Đoạn trường về quê sau giãn cách

12/10/20213:29 CH(Xem: 3913)
Đoạn trường về quê sau giãn cách
ĐOẠN TRƯỜNG VỀ QUÊ
SAU GIÃN CÁCH

doan truongh ve que 1doan truongh ve que 3

Đoạn trường về quê sau giãn cách Covid 19

Đoạn trường về quê sau giãn cách Thành phố Hồ Chí Minh đã dỡ bỏ lệnh giãn cách từ 0 giờ ngày 1/10 khiến hàng ngàn người lao động xa quê bắt đầu lên đường trở về quê nhà.  Hình ảnh những bà mẹ mang thai hay địu đứa con nhỏ mới mấy tháng sau lưng, quyết một hành trình vạn dặm đi bộ từ Sài Gòn về tận Hà Giang-con đường hơn 2.000 km. Hình ảnh đoàn người nam phụ lão ấu lếch thếch rã rời trong đêm đen gió mưa rời bỏ miền Nam… đều đã bước vào lịch sử, ghi dấu một giai đoạn tang thương của đất nước, đặc biệt chứng nhận tình trạng quan liêu, vô trách nhiệm tận cùng của một bộ máy chính quyền thời điểm này.


Tận Cùng Của Khổ Sở: "Mất Việc, Hết Sạch Tiền, Phải Về Bằng Được Thôi"

Những ngày này, trong các hội đồng hương trên mạng xã hội, người người sốt ruột tìm hỏi cách qua các chốt chặn, hẹn nhau để về quê. Điểm chung của họ là đều cạn kiệt tài chính và lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại. Thành phố với họ trước đây là một miền đất hứa, là nơi để họ an cư lập nghiệp, nhưng cuộc sống nơi đất khách vốn chẳng dễ dàng nay lại thêm nỗi lo dịch bệnh Covid-19 khiến họ phải tạm gác lại giấc mơ.


Mẹ đơn thân đẩy xe tự chế, đưa con đi bộ 250 km về quê

Ngày 5.10.2021, chị Nguyễn Thị Hường (37 tuổi, quê An Giang) cùng con gái nhỏ 6 tuổi là cháu Nguyễn Thị Mỹ Linh và vợ chồng chị Hà Ngọc Mến, anh Danh Quang (26 tuổi, quê ở Kiên Giang) vẫn đang hướng thẳng Quốc lộ 1 cố gắng đi về phía miền Tây.




Biển người đi xe máy xuyên đêm về quê với nguy cơ khó lường

Dòng người hồi hương từ các tỉnh thành phía Nam tiếp tục đổ về miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Họ phần lớn là những gia đình công nhân thất nghiệp, không có đủ tài chính để trụ lại nơi đất khách quê người do dịch COVID-19.


Hàng trăm người từ các tỉnh phía nam về quê bằng xe máy đã bị kẹt giữa dòng nước lũ chảy xiết trong đêm 7.10 đến rạng sáng 8.10.2021 khi đi qua Quảng Nam. Hành trình hồi hương của họ vốn đã vất vả càng thêm gian nan.


Vượt đường dài hàng ngàn cây số bằng xe máy, đội mưa nắng, nguy cơ gặp nạn rất cao, thế nhưng, những ngày qua, hàng chục ngàn người vẫn bất chấp để về quê bởi ở nơi đất khách quê người, họ đã kiệt quệ tài chính.


VTC Now | Tối 7/10, hàng nghìn người dân đã được cơ quan chức năng cho di chuyển bằng xe máy qua hầm đèo Hải Vân. Đây là lần đầu tiên xe máy được qua hầm đường bộ dài 6 km xuyên lòng núi Hải Vân, nằm giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Nỗi lòng đoàn người nửa đêm trải bạt ngủ bên quốc lộ mong về quê tránh Covid-19. Có đến vài trăm người tập trung tại chốt kiểm soát Covid-19 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, từ sáng 30.9 đến sáng 1.10.2021. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng, chắc chắn họ chỉ có một mong muốn giống nhau là được qua chốt để về quê ở các tỉnh miền Tây.

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :