Nhật Ký Một Phật Tử (8)

29/12/202211:37 SA(Xem: 2261)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (8)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày mồng một, tháng này, năm nay

Cả nhà ăn chay vào mồng một, ông bà ăn chay mười ngày, còn mấy đứa cháu chỉ ăn ngày mồng một và ngày rằm. Thằng Lộc ăn chay mà cứ như chịu nạn, nó còn thầm mong cho qua mười hai giờ để được ăn mặn trở lại, bởi vì nó nghe nhiều người lớn nói xàm:” Qua mười hai giờ thì ăn chay không phạm giới”. Mình bảo nó:” Mình ăn chay là vì thương chúng sanh, chúng cũng có sanh mạng, cũng tham sống sợ chết như mình, chúng cũng có gia đình, cũng biết đau...Ông Phật đâu có buộc mình ăn chay. Con không cần phải làm như thế! Làm được thì làm, làm không được thì thôi. Mà con ăn chay chỉ có mỗi hai ngày một tháng mà hổng làm được thì còn có thể làm được gì đây?”

Thằng Lộc cười cười nó còn nói:” Nhiều người còn nói, mình ăn chay hổng được thì ăn mặn, nhưng trước hết hãy ăn ba cục cơm trắng trước, coi như là đã ăn chay”. Mình thật sự hổng biết nên cười hay nên khóc đây? Những cái ý nghĩ ngô nghê đến như thế nhưng nó vẫn lưu truyền khá rộng. Quá nhiều người cũng nhận Phật tử nhưng không hiểu biết gì về Phật pháp cả. Điều này rất đáng buồn, cứ nhìn xem những tín đồ của Thiên Chúa, Hồi giáo… họ thuộc nằm lòng kinh điển giáo lý của họ. Họ biết và tuân thủ các giáo điều của tôn giáo họ.

Ngày mồng một, mình vẫn đi làm như mọi ngày, ở xứ này thì dùng lịch tây. Âm lịch chỉ còn ghi nhớ ở trong tâm của những người gốc Việt và chỉ khởi dụng vào tết nguyên đán. Ban đầu mình cũng ăn chay theo các ngày quan trọng trong tháng (âm lịch) nhưng cuộc sống ở xứ này nhiều khi bận rộn nên quên và đôi khi lẫn lộn giữa ngày dương và ngày âm, bởi vậy nên mình ăn chay toàn thời gian luôn, khỏi phải mất công ghi nhớ ngày này ngày kia, chẳng cầm phải xếp lịch cho ngày ăn chay ngày ăn mặn. Những người bạn đa sắc tộc làm chung với mình họ thấy mình ăn chay họ ngạc nhiên và hỏi:” Có phải đạo Phật của mày cấm ăn thịt?” Mình bảo họ:” Không có chuyện đó! Ăn chaylòng từ bi, thương tất cả hữu tình chúng sanh! Đạo Phật không có bắt buộc ăn chay mà chỉ là khuyến khích ăn chay thôi!”. Thằng Mauricio bạn thân của mình, nó cà khịa:’ Mầy ăn chaytừ bi, vì tình thương nhưng con vật có thương mày không? Mày thử vào chuồng cọp hay sư tử là biết liền hà!” Cả bàn ăn cười nghiêng ngã, cả bọn hùa vào trêu mình. Mình cũng cười và bảo nó:” Bởi vì mình là con người, còn nó là động vật”. Thằng Mauricio vẫn chưa chịu thua:” Vậy tình thương của người ăn chay có ích gì? Khi mầy thương nó nhưng nó ăn thịt mầy?”. Mình vận dụng thứ tiếng Anh ba rọi ra hùng biện:”Chuyện cọp ăn thịt người thì rất hạn hữu, đôi khi chỉ là chuyện thời xưa, đời này làm gì thấy nữa. Mình ăn chay là để tăng trưởng từ bi, để không phải nợ mạng, để giải nghiệp sát… “ Mình nói một tràng dài, bọn nó nghe cũng có vẻ chịu nhưng thằng Mauricio vẫn tiếp tục:” Tất cả sản vật trên thế gian này là do chúa tạo ra và ban cho loài người hưởng. Người có quyền ăn cả động và thực vật”. Mình chốt lại:” Chuyện chúa mình không biết, mình cũng không quan tâm. Mình ăn chay là vì từ bi thôi! Không chỉ ăn chay mà còn phóng sanh nữa, tôn trọng sự sống của loài vật”.

Chuyện ăn chay có lẽ xuất phát từ tích vua Lương Võ Đế bên Tàu, đó là một ông vua sùng đạo và tích cực hộ pháp. Ông vua ấy khuyến khích ăn chay trong đạo Phật. Còn ở nước ta ăn chay tự bao giờ thì chắc không có tài liệu nào khẳng định được. Phật giáo đại thừa mới ăn chay, Phật giáo Nam truyền không ăn chay, vì các sư ăn bất cứ thứ gì mà tín chủ đặt bát, nhiều chùa Nam tông không lập bếp, không tích trữ thức ăn… giữ một cách trung thực với cách hành hoạt có từ thời Phật còn tại thế! Tuy nhiên Phật giáo đại thừa truyền sang Trung Hoa,Việt Nam… thì khác, đã dung hòathích nghi với tập quán văn hóa của địa phương. Trong chùa có bếp núc, mọi người phải làm việc mới có thức ăn, “ Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”...Với người xuất gia thì ăn chay trường là bắt buộc, là giới luật, Với Phật tử tại gia thì chỉ khuyến khích, chỉ là tự nguyện chứ không có điều lệ nào bắt buộc cả. Thông thường các cư sĩ tại gia ăn chay mười ngày, sáu ngày, bốn ngày và một số chỉ ăn hai ngày. Thôi thì được bao nhiêu hay bấy nhiêu, tùy vào khả năng và sự dấn thân của mọi người.

Có một số người ăn chay bất định kỳ, một tuần, hai tuần hoặc một tháng… Điều đáng nói ở đây là mục đích ăn chay của những người này cũng khá buồn cười. Ăn chayđiều kiện, cứ như là mặc cả vậy! Anh chị hai mình phát nguyện:” Vợ chồng con nguyện ăn chay trọn tháng bảy để cầu chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho thằng con trai của con thi đậu đại học, gia đạo bình an”. Rõ ràng là đem việc ăn chay ra mặc cả để đổi lấy sự gia hộ của Phật, Bồ Tát; rõ ràng là thiếu hiểu biết về giáp lý. Phật đâu có dạy việc này! Anh chị mình cũng như những người khác đã không biết cái ý nghĩa cao cả của việc ăn chay, đã biến ăn chay thành một món hàng để ra điều kiện. Có nhiều người phát nguyện hứa ăn chay tháng này hoặc tháng kia để mong được tai qua nạn khỏi,được tật bệnh tiêu trừ; học sinh nguyện ăn chay trước khi thi cử hay một ước nguyện nào đó… Thậm chí có người làm việc bất chánh, tà mạng cũng hứa ăn chay một tháng khi việc thành, những việc này thật chẳng khác gì anh chị của mình đã phát nguyện ăn chay tháng bảy để đổi lấy sự gia hộ.

Ăn chay ngày nay rất thịnh hành ở Âu - Mỹ, rất nhiều nhóm ăn chay thuần, ăn chay tuyệt đối đó là những nhóm VEGAN. Họ ăn chay vì thương súc vật, động vật, vì môi trường. Những trang trại súc vật gây ra vấn nạn nghiêm trọng về mội trường vì chất thải tạo ra lượng khí metan khổng lồ và gây hiện tượng hiệu ứng nhà kiếng còn lớn hơn cả ngành công nghiệp. Những nhóm VEGAN này không phải Phật tử, tuy không biết giáo lý Phật pháp nhưng tâm từ của họ thật đáng quý, biết đâu một ngày nào đó họ sẽ gặp được Phật pháp. Ăn chaytình thương, vì từ bi; ăn chay còn là một cách phóng sanh tuyệt vời và hữu hiệu. Vì mình không ăn thịt thì con vật không bị giết vì mình, cứ thử tính nhẩm thì biết ngay, triệu người hay nhiều triệu người không ăn thịt thì sẽ có bao nhiêu con vật khỏi bị giết thịt! Ta cứ thử nhìn xem, những ngày mồng một hay rằm lượng thịt cá ở các chợ giảm hẳn đi, điều đó chứng tỏ số lượng con vật bị giết giảm đi rất nhiều, vì chúng ta ăn chay mà những con vật vô tội được sống sót.

Ngày nay ăn chay còn là một cách giữ gìn sức khỏe, ăn rau quả thì ít bệnh tật, giảm cân, sống an lạc. Thời đại hôm nay là thời đại của bệnh tiểu đường, thống phong, tim mạch, béo phì… Ăn chay là một phương pháp để tránh và giảm những căn bệnh ấy!

Ngày mồng một, đa số Phật tử theo truyền thống Bắc tông đều ăn chay, mong sao tất cả các Phật tử cùng ăn chay, không câu nệ trường phái nào; mong tất cả mọi người cùng ăn chay, dù là tín đồ của bất cứ tôn giáo nào. Ăn chaytừ bi, vì môi trường sống, vì chính tương lai của chúng ta.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 04/22

Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2016(Xem: 5796)
05/08/2023(Xem: 1894)
22/03/2021(Xem: 3787)
20/02/2019(Xem: 4121)
09/03/2016(Xem: 11300)
22/02/2017(Xem: 5926)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?