Thư Viện Hoa Sen

Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng Tập 1 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

27/06/20244:05 SA(Xem: 3874)
Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng Tập 1 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
NHỮNG THIỀN PHÁI
NGAY SAU THỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG

(TRƯỚC THỜI NGŨ GIA THẤT TÔNG)
ZEN BRANCHES RIGHT AFTER THE TIME OF THE SIXTH PATRIARCH HUI NENG
(BEFORE THE TIME OF THE FIVE HOUSES & SEVEN SCHOOLS)

TẬP I
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục Tập I
Table of Content Volume I

Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface   
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Thiền Tông Trung Hoa & Lục Tổ Huệ Năng—Summaries of the Chinese Zen School & The Sixth Patriarch Hui Neng  
Chương Một—Chapter One: Sơ Lược Về Thiền Tông Trung Hoa—Summaries of the Chinese Zen School 
Chương Hai—Chapter Two: Các Vị Tổ Thiền Tông Trung Hoa—Patriarchs in Chinese Zen Sects  
Chương Ba—Chapter Three: Cuộc ĐờiHành Trạng Của Lục Tổ Huệ Năng—Life and Acts of the Sixth Patriarch Hui-Neng 
Chương Bốn—Chapter Four: Trường Phái Nam Thiền Của Huệ Năng Sau Thời Đại Sư Hoằng Nhẫn—Southern Zen School of Hui Neng After the Time of Great Master Hung-Jen
Chương Năm—Chapter Five: Sự Hưng Khởi Của Dòng Thiền Nam Tông—The Rise of the Southern Zen School  
Chương Sáu—Chapter Six: Đời Thứ Bảy Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma-Dòng Thiền Nam Tông Thời Lục Tổ Huệ Năng—The Seventh Generation After the First Patriarch Bodhidharma-The Sixth Patriarch Hui Neng's Southern Zen School   
Phần Hai—Part Two: Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng: Thiền Phái Hành Tư—The Zen Branches Right After the Time of  the Sixth Patriarch Hui Neng: The Hsing Ssu's Zen Branch 
Chương Bảy—Chapter Seven: Đời Thứ Nhất Thiền Phái Hành Tư—The First Generation of the Hsing Ssu Zen Branch
Chương Tám—Chapter Eight: Đời Thứ Nhì Thiền Phái Hành Tư—The Second Generation of the Hsing Ssu Zen Branch  
Chương Chín—Chapter Nine: Đời Thứ Ba Phái Thiền Hành Tư—The Third Generation of the Hsing Ssu Zen Branch 
Chương Mười—Chapter Ten: Đời Thứ Tư Phái Thiền Hành Tư—The Fourth Generation of the Hsing Ssu Zen Branch 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Đời Thứ Năm Phái Thiền Hành Tư—The Fifth Generation of the Hsing Ssu Zen Branch 
Phần Ba—Part Three: Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng: Thiền Phái Huệ Trung—The Zen Branches Right After the Time of  the Sixth Patriarch Hui Neng: The Hui Chung's Zen Branch  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Thiền Phái Huệ Trung—Hui Chung's Zen Branch  
Phần Bốn—Part Four: Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng: Thiền Phái Hà Trạch—The Zen Branches Right After the Time of  the Sixth Patriarch Hui Neng: The Ho Tse's Zen Branch  
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen:  Thiền Phái Hà Trạch—The Ho Tse's Zen Branch   
Tài Liệu Tham Khảo—References  
Lời Đầu Sách
__________________

Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đềcuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộgiải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... Như vậy Thiền bắt nguồn ngay từ thời Đức Phật và Thiền Phật Giáo thành hình từ cốt lõi của giáo lý nhà Phật. Truyền thuyết cho rằng một ngày nọ, thần Phạm Thiên hiện đến với Đức Phật tại núi Linh Thứu, cúng dường Ngài một cánh hoa Kumbhala và yêu cầu Ngài giảng pháp. Đức Phật liền bước lên tòa sư tử, và cầm lấy cành hoa trong tay, không nói một lời. Trong đại chúng không ai hiểu được ý nghĩa. Chỉ có Ma Ha Ca Diếpmỉm cười hoan hỷ. Đức Phật nói: “Chánh Pháp Nhãn Tạng nầy, ta phó chúc cho ngươi, này Ma Ha Ca Diếp. Hãy nhận lấy và truyền bá.” Một lần khi A Nan hỏi Ca Diếp Đức Phật đã truyền dạy những gì, thì Đại Ca Diếp bảo: “Hãy đi hạ cột cờ xuống!” A nan liền ngộ ngay. Cứ thế mà tâm ấn được truyền thừa. Giáo pháp nầy được gọi là “Phật Tâm Tông.”

Như chúng ta được biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền giáo pháp bí mật cho ngài Ma Ha Ca Diếp qua biến cố "Niêm Hoa Vi Tiếu". Tuy nhiên, theo lịch sử Thiền tông thì sự việc nầy không xuất hiện cho mãi đến năm 800 sau Tây Lịch (vì không được các bậc tông sư đời Tùy và Đường nói đến. Đến đời Tống thì Vương An Thạch lại nói đến sự việc nầy), nhưng lại được coi như là điểm khởi đầu của Thiền Tông. Thuật ngữ Nhật Bản 'Nenge-misho' có nghĩa là 'dùng ngón tay vừa xoay bông hoa vừa mỉm cười'; từ ngữ thiền nói lên việc truyền Pháp của đức Phật Thích Ca một cách im lặng cho đồ đệ của Ngài là Ca Diếp, về sau được gọi là Đại Ca Diếp. Việc truyền từ tâm sang tâm là khởi đầu của việc 'truyền đặc biệt, ngoài kinh điển', như Thiền đã tự gọi mình. Câu chuyện nầy bắt nguồn từ một bộ kinh mang tên 'Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Kinh', kể lại một chuyến thăm của các vị Bà La Môn của một ngôi đền Ấn giáo đến thăm các môn đồ của Phật trên núi Linh Thứu, đã dâng Phật một cành hoa Kim Đàn Mộc (Ba La vàng) rồi xả thân làm sàng tọa thỉnh Phật thuyết pháp. Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên và vừa dùng mấy ngón tay xoay bông cho đại chúng xem, và vừa mỉm cuời, nhưng không nói lời nào. Không một ai ở đó hiểu Thế Tôn muốn nhắn nhủ gì, duy chỉ một mình Ca Diếp mỉm cười đáp lại thầy mình. Khi đức Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp phá nhan vi tiếu (Thế Tôn niêm khởi nhất chi hoa, Ca Diếp kim triêu đắc đáo gia). Hành giả tu Thiền hãy mở mắt lớn lên mà nhìn một cách cẩn thận. Ngàn núi ngăn cách người tư duy khỏi người thật sự có mặt trong hiện tại.

Theo quyển Chìa Khóa Tu Thiền, một ông vua Việt Nam tên Trần Thái Tông đã nói: "Trong khi đang nhìn vào cành hoa mà đức Thế Tôn giơ lên trên tay, Ma Ha Ca Diếp đã bất thần tìm thấy chính mình ở nhà. Gọi đó là 'Truyền Pháp Yếu'." Theo sự trình bày được tóm lược phần nào về câu chuyện nầy trong thí dụ thứ 6 của Vô Môn Quan, nhân đó Đức Thế Tôn đã nói: “Ta có chính pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.” Từ đó các đệ tử Phật gọi ông Ca Diếp bằng Đại Ca Diếp, và ông trở thành vị Tổ đầu tiên của dòng Thiền Ấn Độ. Câu chuyện đức Phật vẫy cành hoa trước đại chúng, cũng giống như chuyện kể "khi đức Phật vừa đản sanh ngài đã bước đi bảy bước, nhìn về bốn phương" không nên được hiểu theo nghĩa đen từng chữ. Phần giải thích đầu tiên cho việc đức Thế Tôn truyền chánh pháp cho Ma Ha Ca Diếp bắt đầu được truyền bá trong một quyển kinh có nguồn gốc từ Trung Hoa vào khoảng năm 1036 sau tây lịch, tức là khoảng một ngàn bốn trăm năm sau khi đức Phật đản sanh. Đó là vào thời nhà Tống, tột đỉnh của sự phát triển văn hóa Trung Hoa với nhiều thơ văn và điển tịch được xuất bản. Tư tưởng thần bí, truyền khẩu và những biện giải theo tông phái góp phần tạo nên một vai trò pháp điển này. Truyền thuyết về việc đức Phật vẫy cành hoa trước đại chúng đáp ứng nhu cầu cho việc giao tiếp với người khai sáng, và ngay lập tức được tin tưởngtruyền tụng giống như một loại phúc âm hay chân lý không thể bàn cãi.

