Con Ăn Chay Trường Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh, Nên Làm Như Thế Nào?

28/07/201312:00 SA(Xem: 29195)
Con Ăn Chay Trường Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh, Nên Làm Như Thế Nào?

CON ĂN CHAY TRƯỜNG
Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh,
Nên Làm Như Thế Nào?

VẤN: Con ăn chay trường đã hơn hai mươi năm và sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên gần đây con bị một chứng bệnh và phải điều trị phẫu thuật nên người khá yếu. Thêm vào đó con còn bị thêm chứng bệnh viêm xoang chữa trị khá nhiều thuốc tây y không hết. Từ khi ở trong bệnh viện cho đến khi ra viện, các bác sĩ bảo với con là muốn khỏe mạnh nhanh chóng thì phải nên ăn mặn, không ít thì nhiều mới mau lại sức. Thêm vào đó, một người thân mách bảo cho con biết là bệnh viêm xoang của con có thể sẽ được chữa trị khỏi với một bài thuốc đông y và cần phải giết một con rắn lục. Nghe đến việc sát sanh con đã hoảng loạn từ chối. Thế nhưng họ hàng gia đình làm áp lực bắt con phải ăn mặn bảo như vậy mới có sức khỏe tốt. Thêm vào đó nếu không dùng thuốc đông y với rắn lục đốt lên xông mũi thì phải uống rượu rắn ngâm với nhân sâm để bệnh mau thuyên giảm. Mọi người bảo đây là vì bệnh nên phải như thế thôi và hứa khi hết bệnh sẽ cho con ăn chay trở lại. Con không muốn làm như vậy nhưng không biết phải làm sao? Xin Sư cho con biết con nên làm gì cho đúng và nếu con dùng thực phẩm mặn hay dùng thuốc như họ chỉ dạy thì con có mang tội không?

ĐÁP: Đối với người xuất giaquyết tâmhướng thượng thì dù có chết bao nhiêu thân xác nầy cũng không phá giới, chuyển từ ăn chay trường đến ăn mặn để trị bệnh theo lời Bác sĩ điều trị hướng dẫn.

Năm 2012, lúc bệnh nằm ở Bệnh viện, Sư có nghe kể chuyện một bạn tu: Thượng tọa Thích Thông Quả, Trụ trì chùa Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai tu thấp hơn Sư cả hai bậc, mang bệnh tiểu đường, lại có vết thương chữa mãi không lành, Bác sĩ yêu cầu ăn mặn để điều trị và cho “tháo khớp”, Thầy nói: “tôi thà chịu chết chứ không ăn mặn và không cho tháo khớp”!

Mọi người nghe Thầy nói như vậy thương kính quá, vì Thầy phải mang trong mình vết thương không bao giờ lành, mà còn nguy hiểm đến tánh mạng. Có vị nữ tu sĩ đến thăm, cúng dường ủng hộ cho Thầy một túi trái khổ qua rừng xắt mõng phơi khô để dành pha uống như uống trà. Trải qua một thời gian uống nước khổ qua rừng, lần hồi vết thương Thầy khô ráo và lành hẳn cho đến hôm nay đã hai mươi năm tu hành, Thầy trở thành vị Thượng tọa lành lặn, không bị tháo khớp mà cũng không phá giới ăn mặn.

Việt Nam có ba loại Thầy Thuốc, một vị Thầy Thuốc khi chữa bệnh nhân ăn chay thì khuyên nên ăn mặn mới chữa trị, không ăn mặn không trị - một vị Thầy Thuốc không bàn đến việc ăn chay hay ăn mặn mà Thầy vẫn trị cho bệnh nhân - một vị Thầy Thuốc vẫn giữ nguyên việc ăn chay của bệnh nhân mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân. Cả ba Thầy Thuốc nầy đều chữa lành bệnh cho bệnh nhân, đôi khi cũng không lành bệnh dẫn đến tử vong, hoặc bệnh nhân phải chuyển Thầy khác.

Theo Sư thì các Thầy Thuốc không nên xen vào việc ăn chay hay ăn mặn của bệnh nhân, mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân, chỉ nên khuyến khích bệnh nhân ăn uống theo chế độ, theo lệnh điều trị của Thầy Thuốc thôi, như vậy mới đúng nghĩa Thầy Thuốc giỏi.

Khi chữa trị, Thầy Thuốc phải giết thú vật để làm thuốc điều trị cho bệnh nhận, trách nhiệm thuộc về Thầy Thuốc, có tội lỗi bao nhiêu thuộc về Thầy Thuốc, không xuất phát từ bệnh nhân. Làm Thầy Thuốc chữa bệnh, nên tìm phương thuốc tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân là Thầy Thuốc đại tài. Với người tu sĩ Phật thì Thầy Thuốc tìm thuốc phù hợp với tu sĩ, với người ở ngoài thế tục thì Thầy Thuốc tìm phương thuốc theo thế tục mà chữa trị.

Với người ăn chay thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn chay, với người ăn mặn thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn mặn… đó là đức tánh của một đại lương dược xưa nay hiếm.

Ngày nay, thế lực văn minh khoa học xâm lăng vào lẽ sống và chết của con người, nói chung là vạn vật. Họ muốn cho con ngườivạn vật sống thì được sống, muốn cho con ngườivạn vật chết thì phải chết. Nhưng đối với người tu sĩ Phật chánh chân sẽ không phục tùng thế lực nầy và họ chiến thắng. Người tu sĩ Phật sống ngoài vòng sanh diệt của thế cuộc mới đúng là tu sĩ chánh chân, tu sĩ Phật bị lệ thuộc thế cuộctu sĩ sa đọa. Lẽ sống chết đối với tu sĩ Phật là thường tình, như thay áo cũ, mặc vào áo mới rồi tiếp tục đi về cố hương, đạt mục đích cứu cánh an vui tự tại, thế thôi.

Trên đây là một số ý hướng thượng cho Phật tử, các Bạn có cương quyết thì việc gì cũng thành công, cho dù các Bạn là bệnh nhân nhưng phải có ý chí tự quyết. Còn việc trị bệnh của Thầy Thuốc không liên quan đến việc ăn chay, ăn mặn của bệnh nhân, không nên khuyến giáo bệnh nhân ăn chay hay ăn mặn, mà chỉ lo trị bệnh cho bệnh nhân.

Cuối cùng, Sư có lời khuyến giáo: “khi Bạn là bệnh nhân thì Bạn là của Thầy Thuốc, Bạn là tu sĩ Phật khi Bạn hết bệnh…”. Chúc các Bạn an lạc.

HT Thích Giác Quang

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :