Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

01/12/20169:18 SA(Xem: 5616)
Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

  GIÁO LÝ TỊNH ĐỘ
QUA LĂNG KÍNH DUY THỨC HỌC
Thích Đức Trí

 

1- Từ tâm mà khởi tu
2- Dòng tâm thức đưa đến nghiệp luân hồi
3- Pháp niệm Phật chứng ngộ Niết bàn
4- Tự tánh Di Đà, duy Tâm Tịnh độ
5- Vấn đề Vãng sanh Tịnh độ
6- Lời kết

Nội dung

 

1- Từ tâm mà khởi tu

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thứcgiải thoáttừ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Phật pháp có hai phương diện để chứng ngộ chân lý. Phương diện pháp Tánh tông thì trực tiếp chứng ngộ Niết bàn, pháp Tướng tông thì từ tướng mà thể nhập tự tánh. Cho nên nói, giáo lý tu tậpphương tiện, vốn không có cao thấp, do từ nhu cầu con ngườithiết lập. Giáo lý Tịnh độ là từ phương diện tướng mà đi vào ngõ giải thoát. Một khi niệm Phật đi vào cảnh giới chánh định, sau đó là từ sự tướngquán triệt tâm và cảnh để chứng đắc thật tướng. Ở đây cần có vài phần luận giải để thấy rõ nghĩa lý quan trọng của pháp môn này. Các pháp môn tu như Thiền, Tịnh, Mật, Luật trong Phật giáo đều từ tâm mà khởi tu. Nay từ giáo lý Duy thức để soi sáng lộ trình tu học của Pháp môn niệm Phật cũng là điều cần thiết. Duy thức tông thuyết minh cụ thể về tâm trên hai phương diện hiện tượngbản thể, đồng thời giải thích tính chất của vũ trụ vạn hữu đang tồn tại xung quanh ta. Tịnh độ lấy câu niệm Phật để chuyển hóa tâm thức, để tâm tương ưng với tâm Phật, thể nhập với thế giới Tịnh độ. Từ đó mới có nguyên lý vãng sanh và sự chứng ngộ.

2- Dòng tâm thức đưa đến nghiệp luân hồi

Muốn hiểu về vận chuyển của tâm thì phải hiểu nội dung căn bản của Duy thức học. Lộ trình tâm ấy được đức Phật thuyết tổng quan trong các kinh điển Nguyên thủyĐại thừa. Giáo lý Duyên khởi thuyết minh tính chất vô ngã về con ngườithế giới vạn hữu. Duy thức học là bộ môn  giải thích về lộ trình tâm thứcthế giới sanh khởi. Đó là chìa khóa cho con người nhận thức rõ các pháp để điều phục tâm theo mục đích giải thoát. Theo các học giả Phật giáo nghiên cứu về Duy thức học đều quan niệm rằng nguồn gốc của Duy thức tông liên hệ chặt chẻ với giáo lý Nguyên thủy. Tư tưởng chính yếu của Kinh A Hàmgiáo lý Duyên khởi. A hàm là hệ kinh dung thông tư tưởng Đại thừa và Nguyên thủy. Pháp sư Ấn Thuận nhận định như sau: “Những kinh Đại thừa đều lấy Duyên khởi làm tông yếu. Các phương diện của luận Đại thừa cũng từ nguyên lý Duyên khởi. Đặc biệt Bồ tát Long Thọ đã khai thị về Duyên khởi tánh không, tán dương Duyên khởitâm yếu rốt ráo của Phật pháp.[1] Từ nguyên lý Duyên khởi thuyết minh được: “Tất cả pháp vô ngã” là luận đề của Duy thức học triển khai. Trên căn bản tất cả pháp đều do tâm tạo. Tâm được hiểu tổng quát theo Duy thức gồm năm thức trước, ý thức, mạt na thứca lại da thức. Thức thứ sáu nương vào ý cănliên hệ chặt chẻ với năm thức trước gọi là “Ngũ câu ý thức”, nó còn có khả năng duyên vào các hình ảnh lưu giữ trong tâm gọi là “Độc đầu ý thức”. Thức thứ bảy bản chất luôn chấp kiến phần của A lại da làm ngã. Thức thứ tám là A lại da, còn gọi là tạng thức, thức này chứa tất cả các chủng tử và do các chủng tử huân tập mà thành, thức này luôn bị thức thứ bảy bám chấp vào. Như vậy tám thức này từ vô lượng kiếp đến nay luôn huân tập chủng tửthừa kế hạt giống nghiệp đưa đến tái sanh luân hồi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với Phật pháp, Đức Phật diễn tả dòng nghiệp do tâm vận hành như sau: “Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là những kẻ thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy”.[2]

