tính cách nhân bản, lấy nhân dân làm gốc cho mọi thiết chế, kiến trúc và kiến thiết. Chân ngônviệc nhân nghĩa cốt ở yên dân…” không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn là chân lý vĩnh hằng và phổ quát ở những không gian khác, ở các nước khác. Rất mong chân ngôn của cha ông xưa sẽ được thấm nhuần trong nếp nghĩ của những người thời nay, nhất là những người lãnh đạo, để tìm được sự đồng thuận toàn dân trong những quyết sách đưa đất nước vượt khó khăn thời đại, tiến vào một giai đoạn công bình hơn, nhân bản hơn…

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo số 148

Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước?  (Thích Chân Tính)
Đạo Phật Và Chính Trị (Thích Tâm Quang dịch)
Triết Học Chính Trị Và Quan Điểm Nhập Thế Của Đạo Phật (Thích Nữ Liên Thảo)











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26799)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :