Từ VESAK 2008 đến VESAK 2014: PGVN tự hào và tự tin trên con đườngphụng sựĐạo pháp và Dân tộc PGS.TS Hàn Viết Thuận - Đại học Kinh tế Quốc dân
Từ VESAK 2008 đến VESAK 2014 Phật giáo Việt Nam tự hào và tự tin hơn vào chính mình để gánh vác những nhiệm vụ ngày càng to lớn hơn trong sự nghiệpphục vụĐạo pháp và Dân tộc !
Hôm
nay, mồng 7 tháng 5 năm 2014, các hoạt động của Đại lễ VESAK sẽ được bắt đầu diễn ra ở chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình với khoảng 10.000 người tham dự.
Trái
tim của hàng triệu Tăng, Ni Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật đang ngày đêm hướng về ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, hướng về cố đô Hoa
Lư với tất cả niềm ngưỡng mộ và tự hào
Năm
2008, lần đấu tiên Đại lễ VESAK đã được tổ chức tại Việt Nam và đã để lại một dấu ấn mang tầm vóc quốc tế. Đây là một sự kiệnPhật giáo lớn nhất trong suốt hơn 2 nghìn năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Đề
tài chính của ngày Đại lễPhật đản LHQ VESAK 2008 là “Sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hộicông bằng, dân chủ và văn minh”. Đã có hơn 600 phái đoànPhật giáo với hơn 4000 đại biểu từ 78 nước trên thế giới và hàng chục nghìn Tăng NiPhật tửtham dự.
Suốt
chiều dài hàng nghìn năm lịch sửgắn bócùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên từ phạm viquốc gia đã bước ra vũ đài quốc tế với không
ít khó khăn và bỡ ngỡ. Chưa bao giờtrong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Phật Việt Nam lại phải đối mặt với một nhiệm vụ đối ngoại to lớn như thế.
Với
sự cố gắng không mệt mỏi của hàng nghìn con người, Đại lễ VESAK 2008 đã
thành công vượt xa mong đợi mang lại niềm vui mừng và tự hào chính đáng
cho hàng triệu Tăng NiPhật tử cũng như sự kinh ngạc và thán phục của bạn bè quốc tế. Một trong những ân tượng mạnh mẽ nhất trong Đại lễ VESAK
2008 là bài phát biểu của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ông đánh giá rất cao vai trò của Phật giáo trong dòng chảy nghìn năm của
dân tộc. Nguyên Chủ tich nước cũng mong muốn cùng với Phật giáo chung tay xây dựng “một cõi Niết Bàn” trong thế giớihiện thực
Năm nay trong mùa Phật đản tháng tư Phật giáo Việt Nam lại có niềm vinh dự to lớn được tổ chức Đại lễ VESAK lần thứ hai.
Yếu
tốthành công của Đại lễ VESAK 2014 đã được thể hiện ngay trong việc lựa chọnchủ đề “ Phật giáo góp phần thực hiệnthành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc”
Mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc là một vấn đề lớn của toàn nhân loại. Việc lựa chọnchủ đề này cho thấy sự nhập thế của Phật giáo, sự gắn bó máu thịt của Phật giáo với đất nước mình và nhân dân của
mình
Ngày
nay thế giới đã phát triển rất nhanh chóng về kinh tế, khoa học và công
nghệ. Thế nhưng còn rất nhiều vấn đềliên quan đến cuộc sống thiết thực
hàng ngày của hàng triệu con người trên hành tinh này thì vẫn còn là vấn đề nan giải Một
nửa dân số của các nước đang phát triển thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản. Trái với những gì mà tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
mạng lại, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ngày càng gia tăng.
Tình trạng này đặc biệtthể hiện rõ nhất trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tác
động của sự thay đổi khí hậu đã không còn là một cái gì quá xa vời mà mọi người đã có thể cảm nhận được bởi những cơn bão triền miên có sức tàn phá ghê gớm, trong chốc lát có thể biến những thành phố đông vui thành bình địa hoang tàn.
Đứng
trước những vấn đề như vậy, Đại lễ VESAK 2014 với chủ đềPhật giáo góp phần thực hiệnthành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ chính thứctuyên bố với thế giới sự gắn bó số phận và sự đồng hành của Phật giáo với toàn nhân loại trong việc tìm giải pháp cho những vấn đề mang tính toàn cầu
Theo
đánh giá của LHQ thì trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Namđạt đượctiến bộấn tượng nhất ở mục tiêu về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008.
