Thư Viện Hoa Sen

Phần 5. Thực Hành Khổ Hạnh

30/04/20152:51 CH(Xem: 6211)
Phần 5. Thực Hành Khổ Hạnh

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa 

Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch


Phần 05
THỰC HÀNH KHỔ HẠNH


Thích-ca Mâu-ni rời khỏi gia đình, cạo tóc, đắp y và bắt đầu lên đường đến đến vương quốc Magdha về hướng Nam, quê hương của những nhóm khất sỹ. Vào thời điểm này, con đường công cộng được biết như tuyến đường phía Bắc (Uttarapatha) bắt đầu tại Sravasti chạy theo hướng đông qua khỏi Kapilavastu và sau đó rẽ về hướng Nam đến Kusinagara, Vaisali và sông Hằng (Ganges). Con đường này sau đó vượt qua sông Hằng đi vào vương quốc Magadha và kết thúc tại Rajagrha. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chắc chắn đã đi đến thành phố của vương quốc Rajagrha bằng con đường này. Theo những nguồn tài liệu truyền thống thì vua Bimbisara đã gặp Thích-ca Mâu-ni khất thực vào một ngày nọ và quyết định mời ngài làm quốc trưởng của vương triều. Vua Bimbisara cho truyền cận thần đi thuyết phục Thích-ca Mâu-ni từ bỏ việc tìm kiếm chân lý nhưng Thích-ca Mâu-ni đã từ chối.

