Thư Viện Hoa Sen

02. Thái Độ Của Người Ấn Theo Phật Giáo Mật Tông Đối Với Chiến Tranh. (Bài Tóm Tắt)

08/05/201112:00 SA(Xem: 5640)
02. Thái Độ Của Người Ấn Theo Phật Giáo Mật Tông Đối Với Chiến Tranh. (Bài Tóm Tắt)
dlpdlhq2008-logo
THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘTNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH

THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI ẤN
THEO PHẬT GIÁO MẬT TÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH

Iain Sinclair, Đại học Hamburg
Thích nữ Tịnh Vân dịch

(Bài tóm tắt)

Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, chiến tranh và những hình thức khổ đau khác được xem là những vấn đề mà các đáp án của chúng nằm riêng trong lãnh vực tu dưỡng nội tâm, nghĩa là: ‘sẽ không có chiến tranh nếu tất cả chúng ta hành theo lời Phật dạy’. Dù phát triển đến đâu, sự tiếp cận này bỗng chốc cũng được nêu và xem là thích hợp. Chiến tranh thời Trung Cổ đã là một sự kiện ở đời và thật tế các Phật tử không mong đợi giáo lý của họ sẽ được mọi người tuân theo, bởi vì: một người có thể là nạn nhân của chiến tranh mà bản thân không cần được bênh vực. Vì lẽ đó, Phật giáo Mật tông đặt ra nhiều thứ chiến tranh bùa chú và lễ nghi, song hành với sự tu tập tương đồng theo các tôn giáo khác, dù chính chiến tranh không được ủng hộ. Vào thế kỷ thứ XI, Phật giáo Ấn bị đế quốc tiêu diệt và Kālacakra-tantra cho biết trong thời kỳ này, nhận ra chiến tranh bằng những từ của sự mâu thuẫn của xã hội văn minh. Nói rằng, chiến tranh, đối với Phật giáo có thể chấp nhận, trong ý nghĩa chỉ tiến hành để bảo vệ khu vực; còn chiến tranh xâm lược tất nhiên bị cấm đoán. Tu dưỡng cá nhân vẫn được đề cao như vị thuốc chính giải trừ đau khổ, dù trong Kim Cương thừa (Vajrayāna), không phải chỉ là sự hoạt động cá nhân, mà cá nhân phải có mối quan hệ trực tiếp với đời. Tóm lại, quan điểm Phật giáo Mật tông đối với chiến tranh hoàn toàn khác với Phật giáo Nguyên Thuỷ, trong những hoạt động chính đáng thừa nhận tính tự bảo tồn; trong khi phủ nhận để chấp nhận chiến tranh được tiến hành ngoài niềm tin vô lý, hay ‘với danh nghĩa của pháp,’

Tiểu sử:

Iain Sinclair (bằng Cao học danh dự) là chuyên gia ở Ấn, theo Phật giáo Mật tôngPhật giáo Newar. Ông nghiên cứu các truyền thống Phật giáo tồn tại ở Nepal và Đông Nam Á hơn 10 năm. Hiện tại ông đang là nghiên cứu sinh đang viết luận án Tiến sĩ, dựa vào tác phẩm Kriyāsamuccaya thuộc truyền thống Kim Cang thừa (Vajrāyana) tại Đại học Hamburg, Đức quốc. Ông làm việc như một nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Đại học dành cho những nghiên cứu sinh Mật tông. Các tác phẩm của ông bao gồm một vài bài phê bình về các sách dựa trên Phật giáo Newar. Mới đây ông vừa nộp các bài viết tại hội nghị về Phật giáo Mật tông ở Nepal (2005) và Nhật Bản (2006), sẽ được xuất bản khi cần thiết.



Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 19177)
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.