Thư Viện Hoa Sen

CHÙA CỔ ĐẠI PHƯỚC

04/09/20235:55 CH(Xem: 1817)
CHÙA CỔ ĐẠI PHƯỚC

blankblank
CHÙA CỔ ĐẠI PHƯỚC

 

          Ngôi chùa làng được an danh Đại Phước Tự toạ lạc thôn Đại Điền Trung 1, xã Diên Điền (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà), cách thành phố Nha Trang khoảng 17km.

         Tổ Thiện Thành, hiệu Phổ Trí (đệ tử của Đại sư Đạo Phước - Bồ Đề, vị Tổ chùa Thiên Phước, thôn Phú Nẫm và cũng là Tổ của chùa Linh Sơn - Tân Long ở Diên Khánh) khai sơn lập tự để thờ Phật và phối thờ Quan Thánh Đế Quân.

        Trụ trìhành đạo tại chùa vào các đời tiếp theochư tôn đức: Chánh Không- Chơn Cảnh, Hải Ấn - Bảo Lâm, Hải Huệ- Chánh Nhân, Thanh Hương- Như Tấn...

        Bảng tên phía mặt ngoài chùa ghi là "Chùa Đại Phước", phía mặt trong ghi là "Thiên Phước Cổ Tự" là để khắc ghi cội nguồn sơn môn, tri ân tiền nhân tiền bối Thầy Tổ.

         Chùa được tân tạo vào năm Kỷ Mùi 1679

        Lần 2 kiến tạo vào năm Đinh Dậu 1897

        Lần 3 tái tạo vào năm Tân Sửu 1961

        Lần 4 trùng tu vào năm Đinh Mão 1987

        Lần 5 Đại trùng tu vào năm Tân Tỵ 2001

        Đúc đại hồng chung, xây dựng Nhà Chuông có kiến trúc giống Chùa Một Cột vào năm 2013.

        Chùa còn bảo lưu được 01 Sắc phong vua Khải Định thứ 9 (1924) ban cho Quan Thánh Đế Quân.

         Chùa Đại Phước quay theo hướng Nam, với tổng diện tích gần 2.000m2. Từ ngoài vào trong, chùa bao gồm các hạng mục công trình kiến trúc: Tam quan, miếu Hộ Pháp, miếu Tiêu Diện Đại Sỹ, đài Quan Âm, khu Bảo Tháp, Nhà Chuông, Tiền đường - Phật điện, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà trù...

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

        Tỳ kheo Thích Tâm Niệm, hiệu Minh Tâm, đệ tử của Cố Hoà thượng Trừng Huệ- Như Ý (Tổ khai sơn chùa Linh Sơn Pháp Bảo ở Phú Nông- Cầu Dứa) trụ trì, tiếp nối truyền đăng tục diệm cho đến nay. Thầy cũng là trụ trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn ở Suối Cát (Cam Lâm), nơi có mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!

        Năm 2008 UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng chùa Đại Phước là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại quyết định số 2849/QĐ-UBND.

 
blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

Bài và ảnh: Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 19205)
31/03/2013(Xem: 12726)
03/04/2014(Xem: 50401)
15/09/2016(Xem: 10278)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).