Nay nói niệm Phật để chuyển hóa tâm thức, chuyển hóa hạt giống nghiệp để được vãng sanhgiải thoát. Như vậy phải chuyển hóa tâm thường duyên với cảnh trần và pháp trần của thức thứ sáu, chuyển hóa tâm chấp trước của thức thứ bảy, chuyển hóa hạt giống ô nhiễm trong thức thứ tám. Quá trình tu tậpchuyển thức thành trí và chứng ngộ chân tâm. Chỉ có chân tâm mới thực sự giải thoát khỏi cảnh tam giới lục đạo. Vì vậy, phương pháp niệm Phật chứng ngộ Niết bàn phải đạt cảnh giới nhất tâm bất loạn mới trở về chân tâm. Chân tâm ấy chính là Tự tánh Di Đà vốn có từ xưa nay trong chúng ta.

Trước hết phải tìm hiểu rằng, chân tâm hay tánh giác Di Đà vốn có do đâu mà biến thành tám thức? Theo Duy thức học giải thích là do một niệm vô minh, tâm chuyển sang trạng thái lay động. Nhưng do mê lầm, không biết trạng thái loạn động đó và chân tâm vốn cùng một thể, nên từ trí tuệ sáng suốt trở thành kiến phần của thức. Một khi chủ thể nhận thức được thiết lập thì có đối tượng nhận thức, cho nên sanh ra tướng phần của tám thức. Từ kiến phầntướng phầnhiện ra mười pháp giới và tất cả vũ trụ vạn hữu. Thực chất tâm thức chúng ta vốn không thực có, chỉ là dòng niệm niệm tương tục rồi chấp có một cái ngã chân thật. Sau đó, tham ái xuất hiện mới tạo ra các thứ nghiệp sanh khởi luân hồi.

3- Pháp niệm Phật chứng ngộ Niết bàn

Niệm Phật là một pháp môn dung thông trong giáo lý Nguyên ThủyĐại thừa. Giáo lý nguyên Thủy thì niệm Phật chính là quán niệm Phẩm đức của Phật. Như quán niệm mười Phẩm đức của Phật, đó là: ‘Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác… cho đến Phật, Thế Tôn. Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều tiêu trừ." [3]  Quán niệm ở đây là phương pháp hổ trợ tâm thiền, phát khởi tâm từ bi và trí tuệQuán niệm công đức của Phật được tịnh hóa thân tâm chứng ngộ chân lý. Trong Kinh Bát Chu Tam Muội thuộc hệ Đại thừa cũng dạy quán niệm Phật A Di Đà với mười Phẩm đức như Phật Thích Ca. Tiến xa hơn một bước là quán đức tướng quang minh của Phật, quán cảnh giới Tây phương cực lạc, kết quả sau cùng là tâm an định và thấy Phật. Kinh chép: “Như ta vừa nghe danh hiệu đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác hiện nay ngài ngự ở thế giới chư Phật. Thế giới của ngài tên là Cực Lạc ngài thường ngự vào các pháp hội của các Bồ tát để nói pháp và giáo hóa. Rồi người nghe y theo chỗ nghe được chuyên tinh tưởng nhớ quán sát không ngừng nghỉ cho đến khi hình ảnh trên hiện rõ ràng trong trí sau cùng được thấy Đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẵng Giác.”[4] Niệm Phật theo kinh này là phương thức thiền quán tưởng, quán tưởng phẩm đức và hình ảnh của Phật, tức tâm xa lìa vọng động và chứng Tam muội Niệm chư Phật hiện tiền. Tiếp sau phần quán tưởng này là phép quán tâm, bước vào trạng thái triệt tiêu chủ thể và đối tượng trong pháp quán niệm để chứng đắc tuệ giải thoát: “Hiền Hộ! Ông nên biết các Bồ tát nhơn tam muội nầy chứng được trí giác vĩ đại.”[5] Duy thức học giải thích đây là trạng thái tâm nhất như, không còn chủng tử hữu lậu, trở về với thế giới vắng bặt mọi dấu hiệu tâm và thức, tạng thức bây giờ chuyển thành  “Bạch tịnh thức”.

