Thư Viện Hoa Sen

Chánh Niệm Là Gì? Author: Lilly Greenblatt - Song ngữ

11/01/20224:45 SA(Xem: 3848)
Chánh Niệm Là Gì? Author: Lilly Greenblatt - Song ngữ

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?
Author: Lilly Greenblatt
Việt dịch: Tiểu Lục Thần Phong
(Dịch từ lá thư gởi độc giả của Lion’s Roar, 01/07/22)

 

chanh niem la giChánh niệm là một khái niệm được nói đến rất nhiều trong mọi ngày nhưng nghĩa nó là gì? Cũng có khá nhiều định nghĩa hay ý niệm về khái niệm này, tựu trung hầu hết về cơ bản đồng ý rằng: Chánh niệm là sự nhận thức hay là tỉnh thức một cách có chủ đích mà không phán xét về những gì xảy ra trong tâm trí, thân thể và mội trường chung quanh ở ngay cái phút giây hiện tại. Chánh niệm gồm cả hai mặt vừa là trạng thái tâm trí vừa là sự thực hành chú ý có chủ đích. Chánh niệm chính là sự nhận thứcchủ đích ( tỉnh thức)

Mỗi phút giây hiện tại luôn luôn có thành tố chánh niệm, nếu bạn nhận thức được điều đó thì bạn đang sống chánh niệm. Nếu chúng ta thực hành chánh niệm thì chúng ta có thể phát triển nhận thức trong từng phút giây về bản thân và môi trường quanh ta. Điều này giúp giảm đi cái cảm giác căng thẳng, lo âu và làm tăng cái cảm giác thoải mái, an lạc. Thiền sư Thích nhất Hạnh được xem như cha đẻ của chánh niệm, thầy đã nói:”Thực hành chánh niệm tức là đang sống thực tại”

Làm sao để đem lại nhiều chánh niệm hơn vào đời sống của chúng ta? Ở đây có nhiều cách và trang “ Chánh niệm là gì?” của chúng tôi ( Lion’s Roar) sẽ tặng cho các bạn các hướng dẫn và thực hành để đem lại chánh niệm nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây có những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Jack Kornfield về chánh niệm vốn đã được tôn vinh theo thời gian. Hy vọng những lời dạy thực hành chánh niệm này sẽ là một phép mầu của chánh niệm cho ngày cuối tuần của các bạn

Chánh niệm thật sự đến khi mình vừa nhận biết thực tại vừa không gắn kết với bất cứ những gì hiện diện trong tâm trí, trong thân thể và môi trường xung quanh của mình. Điều này được gọi là nhận thức vô ngã về chánh niệm ( Vốn không có một cái ngã tồn tại độc lập)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói:“Khi chúng ta thực hành chánh niệm mỗi ngày, chúng ta mở ra những điều tuyệt vời của đời sống, điều ấy cho phép chữa lành thế giớinuôi dưỡng chính chúng ta”

“ Khi tôi chế trà, tôi thích chế trà trong chánh niệm, nghĩa là tôi chế trà với tâm trí hoàn toàn trong việc chế trà, tâm trí không ở quá khứ, tương lai hay ở những dự án khác. Tâm trí tôi đang tập trung chế trà, tôi tập trung chú ý vào việc chế trà, chế trà trở thành đối tượng duy nhất trong chánh niệm và sự tập trung. Điều này là một niềm vui và nó cũng mang lại sự hiểu biết sâu sắc. Tôi có thể nhìn thấy trong trà của tôi có đám mây, hôm qua nó là đám mây nhưng giờ nó là trà của tôi. Sự hiểu biết sâu sắc không phải là cái gì xa vời, với chánh niệm và sự tập trung sẽ đem lại sự hiểu biết sâu sắc cho bạn và cũng từ đó sẽ giải phóng bạn, mang lại hạnh phúc cho bạn”- Thích Nhất Hạnh

Thực hành những gì đức Phật dạy

“ Chánh Niệm/ tỉnh thức chính là thiền địnhđức Phật đã thực hành và dạy. Đây chính là phương thuốc căn bản của ngài để đối trị sự khổ đau của loài người, hãy nhìn đời với cái nhìn cởi mở và không phán xét, chúng ta sẽ thấy được sự hàm hồ ( mơ hồ) của chúng ta và sẽ phát triển sự hiểu biết sâu sắc. Đây là điều căn bản để thực hành các phương pháp tu tập trong Phật giáo và cũng là chìa khóa của sự giải thoát”- Jack Kornfield

Hãy để kinh nghiệm như là người thầy, chánh niệm không chối bỏ kinh nghiệm. Có một Phật tử thực hành pháp vốn bị hen suyễn nặng, người ấy tập trung chú ý mang chánh niệm đến hơi thở của mình và hạn chế sự tấn công ( của bệnh suyễn) bằng sự kiên nhẫn trong khi các nhóm cơ cổ họng và ngực được thư giãn giảm căng thẳng trong cơ thể. Một người đàn ông khác đang trải qua quá trình trị liệu ung thư đầy đầu đớn. Anh ta dùng chánh niệm để xua đi nỗi sợ hãi của mình về sự đau đớn và bồi thêm sự yêu thương tử tế cho chính bản thân như là sự bổ sung cho sự hóa trị. Thông qua chánh niệm, một chính trị gia địa phương đã trở nên không ngán sợ những kẻ tấn công mình. Một bà mẹ trẻ đơn thân của trẻ mẫu giáo đã dùng chánh niệmhiểu biết cái cảm xúc căng thẳng, choáng ngợp và trở nên tôn trọng, rộng rãi hơn với chính bản thân cô ta và những đứa trẻ của cô ấy. Mỗi người thực hành chánh niệm học cách tin vào không gian của nhân thức chánh niệm. Với chánh niệm họ nhập vào những khó khăn của chính cuộc sống của họ cũng giống như đức Phật ở trong rừng già, họ tìm thấy sự chữa trị lành bệnh và tự do.

 

 

 

01.07.2022

 

WHAT IS MINDFULNESS?

There’s a lot of talk about it these days—but what is mindfulness? Essentially, mindfulness is being purposefully aware, without judgement, of what is happening in your mind, body, and environment in the present moment. Mindfulness is both a mind state and the practice of paying attention on purpose. In a nutshell, mindfulness is intentional awareness.

There is always some element of mindfulness present at any moment — if you are aware, you are being mindful. But through mindfulness practice, we can develop a moment-to-moment awareness of ourselves and our environment, a sense of decreased stress and anxiety, and a greater sense of ease and wellbeing. As Thich Nhat Hanh, known as “the father of mindfulness” puts it, “To practice mindfulness is to become alive.”

How do we bring more mindfulness into our lives? There’s a number of ways — our new “What Is Mindfulness?” page offers guidance and practices to make every day more mindful. You’ll find that below, alongside two teachings from Thich Nhat Hanh and Jack Kornfield on this time-honored practice. May they help bring the miracle of mindfulness to your weekend.

—Lilly Greenblatt, Digital Editor, LionsRoar.com

 

 

 

What Is Mindfulness?

In this helpful guide on mindfulness, we answer your questions and offer practices to make every day more mindful.

Through different types of mindfulness practice, we can develop a moment-to-moment awareness of ourselves and our environment, a sense of decreased stress and anxiety, and a greater sense of ease and wellbeing. There is always some element of mindfulness present at any moment — if you are aware, you are being mindful. However, true mindfulness comes when one is both aware and unattached to what is present in their mind, body, and surroundings. This is referred to as the “egoless awareness” of mindfulness.
 

 

 

The Miracle of Everyday Mindfulness

When we practice mindfulness in our daily lives, says Thich Nhat Hanh, we open to the wonders of life and allow the world to heal and nourish us.

When I pour tea, I like to pour the tea mindfully. When I pour the tea mindfully, my mind isn’t in the past or the future, or with my projects. My mind is focused on pouring the tea. I’m fully concentrated on the act of pouring tea. Pouring tea becomes the only object of my mindfulness and concentration. This is a pleasure and it also can bring many insights. I can see that in the tea there is a cloud. Yesterday it was a cloud, but today it is my tea. Insight is not something very far away. With mindfulness and concentration you can begin to develop the insight that can liberate you and bring you happiness.

 

 

 

Doing the Buddha’s Practice

Mindfulness/awareness was the meditation the Buddha practiced and taught—it was his basic prescription for human suffering. Looking at life with an open and nonjudgmental attention, we see our confusion and develop insight. This is the basis of all Buddhist practice and the key to liberation. Jack Kornfield explains.

Mindfulness does not reject experience. It lets experience be the teacher. One Buddhist practitioner with severe asthma learned to bring a mindful attention to his breath and limit his attacks by being patient as the muscles in his throat and chest relaxed the stress in his body. Another man undergoing a painful cancer treatment used mindfulness to quell his fear of the pain and added loving-kindness for his body as a complement to his chemotherapy. Through mindfulness a local politician learned not to be discouraged by his attackers. A frazzled single mother of preschoolers used mindfulness to acknowledge feeling tense and overwhelmed, and to become more respectful and spacious with herself and her boys. Each of these practitioners learned to trust the space of mindful awareness. With mindfulness they entered the difficulties in their own life. Like the Buddha in the thick of the forest, they found healing and freedom.
 

 

Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 6215)
07/08/2023(Xem: 3525)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).