Lá Thư Gửi Hai Người Bạn Hoang Phong

22/11/201212:00 SA(Xem: 25469)
Lá Thư Gửi Hai Người Bạn Hoang Phong

 LÁ THƯ GỬI HAI NGƯỜI BẠN 
Hoang Phong

 

thuguihaiban Hai bạn thân mến,

 Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩ đã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế hay chăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bàng hoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấy đau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽ còn đau lòng hơn nhiều lắm !

 Đã là con người tất nhiên chúng ta phải gánh chịu mọi thứ khổ đau, thế mà tại sao các bạn lại còn tự đày đọa mình thêm làm gì nữa vậy? Tự dày vò mình thì cũng chỉ khiến cho lòng mình càng thêm chua xót và cay đắng hơn, và đồng thời cũng khiến cho cuộc sống của chính mình ngày càng thêm phức tạp và nặng nề hơn. Dù vui sướng hay khổ đau, dù phải nhịn nhục hay chịu đựng, hoặc may mắn hơn là được hân hoanhạnh phúc, thì mỗi ngày trôi qua chúng ta cũng sẽ già thêm một chút, sức khoẻ cũng kém đi một chút và bệnh tật rồi cũng sẽ đến. Vậy thì nay lại mang thêm đau buồn vào lòng để làm gì? Nào có ích lợi gì đâu! Đừng để đau buồn bám rễ quá sâu trong lòng mình và gây ra những ảnh hưởng quá nặng nề trong lòng con cái.

 Nếu mỗi ngày chúng ta già thêm một chút, thì mỗi ngày con cái cũng lớn lên thêm một chút, những thất vọng trong lòng chúng cũng sẽ lớn dần theo thời gian, khiến cho chúng sẽ cảm thấy bi quan hơn trước hạnh phúc đang chờ đợi chúng. Cuộc sống trước mặt chúng cũng sẽ kém đi chút màu hồng thắm. Dù rằng các vết thương là do chính mình tự tạo ra cho mình, thế nhưng tránh sao được một vài dấu vết in đậm trong lòng con cái và cả những người thân chung quanh.

 Ôm ấp lũ con vào lòng, hoặc cho chúng đồ chơi đắt tiền hay các thức ăn ngon,... thì cũng chỉ là cách tự dối gạt mình và lừa phỉnh con cái mà thôi. Không gì có thể khiến chúng quên được những đau buồn của cha mẹ. Chúng chỉ có thể hãnh diệntình thương và sự hy sinh của cha mẹ, nhưng sẽ không thể nào tự hào với bạn bè về những chuyện cải vả và bất hòa giữa những người đã sinh ra chúng.

 Dù rằng đôi khi chúng ta cũng cần phải nghĩ đến mình và không thể hy sinh quá nhiều cho con cái được, dù chỉ bằng các cách lừa phỉnh chúng như trên đây, thì mỗi ngày trôi qua và mỗi người trong chúng ta - các bạn và tôi và cả con cái của các bạn nữa - tất cả không sao tránh khỏi phải già thêm một chút, mất mát đi một chút, thiệt thòi thêm một chút, để rồi biết đâu mỗi người trong chúng ta sẽ trở nên chai đá hơn và ít biết yêu thương hơn. Thật thế, cuộc đời ngắn ngủi lắm các bạn ạ, rồi đây tất cả chúng ta cũng sẽ ra đi. Thế nhưng thiết nghĩ chúng ta không nên nằm xuống với giận hờn, bực bội, hối tiếcthù nghịch trong lòng.

 Tất cả mọi người đều có những điểm giống nhau, thế nhưng trên căn bản cũng rất khác biệt nhau. Nếu tánh tình của tất cả mọi người đều giống nhau, dễ thương như nhau và phẳng lì như mặt nước ao tù, thì yêu thươnghy sinh nào còn mang một ý nghĩa nào nữa. Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.

 Tất nhiên tôi cũng có một vài điểm khác biệt so với một vài người khác, một trong những điểm khác biệt ấy là tôi luôn biết mở rộng lòng mình để yêu thương tất cả, tôi yêu thương những người làm cha, làm mẹ, tôi yêu thương những người làm chồng, làm vợ, tôi yêu thương trẻ thơ, tôi yêu thương con người và cây cỏ. Đấy là sức mạnh đã giúp tôi viết lên những dòng này cho các bạn. Tôi quả quyết rằng các bạn cũng có khả năng ấy để viết lên những dòng thật đẹp cho đời mình và cho những người chung quanh, thế nhưng chỉ vì các bạn không ý thức được sức mạnh ấy đang tàng ẩn trong lòng các bạn mà thôi.

 Dù sao tôi cũng hiểu rằng các bạn đều có những điều không được vừa ý mình lắm, những chuyện bực dọc trong lòng, kể cả những hối tiếc và đau buồn. Vậy các bạn hãy thử lấy một tờ giấy và vạch một đường thẳng đứng để chia tờ giấy làm hai phần. Phần bên trái các bạn ghi ra tất cả những gì khiến mình bực dọc, oán hờn và khổ sở, và phần bên phải những gì mà các bạn biết mở rộng lòng mình để yêu thương, tha thứhân hoan. Sau đó các bạn thử so sánh hai phần của bản liệt kê xem bên nào nhiều hơn và sau đó thử phân tích xem các nguyên nhân nào đã gây ra đau buồn cho mình và nhất là xem các nguyên nhân ấy có hợp lýchính đáng hay không? Hay đấy chỉ là những thứ vô nghĩa, hẹp hòi và thiển cận? Nếu nhận thấy các điều ấy không xứng đáng để mình phải đau buồn vì chúng thì cố tình nuôi dưỡng chúng trong lòng làm gì?

 Sau đó các bạn lấy một cái kéo cắt tờ giấy ra làm đôi. Phần ghi chép những chuyện bực dọc và đau buồn thì gửi cho tôi, phần còn lại thì cất giữ trong lòng mình hầu nhắc nhở mình hãy biết yêu thươngtha thứ. Khi nào tôi nhận được cả hai mảnh giấy thì tôi cũng sẽ chẳng cất giữ chúng trong lòng tôi làm gì, tôi cũng chẳng đốt chúng thành tro để hòa vào một cốc nước mà uống hầu xóa bỏ tất cả, mà tôi sẽ bỏ chúng vào một phong bì và đặt lên bàn viết trước mặt tôi để mặc cho chúng tha hồ hành hạ nhau, choảng nhau tùy thích. Riêng các bạn thì chớ có dại dột để cho chúng khích động và xúi dục mình. 

 Nói đùa đấy thôi, vui được giây phút nào thì hãy mừng cho nhau những giây phút ấy. Đã từng gánh chịu thật nhiều cay đắngbất hạnh trong cuộc sống nên tôi chịu đựng cũng đã quen, vì thế các bạn cứ trút cho tôi những đau buồn của các bạn, tôi sẽ tiêu hóa chúng dễ dàng. Để đổi lại thì tôi cũng xin hiến dâng cho các bạn tất cả tình thương yêu của tôi, hạnh phúc của tôi và cả bầu không gian rộng mở trong lòng tôi để mong các bạn nhờ đó sẽ làm tan biến đi những chuyện buồn bựcxóa bỏ những bóng tối trong lòng mình. Bầu không gian đó trong tôi sẽ luôn mở rộng vào lòng các bạn, vậy hãy cứ trút bỏ vào đấy tất cả những gì khiến cho các bạn phải buồn khổ.

 Một cách cụ thể hơn, các bạn nên hẹn nhau ở một nơi nào đó, một quán cà-phê chẳng hạn, để nói với nhau những gì ẩn chứa trong lòng mình một cách thành thật. Ví như nếu không còn muốn nói với nhau một lời nào nữa, thì cũng nên lặng lẽ trao cho nhau bản sao của tờ liệt kê trên đây và mỗi người hãy uống một tách cà-phê rồi về, có sao đâu! Cà-phê dù đắng thế nhưng cũng có một chút hương thơm đấy các bạn ạ.

 Thân mến thăm hai bạn và nhớ gửi cho tôi hai mảnh giấy nhé.

 Hoang Phong

 Bures-Sur-Yvette, 21.11.12





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2015(Xem: 11579)
02/01/2017(Xem: 7598)
25/01/2015(Xem: 10140)
17/09/2020(Xem: 7457)
11/02/2020(Xem: 8049)
30/06/2016(Xem: 6416)
05/08/2023(Xem: 2643)
22/03/2021(Xem: 4505)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :