Thư Viện Hoa Sen

Giới Thiệu Bộ Sách "Phật Học Ứng Dụng"

24/01/201112:00 SA(Xem: 76082)
Giới Thiệu Bộ Sách "Phật Học Ứng Dụng"

GIỚI THIỆU BỘ SÁCH
"PHẬT HỌC ỨNG DỤNG"

Nguyên Định

bosachphathocungdung

Giới thiệu: Bộ sách “Phật học ứng dụng” Do Cư sĩ TS Hồng Quang sưu tập và biên soạn.

Bộ sách “Phật học ứng dụng” gồm 10 quyển, do nhà xuất bản Phương Đông in ấn, nhà sách Văn Thành (60/116 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, TP HCM) phát hành tháng 4/2011. Mỗi quyển trung bình 150 trang, giá bán từ 22.000 đến 33.000 VND.

Theo lời tác giả, bộ sách này ra đời nhằm góp phần vào việc hoằng pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả việc làmý nghĩ đều hướng vào thực dụng. Phật pháp vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Đức Phật thị hiện cũng vì con người, vì lợi ích cho chúng sanh.

Nội dung 10 quyển được tóm tắt như sau:

Cuốn 1: Nghi lễ Thiền-Tịnh-Mật, sau những nghi thức Cầu an, Cầu siêu, Sám hối, Khánh đản, Vu Lan… là những bài viết giới thiệu thiền Minh sát, tổ sư thiền, và tu Tịnh độ.

Cuốn 2: Giáo lý căn bản và sự phát triển của Phật giáo, sau phần giới thiệu lịch sử đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà là những bài tóm tắt căn bản Phật pháp-hỏi và trả lời, Tam quy, Ngũ giới, Nhân quảLuân hồi, Lý Duyên khởi, sơ lược hình thành và phát triển Phật giáo tại Việt NamTây phương.

Cuốn 3: Bước đầu học đạo, gồm những bài “Để trở thành một Phật tử”, “Tại sao tôi là một Phật tử”, “Phật giáo qua nhận định của 20 đại trí thức thế giới” cũng như “Quán chiếu từ những lời dạy của đức Phật”.

Cuốn 4: Tìm hiểu các tôn giáo khác, như Nho giáo, Lão giáo, Tin Lành, Công giáo, Hồi giáo, Cao Đài, PG Hòa Hảo.

Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, nói về Thiền và những lợi ích thiết thực, Y khoa và Phật giáo, Thiền định dưới ánh sáng khoa học, đạo Phật và chính trị, việc bào vệ môi trường.

Cuốn 6: Dưỡng sinh, giới thiệu Dinh dưỡng đúng cách – Ngăn ngừa và chữa bệnh, Ăn chay hiện đại, nói về Măng tây, lá đu đủ và long tu, nước dừa; tiếp theo là các bài “Đêm 7 ngày 3 và 10 nguyên tắc sống lâu”, “Pháp chữa bệnh Bát nhã khí công”, “Thở bụng để chữa bệnh”, “Lợi ích đi bộ”, “Chống đau lưng”, “Suối nguồn tươi trẻ” và “ Tín đồ Phật giáohạnh phúc hơn”.

Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo, đề cập Khoa học hiện đạicon đường Phật giáo, Những đặc tính khoa học trong Phật giáo, Sinh thái học Phật giáoTôn giáo trong thời đại khoa học.

Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau, bàn luận về Hiện tượng tái sinh, Con người từ đâu đến và đi về đâu, Cận tử- Ranh giới giữa sự sống và cái chết, Linh hồn và cỏi âm, Thấy cỏi âm, Giải mã thế giới tâm linh.

Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa, gồm 20 bài chọn lọc về kinh nghiệm canh tác, trình bày cách trồng Nấm, dưa hấu và chăn bón một số cây ăn quả và hoa, cây Chùm ngây-Moringa, cây Camelina.

Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ, bàn về Nghệ thuật nói trước công chúng, Những yếu tố cho một giảng sư, Mười điều diễn giả không nên thiếu, Triệu tập và cách điều hành một buổi họp. Tiếp đến là những bài viết về Sức mạnh của âm nhạc, của cầm kỳ thi họa, và Sức mạnh của âm nhạc trong tôn giáo tín ngưỡng.

Tuy hầu hết những bài viết trên của nhiều tác giả khác nhau đã được phổ biến qua các trang nhà điện tử (websites) hay đã in thành sách nhưng công việc sưu tập và sắp xếp theo từng nhóm đề tài thiết nghĩ sẽ giúp ích rất nhiều những độc giả muốn có tài liệu trong tay để tra cứu hay sử dụng trong sinh hoạt thanh thiếu niên hay Gia đình phật tử.

Bộ sách này cũng có thể xem là bước đầu trong việc thành lập Tủ sách Tôn giáo thể theo lời kêu gọi ngày 28/1/2011 của một số Phật tử trong và ngoài nước (Link: http://www.tongiaovadantoc.com/c1038/20110402170740899/thu-ngo-cung-hanh-dong-chan-hung-phat-giao-bao-ve-dao-phap-dan-toc-truong-ton.htm ).

Xin trân trọng giới thiệu bộ sách này đến với quý độc giả trong và ngoài nước.

Nguyên Định

(Mùa Phật Đản PL.2555)

Tạo bài viết
18/06/2018(Xem: 6849)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: