Thư Viện Hoa Sen

Phật tử cần cảnh giác với các thủ đoạn cải đạo

22/08/20174:10 SA(Xem: 19675)
Phật tử cần cảnh giác với các thủ đoạn cải đạo
PHẬT TỬ CẦN CẢNH GIÁC
VỚI CÁC THỦ ĐOẠN CẢI ĐẠO
Nhiên Như - Quảng Tánh 

CaidaoHỎI: Tôi có quen một người bạn là Phật tử nhìn chung có chút am hiểu kinh điển Phật giáo. Khoảng hai năm sau, tôi gặp lại và được biết bạn ấy đã chuyển đức tin sang một tôn giáo khác. Bạn ấy cho biết là đã mất niềm tin vì thấy đạo Phật ngày càng chú trọng vào hình thức, các chùa đua nhau cất mới để phô trương, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ, phong thủy v.v… Bạn còn cho biết khi vào đạo khác đã tìm thấy sự bình dị, tĩnh tâm hơn. 
Điều đặc biệt là bạn ấy còn dụ tôi nên thử xem cho biết. Tôi có khuyên bạn nên giữ trọn niềm tin vào giáo pháp của Đức Phật, các chùa được phục hồi, tôn tạo để thờ Phật tôn nghiêm hơn, ta phải nên mừng. Còn nếu bạn thấy những nơi nào không tốt thì sẽ không lui tới. Tôn giáo nào, đoàn thể nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Ta chỉ nên học những cái tốt, không theo cái xấu. Tôi nghĩ như vậy có đúng không? Có cách nào để ngăn ngừa tình trạng cải đạo như thế không? (THÀNH TÂM, [email protected])

ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Hiện nay, Phật tử (người đã quy y Tam bảo) và người có cảm tình với Phật giáo (đi chùa mà chưa quy y) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số Việt Nam. Họ là mảnh đất phì nhiêu, là những đối tượng quan trọng mà các tôn giáo (nhất là các tôn giáo có nguồn gốc phương Tây) nhắm đến để tiến hành cải đạo.

Dĩ nhiên, tự cải đạo hay bị cải đạo hoặc bỏ đạo thành vô thần, không tôn giáo là chuyện thường xảy ra đối với tín đồ các tôn giáo trên khắp thế giới. Vấn đề là, Phật giáo vốn không có chủ trương cải đạo hay ‘mở mang nước Phật’, chỉ tùy duyên đón nhận người đến quy y mà thôi. Trong khi các tôn giáo khác rất chú trọng đến việc chiêu dụ, cải đạo, thâu nạp, phát triển thêm tín đồ. Họ có chủ trương, chiến lược, phương pháp cải đạo cụ thể, đồng thời chăm sóc ‘người mới theo’ rất chu đáo v.v…, khiến cho tín đồ của họ (theo các số liệu thống kê) ngày một tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc có không ít Phật tử bị cải đạo.

Thực tế cho thấy một số tôn giáo đã lợi dụng hôn nhân để cải đạo Phật tử. Để tiến đến hôn nhân, họ tìm mọi cách để bắt buộc Phật tử và người khác niềm tin phải theo đạo của họ, dù điều này thật phi lý và hồ đồ. Nếu gặp người biết tự trọng, những Phật tử tin hiểu đạo mình kiên quyết tiến tới hôn nhân mà không bỏ đạo Phật thì họ lại tìm mọi cách bắt thế hệ thứ hai, tức các cháu phải theo đạo của họ.

Kế đến, tùy theo từng đối tượng Phật tử mà họ tìm cách phê phán Phật giáo theo một cách riêng để lung lạc niềm tin. Đơn cử, nếu gặp người trí thức họ tập trung phê phán Phật giáo nặng tín ngưỡng cúng bái, xăm quẻ, tướng số, ngày giờ, phong thủy… nói chung là mê tín dị đoan, chỉ dành cho hàng dân trí thấp. Ngược lại, gặp người bình dân lao động họ nói Phật giáo rất cao siêu, khó hiểu, thậm chí rất huyền bí nên không thích hợp với số đông. Đối với người có tư tưởng nhập thế, phụng sự xã hội họ nói Phật giáo chủ trương xuất thế, lánh đời, không có ích cho xã hội. Ngược lại với người có tư tưởng xuất thế thì họ nói Đức Phật chỉ là con người (người Giác ngộ cũng là người), Niết-bàn của Phật là hư vô, chỉ có trời và vua nước trời của họ mới đáng để hướng về. Còn vô số điều khác nữa.

