Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

01/06/20167:52 SA(Xem: 5857)
Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

GIỚI THIỆU: BỒ TÁT NĀGĀRJUNA VỚI TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ
*****

Phước Nguyên

blankTín ngưỡng A-di-đà dù đã manh nha và phát triển tới mức độ cụ thể, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cơ sở lý luận của các văn hệ ấy ở Ấn Độ.

Phải đợi đến (Long Thọ 龍樹) với sự ra đời của Thập trụ tỳ bà sa luận 5[1], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, 17 quyển, Thánh Giả Nāgārjuna tạo, qua bản Hán dịch, đời Hậu Tần của Cưu Ma La Thập, mới xác lập tín ngưỡng A-di-đà như một bộ phận độc lập trong hệ thống Phật giáo.

Phẩm Dị hành[2] của bộ luận ấy nêu lên câu hỏi: “Thực hành Đại thừa như đức Phật dạy, là phát nguyện cầu Phật đạo, sự kiện này còn nặng nề hơn cả việc nâng lên một tỷ thế giới. Ông nói A-duy-việt-trí địa là pháp sâu xa khó đạt đến, và hỏi có con đường dễ đi nào để nhanh chóng đến A-duy-việt-trí địa hay không, thì đó là lời nói khiếp nhược thấp hèn, không phải là lời của bậc đại nhânchí cao cả. Nhưng nếu ông muốn nghe con đường dễ đi ấy, thì tôi sẽ nói.”[3]

Con đường dễ đi mà Nāgārjuna hứa hẹn là sự xưng niệm danh hiệu các đức Phật trong mười phương. Sau khi liệt kê danh hiệu các đức Phật trong mười phương ấy, Nāgārjuna giới thiệu thêm một trăm lẻ năm vị Phật khác, mà đứng đầuđức Phật Vô Lượng Thọ[4].

Tiếp đó, Nāgārjuna giới thiệu bản nguyện của đức Phật A-di-đà: “Nếu người nào xưng niệm danh hiệu của ta và nương tựa vào đó, chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ viên mãn tố thượng”[5].

Rồi chính mình sáng tác ba mươi hai bài kệ ca ngợi đức Phật A-di-đà, mà sau này các nhà Tịnh độ giáo đã rút lại thành mười sáu bài và gọi là Long Thọ Bồ tát nguyện vãng sinh lễ tán kệ, mà Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1982, Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi[6], 2 quyển, Đường Trí Thăng soạn và Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1980, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ[7], 1 quyển, Đường Thiện Đạo tập kí, đều đã ghi lại.

Trong ba mươi hai bài kệ này có mười bốn bài chứa đựng nội dung mười sáu nguyện trong số bốn mươi tám nguyện của Phật A-di-đà.

Ngoài ra, nội dung bài kệ thứ mười tám một phần nào liên hệ đến trường hợp vãng sinh của ba hạng người thường gọi là tam bối. Trong ba hạng người này, trừ hạng thượng bối, hai hạng còn lại là trung bối và hạ bối đều có những người về sau thối chí, hồng hi, mất tin tưởng.



Dù vậy, họ vẫn được vãng sinh. Nơi dành cho họ là biên cảnh Cực Lạc, ở đó họ hóa sinh từ hoa sen, sống trong một thành lớn trải qua năm trăm năm mới thấy được Phật A-di-đà. Đại A-di-đà  kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đều có nói về trường hợp ấy. Cụ thể qua bài kệ thứ 18 của Nāgārjuna viết: “Những ai trồng thiện căn mà nghi thì hoa không nở”. Thế nó cũng nói đến những hạng người trung bối hạ bối vừa thấy.

Phân tích 32 bài kệ của Nāgārjuna nhằm cho thấy vào thời mình, Nāgārjuna đã biết đến một số truyền bản của ba bộ kinh cơ sở của Tịnh độ giáo là A-di-đà kinh, Vô lượng thọ kinhQuán vô lượng thọ kinh. Điều đáng ngạc nhiên là trong toàn bộ trước tác của mình, bao gồm luôn cả Trí độ luận, Nāgārjuna đã không đích danh đề cập tới ba bộ kinh ấy và thậm chí không chủ trương tín ngưỡng A-di-đà như một phương pháp duy nhất.

Tuy thế, việc phân biệt các phương pháp thực hành Phật giáo thành hai loại khó làm và dễ làm mà thuật ngữ Trung quốc gọi là nan hành đạo và dị hành đạo, đã bước đầu thiết định cơ sở lý luận cho Tịnh độ giáo, cung cấp cho Tịnh độ giáo một công cụ để ấn định các kinh điển Phật giáo.

Bản thân Nāgārjuna qua ba mươi hai bài kệ nói trên đã ca ngợi đức Phật A-di-đà như một Tự tại giả, một Thanh tịnh nhân, một Vô lượng đức, như thế biểu lộ ít nhiều cảm tính tôn giáo, xác định đức Phật ấy như một biểu tượng tín ngưỡng trọn vẹn.

Hạ an cư, Pl. 2560.

(Trích từ chương 3, TIỂU LUẬN VỀ PHẬT A DI ĐÀhttp://thuvienhoasen.org/a23977/tieu-luan-ve-phat-a-di-da, cùng tác giả)

 



[1] Đại 26, no. 1521, tr. 0040c24: 十住毘婆沙論卷第五 ,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[2] Op.cit. tr. 0040c28: 易行品第九.

[3] Op.cit. p.0041a27- p.0041b02: 行大乘者佛如是說。發願求佛道。重於舉三千大千世界。汝言阿惟越致地是法甚難久乃可得。若有易行道疾得至阿惟越致地者。是乃怯弱下劣之言。非是大人志幹之說。汝若必欲聞此方便今當說之。

[4] Op.cit. p.0042c14: 亦應恭敬禮拜稱其名號。今當具說。無量壽佛。世自在王佛。師子意佛。法意佛。梵相佛。世相佛。世妙佛….

[5] Op.cit. p.0043a11: 若人念 我稱名自歸。即入 必定得阿耨多羅三 藐三菩提。

[6] Đại 47, No. 1982: 集諸經禮懺儀, 大唐西崇福寺沙門智昇撰.

[7] Đại 47, No. 1980, tr. 0438b13: 往生禮讚偈一卷,  沙門善導集記.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.