Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (111)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Cẩn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đàn giao hưởng còn lỗi nhịp
13/10/2018
4:00 SA
Về phương pháp lãnh đạo, quản lý và điều hành một tổ chức, làm lợi ích cho số đông, Đức Phật dạy Tứ nhiếp pháp: Bố thí nhiếp; Ái ngữ nhiếp; Lợi hành nhiếp; Đồng sự nhiếp. Bốn phương pháp nhiếp hóa này có thể dùng riêng lẻ tùy trường hợp hoặc sử dụng phối hợp một cách khéo léo
Chân ngôn của đất nước
08/08/2024
4:36 SA
Khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã lấy danh nghĩa của vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nhân nghĩa là tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định “cốt để yên dân”, nghĩa là có mục đích bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của toàn dân là được sống trong bình yên, an tâm làm ăn, không phải đau đáu lo lắng về sự xáo trộn, không phải hồi hộp chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương.
Cánh thư cuối Hạ
07/09/2018
9:08 SA
“… sự dối trá đã phổ biến tới mức nhiều người không còn nhận ra là mình đang nói dối, thậm chí một cách vô thức, người ta còn vô tình cổ xúy cho sự giả dối. Nói năng giả dối thì được khen là khéo léo”…
Bài toán môi sinh
15/12/2018
3:41 SA
Thiên tai có thể ngăn chặn nếu chúng ta chủ động và có ý thức trách nhiệm cộng đồng. Những hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay có vai trò của các cấp lãnh đạo và cả từng cá nhân khi không thể bảo vệ sông ngòi, núi non, rừng thiêng không bị tàn phá, ô nhiễm. Nếu mỗi người biết sống hòa hợp và tôn trọng thiên nhiên thì đời sống sẽ bình yên và môi sinh không còn là mối lo của toàn nhân loại dù có biến đổi khí hậu hay thiên tai vì khi ấy con người sẽ chủ động giảm thiểu nguy cơ và sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên lại tái lập. Mong thay!
Tâm hoang vu
27/06/2018
4:21 CH
Trừ những nơi đang xảy ra chiến tranh, có lẽ không ở đâu như trong xã hội ta hiện nay, tình trạng bạo lực đang diễn tiến hết sức đáng lo ngại. Đã có nhiều cuộc hội thảo, tranh luận, bàn cãi xoay quanh chủ đề bạo lực học đường, bạo lực xã hội… Chưa bao giờ người ta lại giết nhau đơn giản đến thế. Một vụ va quẹt sơ sịa, một vài câu nói vu vơ, thậm chí chỉ một cái nhìn nhưng bị diễn dịch cố ý thành ‘nhìn đểu’, cũng đủ để loại một người ra khỏi đời sống. Nhiều bậc phụ huynh đâm ra sợ khi đưa con mình đến trường vì nơi đó không còn bình yên, không chỉ có “hoa vàng cỏ xanh” mà có cả máu và dao… và nguy hại thay, hiểm nguy luôn rình rập.
Sao giữ được lòng vui
25/04/2019
1:02 SA
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
Khát vọng mùa Xuân
28/02/2018
4:04 SA
Khát vọng về văn hóa dân tộc, dân chủ, và hướng thiện còn đó, vì rằng cái đúng, cái tốt, và cái đẹp vẫn đang bị xâm hại hàng ngày hôm nay. Làm sao tưới tẩm tình yêu vào sự khô cằn của tâm hồn vốn đang bị tha hóa trong lối sống thực dụng đến lạnh lùng?
Sứ mệnh của kẻ sĩ
05/01/2018
7:00 SA
Vai trò của kẻ sĩ là gì? là kẻ đánh thức xã hội, là đầu tầu của quốc gia phát triển hay là lương tâm của thời đại...
Thắp Sáng Ước Mơ Tuổi Trẻ
12/12/2017
5:57 SA
Ca sĩ - diễn viên ngôi sao Hàn Quốc BiRain đến Hà Nội và TP.HCM, nhiều fan Việt cũng khóc sướt mướt ở sân bay vì không được nhìn thấy thần tượng sau gần một ngày chờ đợi; có người… hôn ghế Bi Rain vừa ngồi (!). Tại buổi biểu diễn của nhóm Super Junior ở Mỹ Đình cách đây vài năm, cũng vẫn cảnh tượng ấy diễn ra, lặp đi lặp lại. Dư luận gần đây lại dậy sóng khi trong cuộc “Đối thoại với Jack Ma” ngày 6-11 ở Hà Nội, một thanh niên đứng lên nói “I love you, Jack Ma”, sau đó quỳ lạy nhân vật này, khiến nhiều người bàng hoàng.
Chữ hiếu dưới những góc nhìn
31/08/2017
2:18 CH
Ở một lăng kính rộng hơn, và một tầm cao khác, giáo lý nhà Phật dạy rằng: Đạo hiếu chính là lòng từ bi. Đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng được đề cập trong Lục Độ Tập Kinh, hiếu đâu phải chỉ thương cha, thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải hướng cha mẹ về đường ngay nẻo chánh, giúp cha mẹ vượt qua sai lầm, giúp nghèo cứu đói, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của trăm hạnh.
Quay lại