English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (111)
About Author
Author List
Nguyên Cẩn
Latest
A-Z
Z-A
Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông
9/3/2020
2:13 PM
Chúng ta phải tập tánh nghe từ ngay trong chính mình. Tóm lại, xã hội chúng ta đang không biết lắng nghe. Chúng ta phóng tâm theo những chuyện bên ngoài nhiều quá, không lắng nghe quanh mình còn bao nhiêu tiếng thở than, bao nhiêu nỗi băn khoăn, bao nhiêu oan khuất, bao nhiêu trăn trở. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta về nhà hỏi han cha mẹ một lời, nghe các cụ tâm sự về nỗi đời riêng cần chia sẻ. Phần đông chúng ta sống thờ ơ, hững hờ.
Nghĩ về những điều bình thường & phi thường
8/13/2020
1:00 AM
Theo tư tưởng trung đạo, tâm bình thường có nghĩa là chúng ta không để mình bị lôi kéo hay vướng mắc vào một cực đoan nào cả! Hôm nay, sự kiện này có thể là đúng nhưng ngày mai nó sẽ có thể không còn đúng nữa. Nếu chúng ta bị mắc kẹt vào sự đúng sai, phải trái tuyệt đối như vậy, thì tâm mình có được bình an trong cái thế giới vô thường, luôn luôn thay đổi này hay không? Khi cả sinh và diệt đều không còn, thì trạng thái “bình thường” vắng lặng (tịch diệt) mới là niềm an lạc chân thật nhất. Khi đó bình thường chính là phi thường, và chúng ta yêu sự sống mầu nhiệm này như nó đang là.
Nhân Danh Chữ Hiếu
8/5/2020
1:00 AM
Trong thời đại ngày nay, khi bàn về hiếu hạnh trong hôn nhân, thường người ta chỉ nói: “Đã qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Bây giờ, con cái lớn khôn tự quyết định mọi chuyện, kể cả hôn nhân. Cha mẹ chỉ việc đại diện nhà trai (hay nhà gái) tiếp nhận cuộc hôn nhân và những nghi lễ đính kèm. Thế đấy, con cái đã tự do quyết định mối lương duyên của mình. Nhưng cha mẹ thì sao? Một cô ca sĩ nổi tiếng gần đây khi mẹ mình, vốn cũng là một nữ danh ca, qua đời mới khóc mà nói rằng: “Tôi hối hận vì đã cản mẹ đi bước nữa. Mẹ vì tôi mà “đành” ở vậy nuôi con sau khi chia tay bố tôi dù ngày ấy mẹ còn xuân sắc”.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
6/3/2020
1:00 AM
Nguyên nhân khổ đau của con người không chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong nữa. Ai cũng có thể vin vào Khổ đế rồi nói kiếp người mong manh, tấm thân tứ đại này rồi cũng thành cát bụi; nhưng tại sao khi sống không nhìn nó tích cực hơn: sống vui, sống khỏe, sống mạnh mẽ… Đại dịch xảy ra tất phải có nguyên nhân. Người ta có thể nêu ra hàng loạt nguyên nhân theo sự suy đoán chủ quan của mình: nào là do thói quen ăn thịt động vật, cụ thể loài dơi hay rắn… nào là do phòng thí nghiệm để “sổng” ra con virus ấy theo thuyết âm mưu là có kẻ “chế tạo” ra nó (!) Cho đến nay vẫn không ai biết nguyên nhân thực sự. Dù con virus này từ đâu ra thì chúng ta cũng đang là nạn nhân của nó. Nhưng nguyên nhân chính là chúng ta đã không thấu suốt ý nghĩa của tương tức, tương sinh giữa con người với nhau và giữa con người với thiên nhiên hay môi trường, hiểu về nguyên lý duyên khởi và luật tương sinh tương tức.
Điểm tựa tâm linh mùa đại dịch
5/3/2020
5:58 AM
Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…
Tinh thần đại học
4/3/2020
2:53 PM
Tinh thần đại học không phải là tinh thần của một tổ chức và cũng không phải tinh thần của kẻ truyền giáo. Chủ hướng của tinh thần đại học là phê phán và sáng tạo. Phê phán là không nhắm mắt thừa nhận những giá trị của truyền thống, đào bới lại nền tảng và đặt lại giới hạn của mỗi một giá trị hiện hữu; sáng tạo là không phải bắt chước, mô phỏng, đi theo bất cứ một mẫu mực lý tưởng nào cả; sáng tạo là tinh thần độc lập toàn diện, không lệ thuộc vào thần quyền và thế quyền, không lệ thuộc vào bất cứ một chủ thuyết nào, người trí thức đại học là kẻ phê phán truyền thống và phê phán xã hội, sáng tạo truyền thống và sáng tạo xã hội; giáo sư đại học không phải là một kẻ hành nghề trí thức và sinh viên đại học không phải là kẻ thu góp trí thức để tìm một địa vị xã hội hay một địa vị văn hoá. Sinh viên và giáo sư đại học trước tiên phải là những con người sáng tạo…
Bình tâm trong khủng hoảng
4/17/2020
3:05 PM
Có đương đầu với dịch bệnh, chúng ta mới thấy quý sức khỏe. Sức khỏe mới thực sự là vốn liếng lớn nhất của đời người. Nếu không có thân thể khỏe mạnh, thì dù có cả núi vàng biển bạc, chúng ta cũng chẳng vui vẻ gì . Có ai đó nói rằng: “Một lần dịch bệnh giúp chúng ta hiểu ra rằng… chiếc giường đắt nhất thế gian là giường bệnh, thần dược quý giá nhất thế gian chính là sức khỏe”.
Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố
1/14/2020
1:01 AM
Giáo dục đạo đức không nhất thiết trong những giờ luân lý hay công dân mà phải là một việc làm thường xuyên, liên tục với tất cả sự quan tâm, kiên nhẫn từ ba phía gia đình, trường học và xã hội. Tất cả nhằm giúp đứa trẻ có trái tim nhân ái, giàu lòng trắc ẩn, biết rung cảm trước cái đẹp, biết xúc động trước nỗi đau của kẻ khác; biết phẫn nộ trước cái ác…
Giáo dục tuổi trẻ hôm nay dưới lăng kinh Phật pháp
1/8/2020
1:01 AM
Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, ngoài kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt lại của thầy cô, cha anh, họ cần có một lý tưởng để tin và sống theo nó. Ngoài ra, họ cần “dọn dẹp lại” tâm hồn mình. Hay nói cách khác, xây dựng nền tảng đạo đức, phẩm chất giá trị của mình với tư cách là một con người, thích nghi với sự phát triển theo chiều hướng tốt của xã hội
Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay
1/4/2020
4:45 AM
Hoa nở để rồi tàn nhưng cái suy tàn lại khởi đầu cho một tương lai mới. Cành mai còn đó là hình tượng vô ngôn của niềm lạc quan vô biên mà tĩnh tại. Bài kệ này được Thiền sư Mãn Giác đọc lúc sắp mất khi người gọi chúng tăng vào. Vậy thì ở bài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việc chuyện đời trôi, tuổi già đến..., tất cả đều không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện đi đến giác ngộ. Nhưng còn đó một cành mai tượng trưng cho sự sống vẫn trường tồn. Thịnh suy vẫn diễn ra trong mỗi quốc gia, trong mỗi tôn giáo, trong mỗi đời người, nhưng chúng ta hãy tin Phật giáo vẫn trường tồn dù có lúc này lúc khác và cũng chưa “lung lay từ lâu” như Nguyễn Công Trứ có lần viết: “Cơ thường đông hết hẳn sang xuân”. Hãy đón chào mùa xuân bằng niềm tin ấy!
Back