Trong Ngũ phương tiện niệm Phật môn[6] của Trí Giả đại sự cũng thiết lập trên cơ sở luận lý Duy thức: 1- Xưng danh vãng sanh niệm Phật tâm muội môn: Niệm danh hiệu Phật nguyện vãng sanh. Đó là tịnh hóa tâm thức bằng danh hiệu Phật, khi đạt tam muội thì tâm phan duyên vắng lặng, buộc tâm vào danh hiệu Phật là phương tiện dẹp sự bám víu niệm ngã chấp thức thứ bảy, an trú trong chánh định là tịnh hóa nghiệp chủng trong tạng thức thứ tám. 2- Quán tưởng diệt tội niệm Phật tam muội môn: Đây là phép quán hào quang sắc tướng Phật được dứt trừ tội chướng. Nhờ sức quán tưởng này các chủng tử bất thiện được thanh tịnh hóa, tập khí nghiệp được đoạn trừ. 3- Chư cảnh duy tâm niệm Phật tam muội môn: Đối tượng Phật quán cũng từ tâmsanh khởi. Đây thực sự các pháp đều do tâm tạo, không có tự ngã, tâm không chấp trước, thức thứ bảy được chuyển hóa bằng tính chất ngã không. 4- Tâm cảnh câu li niệm Phật tam muội môn: Trạng thái này theo Duy thức là xa rời cái kiến phần (chủ thể là tâm, đối tượng là cảnh), như thế ngã và pháp không còn chỗ thiết lập thì phiền não triệt tiêu, tâm thể vắng lặng, khế hợp chân như thật tướng. 5- Tánh khởi viên thông niệm Phật môn: Đây là trạng thái thiền định sâu lắng, xả bỏ mọi tướng trạng của tâm thức, nhập vào trạng thái Niết bàn, thực hành trọn vẹn mười hạnh Phổ Hiền phổ độ chúng sanh khắp mọi cảnh giới.

Ngài Trừng Quán trong “Hoa Nghiêm kinh sớ”[7] cũng triển khai năm pháp niệm Phật 1- Duyên cảnh niệm Phật môn, tức duyên theo đối tượng cảnh để niệm Phật, 2- Nhiếp cảnh duy tâm niệm Phật môn, tức quán cảnh do tâm khởi,3- Tâm cảnh câu mẫn (miến) niệm Phật môn, tức tâm và cảnh đều vắng lặng, 4- Tâm cảnh vô ngại niệm Phật môn, tức tâm cảnh vô ngại, 5- Trùng trùng vô tận niệm Phật môn, tức đạt tâm tánh không giới hạn. Đó là những pháp niệm Phật căn cứ trên tâm và cảnh mà thiết lập. Cũng tương tự như năm pháp niệm Phật của Trí Giả đại sư, niệm Phật như pháp quán tưởng, nhiếp tâm, quán tâm và biện tâm để triệt tiêu ngã pháp, tâm cảnh nhất như. Giai đoạn này theo Duy thức là chứng được Duy thức tánh.

4-Tự tánh Di Đà, duy Tâm Tịnh độ

Tự tánh Di Đà: Đó là cảnh giới thực tướng niệm Phật, thuộc lý niệm Phật, siêu việt phương tiện. Tự tánh sáng suốt  gọi là vô lượng quang, tự tánh ấy xưa nay không sanh diệt gọi là Vô lượng Thọ. Chúng sanh tuy có đức tánh Phật A Di Đà nhưng vì vô minh phiền não che lấp, nay dùng pháp niệm Phật để khôi phục tánh ấy trở lại. Niệm A Di Đàkhông chấp trước tướng niệm, không chấp đối tượng Phật niệm. Không còn quan niệm Tây PhươngTa bà cách biệt. Niệm A Di Đà không quay tâm về quá khứ, không duyên theo hiện tại, không phóng tâm với tương lai. Vì sao? Bản tánh A Di Đà vốn là thường trụ siêu việt thời giankhông gian. Có thể nói A Di Đàbản thể của vũ trụ. Bản thể tức là pháp thân bình đẳng
Duy tâm Tịnh độ: Mười pháp giới đều không ngoài tâm này, Tây phương tịnh độ cũng không ngoài tâm này. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Duy tâm sở hiện, Duy thức sở biến” (Các pháp do tâm mà tồn tại, do thức biến hiện). Nay nói vạn pháp duy thức, nghĩa là tất cả hiện tượng tâm và vật quan hệ theo chủ thể và đối tượng, tất cả đều là sự biểu hiện của tâm thức. Một khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì có sáu thức thành mười tám giới. Mỗi giới đều có chủng tử lưu trữ trong tạng thức. Thức thứ tám là chiếc nôi con người và vạn loại. Thế giới hiện tượng sai biệt không ngoài tâm thức biến hiện. Hiện tượngbản thểhai mặt của một thực tại. Tây phương cực lạc được hiểu là như thế, thế giới ấy được thiết lập bởi tâm thanh tịnh. Cho nên nói Tịnh độ tại tâm, ngoài tâm khôngTịnh độ. Đứng về lý mà nhận thức như vậy gọi là “Duy tâm tịnh độ”.

5-Vấn đề Vãng sanh Tịnh độ

Khi bàn vấn đề vãng sanh mọi người cứ quan niệm rằng: “Phật dạy tu là tự mình thắp đuốc lên mà đi, Tịnh độ tại tâm sao còn cầu sanh Tây phương cực lạc”. Chúng ta phải hiểu, giáo lýphương tiện tùy theo đối tượng con ngườithiết lập. Tây phươngcảnh giới sự tướng, thuộc Phàm thánh đồng cư độ.  Đó là cảnh giới phúc lạcPhật pháp tăng hiện hữu. Niết bànbản thể thanh tịnh của các bậc thánh giả đã chứng ngộ chân lý trọn vẹn. Hơn nữa, kinh luận Đại thừa xác nhận vãng sanh đâu phải là dành riêng cho đối tượng người đã chứng ngộ. Vì rằng, vãng sanh Tây phương còn được thấy Phật nghe pháp và được khai ngộ. Trong kinh có xác nhận có ba hạng vãng sanh[8], hạng bậc thượng, bậc trung và bậc hạ có tu tập công đức sai biệt nhưng có tín, hạnh, nguyện chân thậtniệm Phật vãng sanh.