Khi gặp một số Phật tử có chút hiểu biết giáo lý nhưng vướng mắc vài bất đồng về hình thức hoặc nội dung tu học của chùa chiền, hay có bất mãn với Tăng Ni, đồng đạo thì họ sẽ tập trung khai thác cơ hội quý giá này. Trong hoàn cảnh ấy, không ít các Phật tử nông nổi đã bị cải đạo. Ngoài ra, có một bộ phận Phật tử và những người có cảm tình với đạo Phật vì ít quan tâm tìm hiểu giáo lý, tin Phật mà không hiểu Pháp nên cũng dễ dàng bị người cải đạo lạc dẫn, lôi kéo, thuyết phục.

Để ngăn ngừa tình trạng cải đạo Phật tử, trước hết Giáo hội, Tăng Ni phải thấy được trách nhiệm chăm sóc và phát triển tín đồ của mình để tận lực hoằng dương Chánh pháp. Biểu hiện cụ thể nhất là Tăng Ni phải thường giảng nói (đọc) kinh Phật cho Phật tử nghe hiểu Chánh pháp. Hiện nay, có rất ít chùa tổ chức thuyết pháp (dù ngắn) trong các khóa lễ. Khi Phật tử hiểu biết Chánh pháp, có chánh kiếnchánh tín thì đó chính là kháng thể, giúp họ có khả năng đề kháng lại các quan điểm của ngoại đạo, không bị lạc dẫn mà bỏ đạo Phật để theo đạo khác.

Kế đến, Tăng Ni phải nêu cao đời sống đạo đức, phạm hạnh để xứng đáng là ‘đoàn thể thanh tịnh’ giúp mọi người tịnh tínquay về nương tựa. Hiện tượng ‘con sâu làm rầu nồi canh’, một vài trường hợp cá biệt Tăng Ni thiếu phạm hạnh đã gây tổn thương nghiêm trọng cho đạo pháp. Ngoại đạo luôn khai thác những điểm yếu này để lung lạc niềm tin Phật tử và đã thành công không nhỏ. Hàng đệ tử Phật cần ý thức sâu sắc rằng, bốn chúng (Tăng, Ni, nam, nữ cư sĩ) tuy bốn mà một, cần nương tựa lẫn nhau để tồn tại, chung sức hoằng pháphộ pháp. Bất kỳ chúng nào hay bộ phận nào của bốn chúng ấy bị suy yếu thì đạo pháp cũng bị tổn thương. Tại giaxuất gia vốn không tách rời nhau, nên cần tôn trọng, bảo bọc nhau trong tinh thần Lục hòaDuyên khởi thì đạo pháp mới trường tồn.

Nhằm đối phó với tình trạng cải đạo Phật tử, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần chủ động đối thoại, gặp gỡ, giao lưu, tỷ giảo (so sánh khoa học, khách quan về tư tưởng, triết lý, tu tập, sống đạo, phụng sự v.v…) với các tôn giáo bạn. Trong khi một số tôn giáo bạn đã chủ động đối thoại liên tôn từ rất lâu, họ đã chủ động tìm hiểunghiên cứu đạo Phật (vì lẽ: ‘Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’) thì Phật giáo chưa thực sự quan tâm đến việc này. Giới tinh hoa trong nước và thế giới đang trân quý và có cảm tình tốt đẹp với các giá trị nhân văn, trí tuệ, từ bi của đạo Phật, đây là một lợi thế rất lớn của Phật giáo trong đối thoại liên tôn mà chúng ta đang bỏ ngỏ.

Trở lại vấn đề, Phật giáo Việt Nam hiện đang phát triển về ‘hình thức’ nhưng cần kiện toàn về ‘nội dung’; về ‘lượng’ của Phật giáo (chùa chiền, Tăng Ni, Phật tử) có vẻ khả quan nhưng ‘chất’ mới là vấn đề. Cùng với nỗ lực cải đạo rất mạnh mẽ trên nhiều phương diện của ngoại đạo nên thiết nghĩ những ai tự mãn, bằng lòng với sự ‘hưng thịnh’ của Phật giáo hiện nay thì cần phải xem lại để tận lực hoằng pháp. Việc trọng đại này cần sự chung tay của bốn chúng; thực học, thực tu, thực sống với trí tuệtừ bi thì mới có thể bảo vệ, phát huy đạo pháp huy hoàng ở thế gian.

Chúc bạn tinh tấn!

Xem thêm:











Tạo bài viết
05/05/2022(Xem: 3076)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.