Thích-ca Mâu-ni sau cùng bắt đầu thực hành những phương pháp tu khổ hạnh dưới sự hướng dẫn của một trong những vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng nhất vào lúc bấy giờ, Arada Kalama (P. Alara Kalama), một vị thầy chuyên tu thiền. Ông dạy Thích-ca Mâu-ni làm thế nào để đạt trạng thái vô niệm bằng thiền định. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni không thỏa mãn với thành quả thiền định đạt được và ngài đi đến tu tập dưới sự chỉ dạy của một vị thầy khác, Udraka Ramaputra (P. Uddaka Ramaputta), người đã đạt được tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tầng thiền này vi tế hơn tầng thiền vô niệm và được coi là tâm tĩnh lặng hoàn toàn, có thể được coi là hợp nhất với một số hình thức của chân lý tuyệt đối. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni nhận ra rằng khi ngài thoát xuất định ra khỏi tầng thiền này thì tâm của ngài vẫn phải chống chọi với mọi phiền muộn hằng ngày. Vì thế, sự tĩnh lặng đơn thuần của tâm thức bằng thiền định không tương đồng với giác ngộ ra chân lý tuyệt đối. Thiền địnhích lợi trong việc rèn luyện tâm nhưng chân lý tuyệt đối còn có tính giác trí chỉ có thể nhận ra bằng trí tuệ. Và vì vậy Thích-ca Mâu-ni rời thầy Udraka Ramaputra tiếp tục ra đi.
Tầng thiền vô niệm và tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ đều bao gồm trong sự liệt kê bốn tầng thiền của Phật giáo lúc ban đầu. Mặc dù một số học giả nghi vấn liệu chăng những tầng thiền này được nghĩ ra do Arada và Udraka, thiền định (dhyana) rõ ràng được sử dụng để an tịnh tâm trước thời của Đức Phật. Những di vật của nền văn minh sông Hằng chỉ ra rằng người Ấn Độ chắc chắntu tập thiền định. Tuy nhiên, khi Đức Phật diễn tả về tam vô lậu học giới luật, thiền định, trí tuệ ngài đặt trí tuệ lên trên cả thiền định. Theo cách này thì ngài muốn chỉ ra niềm tin của ngài rằng thiền định tự nó không giúp cho hành giả khám phá ra chân lý. Thiền định là một công cụ cần thiết cho việc đào luyện tâm nhưng chỉ khi nào nó được kế hợp với trí tuệ thì khi ấy mới có thể nhận ra được chân lý.
Thích-ca Mâu-ni sau đó tìm nơi tĩnh mịch trong rừng để thực tập khổ hạnh. Ngài chọn một điểm gần ngôi làng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvilva-senani) cạnh sông Ni-liên-thiền (Nairanjana) nơi ngài tu tập sự hành xác như luôn nghiến chặt rang và đầy lưỡi lên nóc họng. Chỉ bằng hành động mạnh mẽ của ý chí có thể vượt qua được nỗi đau đớn của việc tu tập mang lại. Một lần ngài nhập thiền và ngừng tất cả hơi thở thoát ra từ miệng và mũi nhưng khi đó được cho là bắt đầu thở qua lỗ tai. Cuối cùng ngài ngưng cả hơi thở. Chịu đựng đau đớn và khổ sở kèm với thực tập đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng trong cách này, những người tu tập tâm linh cố gắng thiết lập chánh niệm và phát triển một trạng thái tâm không còn là đối tượng của khổ đau. Do ngừng thở, Thích-ca Mâu-ni được coi như rơi vào trạng thái cận kề cái chết.
Những lần khác Thích-ca Mâu-ni nhịn ăn, sống mà không ăn uống gì trong nhiều ngày. Ngài còn dùng phương cách giảm dần lượng thức ăn đưa vào cơ thể cho đến khi ngài hoàn toàn ngưng hẳn ăn uống. Do nhịn ăn trong thời gian dài mà ngài trở nên gầy mòn, da bong tróc chảy xệ, tóc rụng và cơ thể bị nhào nát vì đau đớn. Do bởi tu hành khổ hạnhvượt qua khổ đau nên Thích-ca Mâu-ni càng tăng thêm ý chi và nỗ lực giải thoát tâm mình ra mọi khổ đau phiền não.
Suốt thời gian này, người hành giả tu tập khổ hạnh trong rừng và học cách chịu đựng nỗi đau, nhiều tri giác sai lầm khởi lên trong tâm vì ngài vẫn còn dính mắc tới đời sống. Hoặc có thể ngài bị cám dỗ bởi những dục vọngtham muốn của đời sống thế tục. Những nghi ngờ có thể sinh ra liên quan tới suy nghĩ liệu rằng ngài có đang theo đuổi con đường tu hành đúng đắn. Ngài có thể sợ những con thú rừng gây hại lúc giữa đêm. Đối với Thích-ca Mâu-ni, những nghi ngờ, sợ hãi, tri giác sai lầmhiện thân của thế lực ma vương Mara (Mara-Papimant), kẻ luôn cố tìm mọi cách thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tu khổ hạnh. Thiên ma bám theo Đức Phật trong bảy năm nhưng không bao giờ thành công trong việc thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tìm cầu chân lý. (Trong những bộ tiểu sử Đức Phật sau này, những pháp tu hành khổ hạnh của Đức Phật thường được cho là kéo dài sáu năm, số liệu này có thể được hiểu như “sáu năm tròn” hay gần bảy năm. Theo một số bộ tiểu sử thời gian sau này thì Đức Phật tương lai trải qua giai đoạn này ở núi Dandaka ở Gadhara).
Một ý chí mạnh mẽ rất cần thiết để giúp vượt qua những sợ hãi, nghi ngờ, khổ đau do việc tu hành khổ hạnh mang lại. Đức Phật tương lai càng tăng thêm ý chí đến mức tâm của ngài gần như thoát khỏi mọi khổ đau. Mặc dù ngài phần nào đạt được sự giải thoát như ngài tìm kiếm, ngài nhận ra rằng ý chí mạnh mẽ không đồng nghĩa với trí tuệ chân chính. Đức Phật tương lai đã trải qua những khổ sở và đau đớn lớn hơn bất kỳ người nào chịu đựng. Suốt thời gian này, ngài phát triển và duy trì chánh niệm nhưng vẫn không nhận ra được bất kỳ trí tuệ tu hành nào vượt trội hơn những người bình thường. Vào lúc đó, ngài nhớ lại thời gian lúc còn trẻ khi vào một lần ngài cùng phụ vương tham dự một lễ hội nhà nông, khi ấy ngài ngồi dưới gốc cây và nhập vào sơ thiền rất dễ dàng. Sau khi suy nghĩ về sự kiện này lúc nhỏ, Thích-ca Mâu-ni từ bỏ con đường tu tập khổ hạnhquyết định tu tập thiền định thực sự là con đường đưa đến giác ngộ (Bodhi).

Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 34202)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).