Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

22/10/20191:02 SA(Xem: 6216)
Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

NHỮNG BẢN VĂN CĂN BẢN CỦA
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A DI ĐÀ) NHẬT BẢN
Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus
Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck
Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt có so sánh với tiếng Nhật
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc và
Quý Phật Tử Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu Ấn hành, 2012

LỜI NÓI ĐẦU
của Hans–Joachim Klimkeit 

 

daibatsuNhững “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý.

Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn ĐộThiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo.

Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo. Một sự miêu tả thấu đáo về hiện tượng kia, cơ cấu kỳ lạ và định luật của cuộc sống (Stuttgart 1959), thêm vào giữa điểm hình học đã “đòi hỏi” và “thỉnh cầu” của Tôn Giáo đã phân biệt với nhau và để cuối cùng ông đã kể lại về sự khám phá của Otto về “Tôn Giáo với lòng nhân từ Visnu của Ấn Độ”; tuy vậy cũng như Phật Giáo Tịnh Độ của Nhật Bản đã được ông ta viết một bài về “Luther và Phật A Di Đà” (1936) và ông cũng đã tạo ra nhiều đề tài trong những buổi giảng cũng như sự thực hành của ông.

Tuy vậy những bài viết căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, do Pháp Nhiên sáng lập “Tông Tịnh Độ”, mà Thân Loan đã lập lại thành Tịnh Độ Chân Tông và Nhứt Biến đã lấy làm căn bản của Thời Tông đối với những độc giả người Đức rất khó tìm đến được. Những nguồn tài liệu quan trọng cho đến nay chỉ là những dịch phẩm của Hans Haas, (Đức Phật A Di Đà nơi quy ngưỡng của chúng ta) (Göttingen 1910) nhưng vẫn còn mang hình thức ngôn ngữ đặc điểm tiếng Đức của Luther.

Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus
Bìa sách ấn bản Đức ngữ

Hans Haas, người truyền giáo Nhật Bản thuở ấy cũng đã nỗ lực tối đa cho công việc dịch thuật. Thể theo sự thật nầy luôn luôn là đề tài được đáp lại trong sự nghiên cứu về khoa học tôn giáo. Chính sự lặp lại nầy đã chứng minh được tính đáng tin cậy của tiếng Nhật và những nhà khoa học về Tôn Giáo cần sự dịch giải mới cho những bài văn quan trọng. Sự xác tín ấy vì thế được mở bày, có thể tìm thấy ở nhà Nhật Bản học trẻ tuổi Christian Steineck qua việc hoàn thành công tác nầy; chính ước muốn của ông ta và trong hoàn cảnh có thể, tác phẩm nầy được ra đời. Hội Liên Hiệp Văn Hóa Nhật Bản - Đức tại Köln đã sẵn sàng tài trợ cho việc dịch thuật và in ấn. Không chỉ đối với dịch giả mà ta còn cám ơn chung cả Hội cho công trình thực hiện việc nầy.

Ngoài ra tác phẩm của Haas cũng còn những bản dịch khác về Tịnh Độ; nhưng còn cho thấy rằng sự thu thập bài vở trình bày nầy có tính cách tiêu biểu của một tác phẩm. Không những chỉ riêng cho việc dịch thuật mà Christian Steineck còn tuyển chọn những bản văn nữa. Với ông ta những bài nào cần thì bình luận và ông đã nghiên cứu qua sự dẫn nhập tổng thể về vị trí lịch sử Tôn Giáo của 3 tông phái Tịnh Độ trong sự phát triển của đạo Phật. Ông ta cũng đã đề cập đến những người đi trước Pháp Nhiên, Thân LoanNhất Biến tại Trung Quốc và như vậy đã tóm lược một chương về lịch sử Tôn Giáo Đông Nam Á Châu đã được cho thấy, mà thông thường chỉ có những nhà chuyên môn mới tìm đến được.


Bản dịch tiếng Đức nầy cần thiết cho việc nghiên cứu quốc tế về Phật Giáo Tịnh Độ. Những tác phẩm như sự nghiên cứu của Alfred Bloom, Shinras Gospel of Pure Grace (Tucson, Arizona 1968) hoặc của Martin Kraatz đã được xuất bản. Bài giảng Joachim– Wach của Takeo Ashizu và Shizuteru Ueda về “Luther và Thân Loan – Eckhart và Thiền” (Köln 1989), chỉ nói lên hai tiêu đề, chứng minh cho sự tiếp tục hứng thú của ngành về khái niệm của tài liệu nầy. Tuy vậy những độc giả vui thích về khoa học Tôn Giáo tổng quát cũng sẽ có được điều lợi ích qua lối dịch mới mẻ đáng tin tưởng về tiếng Nhật. Bonn, tháng 9 năm 1996 Hans-Joachim Klimkeit

Mục Lục

 

Lời nói đầu của Hans–Joachim Klimkeit

Dẫn nhập.

2.1 Nội dung và sự sắp đặt của tác phẩm nầy.

2.2 Sự hình thành Phật Giáo Tịnh Độ tại Ấn Độ và Trung Quốc.

2.3 Phật Giáo Tịnh Độ ở Nhật Bản.

2.3.1 Khởi đầu của Đức tin nơi Phật A Di Đà trong khuôn khổ của những Tông phái khác 

2.3.2 Hoàn cảnh lịch sử của sự phát triển dẫn đến chiều hướng một niềm tin độc lập

2.3.3 Pháp Nhiên – sự bắt đầu của Phật Giáo Tịnh Độ tại Nhật Bản.

2.3.4 Thân Loan - việc hoàn thiện giáo lý mới

2.3.5 Nhứt Biến – sự lãnh hội của niềm tin của quần chúng.

3 Những bản văn dịch (từ tiếng Nhật sang tiếng Đức)

3.1 Pháp Nhiên

3.1.1 Bản tín điều (một bản văn khởi thỉnh)

3.1.2 Ý nghĩa cốt yếu của ba bộ kinh căn bản Sanbukyôtaii

3.2 THÂN LOAN

3.2.1 Chánh Tín niệm Phật kệ (Shoshin Nembutsu ge)

3.2.2 Giải thích những câu chính trong “yuishinshô” (Duy Tín Sao)

3.2.3 Giáo, Hạnh, Tín, Chứng. Một vài đoạn tuyển chọn từ Giáo, Hạnh, Tín, Chứng (Kyôgyôshinshô)

3.3 Duy Viên.

3.3.1 Thán Dị Sao.

3.4 Thích Liên Như (Shaku Rennyo 1415-1499)

3.4.1 Phần kế tiếp.

3.4.2 Lời cuối

3.4.3 Lời phụ:

3.5 Nhất Biến.

3.5.1 Trả lời về câu hỏi của người em gái tướng quân Saiong.

3.5.2 Trả lời câu hỏi cho vị quan của đức vua trước và vị tu sĩ Tsuchimikado 

3.5.3 Trả lời cho Tướng quân Tonoben khi được hỏi về việc niệm Phật mà tôi được an lạc.

3.5.4 Lời dạy được viết cho một tướng quân về vấn đề tái sanh.

3.5.5 Trả lời cho vị Tăng sĩ Kogan, viết để trả lời về việc niệm Phật mà tâm được an lạc.

3.5.6 Trả lời cho Thánh Nhơn Shinnen ở Yokawa trên núi Tỉ Duệ thuộc Kyoto.

3.5.7 Lời dạy viết cho người hỏi về sự thật sau cánh cửa về việc niệm Phật

3.5.8 Lời dạy viết trả lời những người hỏi về cánh cửa của sự thật.

3.5.9 Lời dạy được viết trả lời người học trò bị bịnh nhẹ.

3.5.10 Cuối cùng để lại lời dạy sau rốt (chép lại bởi người đệ tử, Shokai)

Từ ngữ.

4.1 Định nghĩa và giải thích.

4.2 Danh từ và tước hiệu.

5 Lời cuối sách.

6 Thư gởi

6.1 Thư gởi ông Giám Đốc xuất bản Harrassowitz.

6.2 Brief an Herrn Vorsitzenden des Harrassowitz Verlag.

6.3 Brief an Herrn Christian Steineck.

6.3.1 Thư đồng ý của nhà xuất bản

6.3.2 Thư đồng ý được dịch ra tiếng Việt

7 Cùng Một Tác Giả.

8 Danh Sách ấn tống NBVCB Tịnh Độ Tông Nhật Bản.


pdf_download_2
Những bản văn căn bản của Phật Giáo Tịnh Độ A Di Đà Nhật Bản


Bài đọc thêm:
Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara (Nguyên Hiệp)
Tịnh Độ Tông Nhật Bản (Thích Như Điển)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.