Thư Viện Hoa Sen

Sn 5.7 Nanda-manava-puccha Các Câu Hỏi của Nanda

28/10/201810:10 SA(Xem: 3715)
Sn 5.7 Nanda-manava-puccha Các Câu Hỏi của Nanda
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5.7: NANDA-MANAVA-PUCCHA

CÁC CÂU HỎI CỦA NANDA

 

 

Học nhiều kiến thức không thể giải thoát. Giữ giới cấm cũng vô ích (có khi, chỉ tăng ngã chấp, rằng có người đang giữ giới, rằng có giới đang được giữ). Rèn luyện tu tập cũng vô ích. Bởi vì, cái rèn luyện được, chi là pháp sanh diệt, pháp hữu vi, sẽ tới một lúc tan rã.

Có thể dẫn ra Kinh AN 6:60 (Citta Sutta), kể rằng Tỷ khưu Citta Hatthisariputta đã thành tựu tứ thiền bát định, nhưng rồi rơi trở lại niềm vui ái dục, nên xả giới để về đời thường, vui với cung đình vua quan, xã hội dân gian… Một thời gian sau nữa, mới nhớ đời tăng sĩ, nên xin xuất gia trở lại, sống đời cô tịch, tinh tấn, và rồi đắc quả A La Hán. Do vậy, rèn luyện tu tập không nên dựa vào pháp hữu vi.

Kinh Sn 5.7 đặc biệt nói là chớ làm vô lượng pháp này, đừng làm vô lượng pháp kia, không làm vô lượng pháp nọ… và không hề nói phải làm gì. Tất cả lời Đức Phật dạy nơi đây chỉ là phủ định. Đừng giữ giới cấm (ghi chú: không có nghĩa là phá hủy giới luật nhà Phật, chỉ có nghĩa là giới luật để qua bờ kia phải là giới của pháp ấn Vô ngã). Đừng dựa vào kiến thức hay truyền thống. Chớ dựa vào thấy nghe hay biết. Chớ tham ái. Chỉ khẳng định một điều trong kinh này là “hãy sống nơi cô tịch.”

Chữ “sống nơi cô tịch” trong bài Kệ 1078 có nhiều nghĩa.

Anandajoli dịch là: lives without company (sống với không ai/vật/pháp gì theo bên).

Bodhi dịch là: who live remote (người sống nơi xa, hẻo lánh).

Khantipalo dịch là: those foeless (người không có ai/vật/pháp gì thù nghịch).

Thanissaro dịch là: those who live disarmed (người đã buông vũ khí).

Fausboll dịch là: having secluded themselves (tự sống cô tịch).

Ngài Minh Châu dịch là: Những ai diệt quân lực.

Theo ngữ cảnh, nếu chúng ta tin rằng trong kinh này, Đức Phật dạy rằng chớ làm các pháp, rằng đừng làm các pháp, rằng không làm các pháp… thì chúng ta có thể dịch theo một công án  Thiền Tông, mang đầy đủ nghĩa nên là:

-- Hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay.

Và dịch như thế mới mang đủ ý nghĩa: sống trong tận cùng cô tịch, sống nơi hẻo lánh, không một ai/vật/pháp nào theo bên, đã buông trọn vũ khí, và đã diệt toàn bộ quân lực.

Tương tự, trong Thiền Tông có ghi lại sự tích khi mới gặp Thạch Đầu, Bàng Cư Sĩ hỏi, “Không cùng với vạn pháp làm bạn lữ là người như thế nào?” Chưa nói dứt lời đã bị Thạch Đầu bịt miệng. Phải chăng, cái “cô tịch” đó không có lời để nói? Làm sao mở miệng về cái không dính gì tới uẩn-xứ-giới bằng lời được?

Tóm lược ý kinh: Sống với tâm cô tịch, không gì dính mắc

Kinh này gồm các bài kệ từ 1077 tới 1083.

 

1077. [Nanda] Người ta nói rằng trong thế giới này có những bậc trí tuệ. Có như thế không? Có phải người ta gọi một người là bậc trí tuệ vì người này có kiến thức, hay vì nếp sống người này đang tuân thủ?

 

1078. [Đức Phật] Bậc thiện không nói rằng có ai là trí tuệ chỉ vì người đó có kiến thức (knowledge), hay có quan kiến (view), hay sống theo truyền thống (tradition). Ta nói, những người trí tuệ là người không còn tham ái, không phiền não, và sống nơi cô tịch.

 

1079. [Nanda] Một số ẩn sĩPhạm chí

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa.

Con xin Đức Phật trả lời rằng những người “có pháp để tu” như thế có ai đã vượt qua sinh và già? Kính xin Đức Phật trả lời cho con.

 

1080. [Đức Phật] Hỡi Nanda, bất kỳ ai trong các ẩn sĩPhạm chí này

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa,

mặc dù  họ đang sống kềm chế như thế,

ta nói họ vẫn chưa vượt qua sinh và già.

 

1081. [Nanda] Một số ẩn sĩPhạm chí

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa.

Nếu Đức Phật nói rằng những người vừa nói chưa qua được trận lụt, vậy thì ai trong thế giới cõi nhân thiên này đã vượt qua bờ sanh và già? Kính xin Đức Phật giảng cho con.

 

1082 [Đức Phật] Hỡi Nanda, ta không nói rằng tất cả các ẩn sĩPhạm chí bị bao trùm bởi sinh và già: bất kỳ ai nơi đây không còn dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, không còn dựa vào giới cấmrèn luyện tu tập, và cũng đã rời bỏ toàn bộ vô lượng cách khác nữa – hễ ai biết rõ tận tường tham ái, không còn lậu hoặc nữa – ta nói những vị đó đã vượt qua trận lụt.

 

1083. [Nanda] Bạch ngài Gotama, con rất mực vui mừng nghe lời dạy của ngài đại đạo sư, dạy rõ ràng pháp giải thoát ra khỏi dính mắc. Bất kỳ ai nơi đây không còn dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, không còn dựa vào giới cấmrèn luyện tu tập, và cũng đã rời bỏ toàn bộ vô lượng cách khác nữa – hễ ai biết rõ tận tường tham ái, không còn lậu hoặc nữa – con cũng nói những vị đó đã vượt qua trận lụt.

 

Hết Các Câu Hỏi của Nanda

Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 46100)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).