Cuộc Trò Chuyện Với Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp Chủ Đệ Tam Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

05/12/20158:49 SA(Xem: 22586)
Cuộc Trò Chuyện Với Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp Chủ Đệ Tam Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ
ĐỨC PHÁP CHỦ ĐỆ TAM CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phóng viên báo Lao Động


thich pho tue
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Liên quan đến loạt phóng sự về sư trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh gây chấn động dư luận trên báo Lao Động, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

-Thưa Đại lão Hòa thượng, quý thầy nghĩ thế nào về các nhà sư  tự tin nói rằng, mình đã “làm đúng” khi ăn tiết canh, uống rượu tây và làm nhiều điều bị xã hội lên án - như báo Lao Động đã phản ánh?

-Tôi thấy đấy là loại phóng dật, buông thả, sống buông thả theo thế gian chứ không phải tu. Tu là gì? Là sửa chữa những tai hại, sai lầm cho mình và cho người. Những điều ấy (ăn tiết canh, uống rượu tây, sống xa hoa) trong đạo Phật dạy là không nên. Theo chân lý của đạo Phật, làm như thế thì sai. Theo đạo Phật, tức là phải từ bi, không làm những chuyện hại người, lợi mình.

Đường lối của Đức Phật vẫn là đường lối riêng, không xa xỉ,  vì xa xỉ sẽ làm tổn hại. Phóng dật, buông thả là không nên. Nhà chùa chúng tôi ăn chay là như thế này: Quan niệm thịt các loài vật với thịt mình thì cũng là thịt thôi. Trong sách có câu: “Ngã nhục chúng sinh nhục. Danh thù thể bất thù” (thịt tôi, thịt chúng sinh, tên khác nhưng cùng thể).

Ăn chay, nói đến chuyện bắt buộc hay không thì đức Phật không bắt. Nhưng chỉ đánh dấu hỏi rằng: Thịt mình mà người khác ăn thì có cho không? Thái thịt mình ra cho người khác ăn, mình có đồng ý không?

-Là một người tu hành dù là thời xưa hay thời mới thì có được ăn thịt không ạ?

-Chuyện ăn thịt là tu về phái Tiểu thừa, mà khi rơi vào hoàn cảnh miễn cưỡng, không có gì ăn khác, thì mới ăn. Ví như, vào cái xứ người ta chỉ ăn thịt thôi, vào đấy hóa độ, người ta ăn thịt, và, cũng không vì mình mà người ta giết các con vật, người ta thấy ai ăn được thì người ta cũng thết như thế - thì được. 

Nhưng với cá nhân mình, nếu có tâm từ bi rộng lượng hơn, thì thịt nó với thịt mình cũng là thịt, chỉ khác cái hình thể thôi. Khổ não người ta cắt tiết nó, vặt lông nó, thái nó, băm nó rồi cho mình ăn. Thì nó khổ đau như thế nào, còn mình thì sướng mồm như thế nào. Thế thì, cái việc ăn thịt lúc đó là cái bất đắc dĩ mà thôi. Mình không muốn cho ai ăn thịt mình, sao mình lại ăn thịt nó! Họ đã làm sai với giáo lý nhà Phật, người ta đang tự “tạo nghiệp”

-Thưa, quý thầy  có thể cho biết, quý thầy nghĩ thế nào khi chúng tôi phỏng vấn một số vị sư trụ trì ở miền Bắc nói rằng, họ có thể ăn tiết canh, một ngày có thể uống hết một lít rượu? Họ làm thế là đúng hay  sai với giáo lý nhà Phật?

-Sai với giáo lý. Sai ở chỗ này: Lòng từ bi của đức Phật. Từ là đem lại cho người ta những sự vui vẻ, bi là giúp cho người ta tránh những khổ não. Thế mà mình cắt tiết gà, rồi mình mổ cá thì thế là đúng hay sai, có từ bi không? Khi họ cho họ cái quyền sống buông thả thì họ làm thế nào cũng được. Đã bước vào một hoàn cảnh của một giáo chủ đã viết ra một pho sách mà đã có tên là một tôn giáo thì phải - như tôi nghĩ – phải tuân thủ. Ở đây là, theo đạo Phật, phải theo tôn chỉ của đạo Phật.

-Vậy, bây giờ ai là người sẽ đứng ra nắn chỉnh điều đó, thưa quý thầy?

-Kinh sách của nhà Phật.

-Vâng, kinh sách nhà Phật đã dạy như vậy, nhưng lại có những người không tuân theo - như chúng ta đều thấy, phải làm sao ạ?

-Thì sai phạm, thì họ sai trái với kinh sách nhà Phật. Hiện tại không ai bắt được họ, nhưng sau này thì quả báo. Đã có tất cả những giáo lý Phật dạy cho rồi, chống lại, sẽ có những báo chướng. Hiện tại không có, sau khi nhắm mắt sẽ có, tin hay không tin - tự họ thôi. Chấn chỉnhthực tế không gì bằng luật nhân - quả Phật dạy. Nhưng mà người ta cứ làm, đấy là người ta tạo nghiệp.

-Dạ thưa, chúng tôi và nhiều độc giả đã và đang gửi phản hồi đến báo, có lẽ, nếu không gặp quý thầy mà chỉ gặp, chỉ nghe những vị sư nói về “ăn tiết canh, uống rượu tây”, chúng tôi e rằng ai đó sẽ tin sư ăn tiết canh uống rượu là hợp lẽ thời mới? 

-Đấy là họ chỉ mượn chùa làm nơi để sống thôi, chứ còn đạo Phật có kinh, có luật, lại có những bài luận để tìm ra chân lý. Kinh, luật để kiểm thúc con người, giáo dục con người đi vào khuôn khổ. Kinh dạy đường lối tu theo, luật để con người sống có quy luật, luận - giáo lý bàn ra lẽ phải, lẽ đúng, mà không phải chỉ đúng với mình, còn là phải đúng với chân lý của cả thế gian. Cho nên, người ta mới ca ngợi rằng luật thì nghiêm, luận thì sáng suốt, kinh thì thẳng thắn để đưa người tiến hóa.

-Xin cảm ơn những chia sẻ Đức pháp chủ!

(Báo Lao Động)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.