Xuân trong lòng tay - Vĩnh Hảo

24/01/20164:18 SA(Xem: 7428)
Xuân trong lòng tay - Vĩnh Hảo
blank

XUÂN TRONG LÒNG TAY
Vĩnh Hảo

 

xuan trong long tayLá khô trên cành chưa rụng hết. Người phu quét dọn công viên thản nhiên cào dồn cả một thảm lá vàng phủ ngập các bồn cỏ và gốc cây, cho vào những bao rác lớn. Nắng lên từ sớm mà trời vẫn còn lạnh. Lác đác dăm người chạy bộ thể dục, trong khi những người ngồi nơi băng ghế thì co ro trong những chiếc áo choàng dầy cộm. Khách bộ hành qua lại, nói chuyện, hít thở, phả những làn khói mỏng trong khí lạnh ban mai. Trăm hoa run rẩy trước những cơn gió nhẹ. Và trên cao, bầu trời xanh biếc, không mây.

Vẻ đẹp của thiên nhiêncon người có thể được tìm thấy ở bất cứ khi nào, nơi đâu. Không phải chỉ có mùa xuân mới đẹp. Nhưng chúng ta vẫn luôn tìm kiếm mùa xuân; quên rằng ngay cả hoàn cảnh băng giá, khắc nghiệt nhất, cũng tiềm tàng cái đẹp của chính nó.

 

Văn hào Lev Tolstoi trong khoảng thời gian gần cuối đời, đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cuộc đời Đức Phậtgiáo lý của ngài. Tài liệu văn học của Nga cho thấy khi tuổi về già, Lev Tolstoi có chọn lọc và thuật lại một số truyện ngụ ngôn Phật giáo theo thể cách của ông, trong đó có câu truyện rất quen thuộc với phật-tử là truyện “Con khỉ và những hạt đậu,” (1) được bà Inna Malkhanova dịch sang tiếng Việt như sau:

“Con khỉ bốc được hai nắm đậu đầy tay. Bỗng một hạt rơi ra. Con khỉ muốn nhặt, thì hai mươi hạt đậu rơi xuống. Nó chạy lại cố nhặt, thế là tất cả các hạt trong tay đều rơi xuống cả. Nó giận quá, đá tung tóe các hạt đậu khắp nơi, rồi bỏ chạy.”

Truyện trên được tìm thấy trong Kinh Bách Dụ (2), với lời bàn đại ý là không nên vì phạm một cấm giới mà hủy bỏ tất cả công đức và pháp lành.

Chúng ta có thể chiêm nghiệm truyện ngụ ngôn ấy một cách thực tế và gần gũi hơn.

Ước vọng thì luôn ở tương lai, trong khi hạnh phúc là những gì đang có trong tầm tay, trước mắt, ngay trong hiện tại. Cố nhiên chúng ta đã biết tạo những điều kiện thích hợp trong quá khứ để có hạnh phúc hiện tại, nhưng khi hạnh phúc hiện tiền, chúng ta lại không biết gìn giữ và hân thưởng nó, mà tiếp tục vói đến những ước vọng khôn nguôi khác. Bi kịch khổ đau của kiếp người diễn ra từ đây: đau tiếc vì một thất thoát nhỏ mà bỏ rơi những gì tốt đẹp đang có; sẵn sàng đánh rơi thực tại để truy tìm một tương lai mơ hồ, bất định.

Thực ra, không cần phải tìm kiếm hạt đậu đã lỡ đánh mất; cũng không cần nắm bắt thêm những hạt đậu khác cho hai bàn tay đã đầy, không còn chỗ chứa. Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.

 

_____________________

(1) Theo Inna Malkhanova, nhà văn phật-tử người Nga, pháp danh Thiện Xuân, Hội trưởng Hội Phật giáo Thảo Đường: http://www.thaoduongmoscow.com/levtolstoi.html

(2) Truyện thứ 88, tựa là “Khỉ mất đậu,” được Thích Nữ Như Huyền dịch từ Hán tạng, PHV Quốc Tế xuất bản năm 1996. Mời đọc bản dịch này ở đây: http://thuvienhoasen.org/p16a2271/phan-09

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/10/2013(Xem: 7116)
30/06/2015(Xem: 5230)
02/04/2023(Xem: 2252)
27/04/2020(Xem: 4460)
20/10/2018(Xem: 6678)
24/10/2020(Xem: 4790)
21/11/2015(Xem: 7403)
02/07/2023(Xem: 1942)
23/03/2019(Xem: 9203)
24/01/2015(Xem: 5142)
06/03/2015(Xem: 12510)
31/12/2016(Xem: 8968)
28/05/2014(Xem: 8648)
02/09/2022(Xem: 1804)
02/09/2019(Xem: 5741)
25/05/2020(Xem: 5371)
02/01/2019(Xem: 8343)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.