Hầu hết các kinh và luận liên quan giáo lý Tịnh độ đều xác nhận niệm Phật lâm chung được Phật tiếp độ, niệm Phật được chư Phật hộ niệm, niệm Phật để thấy Phật vãng sanh. Phương thức tu tập này luôn tin tưởng nguyện lực Phật A Di Đà. Đức Thích Cacứu độ chúng sanh mà từ cung trời Đâu suất ứng thân xuống cõi đời này để tu hành thành Phật để giáo hóa. Phật Di Đà cũng vì cứu độ chúng sanh mà tiếp độ chúng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Từ niềm tin như vậy, hành giả khởi tín tâm tu hànhphát nguyện sanh về Cực lạc. Vãng sanh thiết lập ba yếu tố: Một là bổn nguyện Phật. Hai là người tu hành phát nguyện. Ba là thực hành phương pháp tu pháp niệm Phật theo đúng kinh luận. Chúng sanh do tâm tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảm quả báo luân hồi trong ba đường sáu nẻo. Nay phát tâm tu tập thiện pháp, niệm Phật thì cảm được phước báo tốt đẹp cảnh giới Tây phương cực lạc. Đó là sự thật hiển nhiên theo nguyên lý nhân quả không có gì lý luận xa xôi. Nhưng trường hợp đới nghiệp vãng sanhhiện thực hay không? Vấn đề này là một trường hợp đặc biệt trong giáo lý Tịnh độ. Cũng như cây hoa mai qua mùa đông kéo dài cơn lạnh sẽ nở hoa chậm trể, nhưng nếu trong thời gian ấy, biết bảo quản trong môi trường ấm áp, đầy đủ phân nước, ánh sáng thì cây hoa mai đó sẽ nở sớm hơn. Đới nghiệp vãng sanh được hình dung như thế. Vì theo kinh luận Tịnh độ đều xác nhận tha lực Phật đóng vai trò quan trọng trong ý nghĩa vãng sanh. Vậy Phật lựchiện thực hay là huyền thoại? Kinh điển Nam tạng hay Đại thừa đều xác nhận Phật có vô lượng công đứcnguyện lực từ bi cứu độ chúng sanh. Ngay cả người tu mười điều thiện cũng được sanh thiên, huống gì người tín nguyện hạnh đầy đủ mà không sanh Tây phương. Kinh Nikaya có nhiều câu chuyện ghi nhận, có nhiều trường hợp người làm một việc lành, đủ duyên cũng sanh cõi thiên giới. Nhưng sanh về Tây phương thù thắng hơn cảnh thiên giới, vì nghe Pháp âm Phật A Di Đà nên được tâm bất thối, đó nhân duyên lành để chứng ngộ tại cảnh giới đó và vĩnh viễn thoát li luân hồi.

6-Lời kết

Tịnh độ qua lăng kính Duy thức phản chiếu toàn diện mối quan hệ  tâm và thế giới vạn hữu. Chúng ta ghi nhận rằng: Tây phương Cực lạc do tâm tạo, tâm ấy là chân tâm, là tự tánh Di Đà. Thể nhập tự tánh ấy thông qua chứng ngộ Niết bàný nghĩa thực tướng niệm Phật, nó thuộc về lý niệm Phật. Vấn đề ứng dụng tu niệm, quán tâm để hồi phục chơn tâmphù hợp với đạo lý Duy thức họcquan điểm các pháp môn khác.

Phật đà quan và thuyết Bổn Nguyện Phậtphạm trù vô cùng sâu sắc mà được hầu hết các kinh liên quan Tịnh độ nhấn mạnh. Cho nên bàn luận về điều đó không có phương pháp nào tốt hơn là tin và thực hành lời dạy của Phật trong giáo lý Tịnh độ. Vấn đề này cần có thái độ tư duykiến giải thận trọng nếu không đưa đến nhiều ngộ nhận là điều đáng tiếc.

Nói rõ ra, Tịnh độ tông chủ trương tu học trên hai phương diện tự lựctha lực.  Đứng về Duy thức học quy kết, tất cả mọi hiện tượng thân tâmthế giới đều do năng lực tâm thức thiết lập, vậy cảnh giới Tây phương , bổn nguyện Phậttâm nguyện chúng sanh cũng thể hiện theo tiến trình nguyên lý đó./.

 

 


 

[1] Ấn Thuận “Nghiên cứu nguồn gốc môn Duy Thức”, tham khảo  từ bản Hán.

[2]Kinh Tăng Chi Bộ Anguttara Nikaya, HT. Thích Minh Châu dịch

 

[3] Kinh Tạp A Hàm số 980, Việt dịch: Thích Đức Thắng, Tuệ Sĩ chú giải.

[4]Kinh Bát Chu Tam Muội,Hán dịch: Đời Tùy Tam Tạng, Khất Đa và Cấp Đa 
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Lễ

[5] Kinh Bát Chu Tam Muội, Hán dịch: Đời Tùy Tam Tạng, Khất Đa và Cấp Đa 
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Lễ

[6]Trí Giả Đại Sư, Ngũ phương tiện niệm Phật môn, ĐCT, Vol. 47, No. 1962

[7] Trừng Quán, Hoa Nghiêm Kinh Sớ, ĐCT. No. 35

[8] Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Kinh-Cư Sĩ Hạ Liên (Hội tập), Tâm Tịnh chuyển ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.