09-khai Thị Cho Nhan Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề

20/09/201012:00 SA(Xem: 22383)
09-khai Thị Cho Nhan Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề


KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN 

Việt dịch: Thích Hằng Đạt

Khai thị cho Nhan Trung Tiên trì chú Chuẩn Đề. (7/47) 3-9

Cư sĩ tại gia, năm món dục lạc nồng hậu, cội rễ phiền não sâu dầy. Công việc hiện hành, giao thác nơi trước, như nước sôi sùng sục. Vừa an được một niệm trong sạch, bèn phát tâm tu hành, nhưng khó bề hạ thủ công phu. Có người thông minh xem kinh giáo, bất quá chỉ học theo đuôi tri kiến túng tư đàm luận, tuyệt không thật dụng, lại xem việc niệm Phật rất ư tầm thường, nên chẳng thích hạ tử tâm, hay tuy muốn nhưng lại không đắc lực, mà chỉ khởi niệm tại vọng tưởng thô phù.

Tập khí trong tạng thức ẩn tàng lưu chuyển, hoàn toàn không thể thấy được, nên dẫu có niệm Phật nhưng không thể thấy một niệm hạ lạc. Niệm Phật nếu đắc lực, sao còn cầu những việc huyền diệu khác nữa ! Nay có pháp nhất đẳng thâm cao lạ lùng nên ngưỡng mộ. Nghe tham thiền đốn ngộ, tự phụ cho là bậc thượng căn, không cần tu hành, vì sợ lạc vào tiệm thứ. Trên cơ duyên của các bậc cổ đức, ghi nhớ làm nơi hợp đầu ngữ; mở miệng đàm luận rối loạn, chỉ vui thích vẽ vời, rồi cho đó là cơ phong thiền môn. Những kẻ này thật rất đáng thương ! 

Nếu chân thật phát tâm vì sợ sanh tử, mà chưa có thể nhập vào môn trì chú, thì trước tiên phải dụng mảnh tâm khẳng khái thiết thực, thì đắc mới dễ dàng. Nhan tiên sanh có phước trì chú, lại vấn hỏi cách tu hành thiết yếu, nên tôi mới khai thị những lời này. Người xem quyết chẳng hiểu đạo lý, vì đạo lý này làm lầm ngộ bao người. Pháp môn này hay hơn cột cây bách phẩn tiểu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.