Trong
sự thành công này của Việt Nam có sự đóng góp to lớn của hàng triệu Tăng Ni và Phật tử nước nhà. Đặc biệtPhật giáo đã phát huy được thế mạnh của mình trong các lĩnh vực từ thiện và nhân đạo, giáo dụcđạo đức,
lối sống cũng như giải quyết các vấn nạntiêu cực trong xã hội
Ở
tầm quốc gia, trên diễn đàn Quốc hội – cơ quanquyền lực cao nhất của đất nước, một đại biểuPhật giáo là Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm đã có bài phát biểuchính thức về giải phápPhật giáo cho việc giải quyết các vấn nạn của tuổi trẻ đang gây nhức nhối cho toàn cả xã hội
Các
hoạt độngnhân đạo và từ thiện đã diến ra hàng ngày, các lớp học tình thương giành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở khám chữa bệnh cho các cụ già không nơi nương tựa được thực hiện trong hàng ngàn ngôi chùa của đất nước
Việc
giáo dụcđạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên được Phật giáođặc biệtquan tâm. Hàng trăm khóa tu giành cho tuổi trẻ và sinh viên các trường đại học đã được các nhà chùa trong cả nước tổ chức trong mỗi dịp hè về
Như
vậy việc lựa chọnchủ đềđúng đắn đáp đáp ứng được sự quan tâm của thế giới đã là một đảm bảothành công cho Đại lễ VESAK 2014.
Hòa
Thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương GHPG VN, Trưởng ban tổ chức Đại lễ VESAK 2014 đã nói :“ Chủ đề năm nay là "Phật giáo góp phần thực hiệnthành tựu các mục tiêu thiên
niên kỷ của Liên hợp quốc" được nước chủ nhà Việt Namđề xuất và được Ủy ban tổ chức quốc tế thông qua là sự khẳng định của Phật giáo trên toàn thế giới về xây dựngmột thế giới hòa bình, đời sốngan lạc, hạnh phúc cho tất cả mọi người, vì một xã hộicông bằng, dân chủ và văn minh.
Việt
Namchúng ta tự hào là một trong số các quốc gia đã sớm đạt được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ đề ra. Tăng ni, Phật tửGiáo hội Phật giáo Việt Nam với hơn 30 năm trưởng thành, tiếp nốitruyền thốngđồng hànhcùng dân tộc đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiệnthành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ, vì mục tiêu lợi đạo, ích đời phục vụchúng sinh “
Yếu
tốtiếp theo là qui trình tổ chức. Khác với Đại lễ VESAK 2008 diến ra ở
Trung tâmHội nghịQuốc gia Mỹ Đình do Nhà nước đứng ra tổ chức và bao cấp về kinh phí thì năm nay người chủ trì là Giáo hội Phật giáo Việt Nam
do nguồn kinh phí xã hội hóa và diễn ra ở một ngôi chùa.
Chỉ
sự kiện này thôi cũng đã nói lên được rất nhiều điều. Đó là sự tự tin và lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam trong việc gánh vácnhiệm vụ tổ chức những sự kiệnPhật giáo mang tầm vóc quốc tế.
Nội
dung của Đại lễ VESAK 2014 cũng bớt đi tính lễ nghi hành chính mà mang đậm tinh thầnPhật giáo nhiều hơn. Việc tổ chức ở một ngôi chùa cũng cho
phép hàng chục nghìn Phật tử được trực tiếp tham gia nhiều hơn vào ngày
hội của chính mình.
Từ
VESAK 2008 đến VESAK 2014 trong khoảngthời gian 6 năm ấy đã diễn ra những sự kiệntrọng đại của Phật giáo Việt Nam. Đáng chú ý nhất là Đại lễPhật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tiếp đó là Đại hộiPhật giáo toàn quốc lần thứ VII với phương châm “ Kế thừa, ổn đinh, phát
triển “ đã thành côngtốt đẹp.
Với
một chủ đề đang được sự quan tâm của toàn nhân loại, với một qui trình tổ chức chặt chẽ và khoa học và sự tâm huyết cống hiến của lãnh đạoGiáo
hội Phật giáo Việt Nam và hàng nghìn Tăng NiPhật tử và các tình nguyện
viên chúng tahoàn toàntin tưởng rằng Đại lễ VESAK 2014 sẽ lập nên một
dấu mốc mới trong lịch sửPhật giáo nước nhà
Từ
VESAK 2008 đến VESAK 2014 Phật giáo Việt Nam tự hào và tự tin hơn vào chính mình để gánh vác những nhiệm vụ ngày càng to lớn hơn trong sự nghiệpphục vụĐạo pháp và Dân tộc!
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati)
Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.