Bộ sách "Tứ Nguyên Lý" (Lăng Già Kinh Tứ Quyển) được cho là của Bồ Đề Đạt Ma, thật ra được diễn đạt vào thời nhà Tống, sau thời Bồ Đề Đạt Ma khoảng sáu trăm năm, dùng cùng một ngôn từ xem như lời của đức Phật "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự." Những vị đại sư thời nhà Tống đã làm ra những trọng điểm với những huyền thoại của họ. Dầu chúng ta có nói gì đi nữa thì Thiền tông Ấn Độ khởi đầu từ Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếptruyền thừa được 28 đời trước khi truyền qua Trung Quốc. Theo Thiền sử, Thiền tông đã được lưu truyền qua từng vị tổ sư, không truyền bằng giáo pháp, nhưng chỉ lấy tâm truyền tâm và không không dùng đến văn tự. Tuy nhiên, mãi đến hôm nay, lịch sử của Thiền Tông vẫn còn là một huyền thoại.

Nói về Thiền tông Trung Hoa, theo Thiền sử, đến khoảng hậu bán thế kỷ thứ V, Thiền tông được Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ thứ 28 ở Ấn Độ, mang vào Trung Quốc. Thiền được coi như là một trường phái quan trọng của Phật giáo tại Trung Hoa. Đây là sự tái tạo độc đáo những tư tưởng trong kinh Phật trong lần kết tập kinh điển lần thứ tư. Ba lần kết tập trước đã sản sinh ra bộ luận A Tỳ Đạt Ma, giáo lý Đại Thừa, và giáo điển Mật tông. Thiền tông gần như đồng thời với giáo lý Mật tông, và cả hai có nhiều điểm rất tương đồng.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào khoảng năm 470 và trở thành người sáng lập ra phái Mật TôngThiền Tông ở đây. Người ta nói ngài đã hành thiền trước một bức tường của Thiếu Lâm tự trong chín năm. Những đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma hoạt động mạnh mẽ ở mọi nơi và đã hoàn toàn chiến thắng các tôn giáo bản địa để rồi cuối cùng Thiền tông được đánh giá rất cao ở Trung Quốc.

Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nói chính xác hơn là sau thời Lục Tổ Huệ Năng, ban đầu Thiền Tông Trung Hoa được chia làm ít nhất 4 phái thiền: Thứ Nhất là Thiền Phái Hành Tư do Thiền Sư Hành Tư (660-740), một trong những đại đệ tử xuất sắc nối pháp Lục Tổ Huệ Năng, đã khai sáng. Thứ Nhì là Thiền phái Hoài Nhượng, được khai sáng bởi một trong những đại đệ tử xuất sắc nối pháp Lục Tổ Huệ NăngThiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Thứ Ba là Thiền Phái Huệ Trung: Thiền sư Huệ Trung sanh năm 675 sau Tây Lịch, là một đệ tử nổi bật của Lục Tổ Huệ Năng. Ông là vị Thiền Sư đã khai sanh ra dòng Thiền mang tên Huệ Trung. Thứ Tư là Thiền Phái Thần Hội: Thần Hội Hà Trạch, họ Cao, sanh năm 670 sau Tây Lịch, xuất gia năm 13 tuổi. Ông là một trong những đệ tử nổi bật của Lục Tổ Huệ Năng. Ông mạnh mẽ ủng hộ cho vị trí của Lục Tổ trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa. Thần Hội dẫn đầu Thiền Phái truyền lại bởi Lục Tổ Huệ Năng ở phương Nam mang tên Thần Hội Thiền Phái.

Rồi sau đó, Thiền tông Trung Hoa lần nữa lại được chia làm 5 trường phái chính hay Ngũ Gia Thiền, chỉ cho giáo pháp riêng biệt được giảng dạy từ những truyền thốngliên hệ tới những vị Thiền sư đặc biệt. Ba trong số năm truyền thống này: Tào Động, Vân Môn, và Pháp Nhãn, đi xuống từ dòng truyền thừa được truy nguyên ngược về Thanh Nguyên Hành TưThạch Đầu Hy Thiên. Hai truyền thống kia: Lâm TếQuy Ngưỡng, được tiếp nối từ Mã Tổ Đạo NhấtBách Trượng Hoài Hải. Tông Lâm Tế về sau này lại sản sanh ra hai nhánh Dương Kỳ và Hoàng Long. Khi mà hai phái sau này được thêm vào Ngũ Gia thì người ta gọi đó là Thất Tông.

Phải thật tình mà nói, Thiền Tông đã và đang là một trong những tông phái quan trọng nhất trong Phật Giáo và đã đóng góp không nhỏ trong cuộc sống của rất nhiều người qua nhiều thế kỷ. Chính vì lý do nầy mà tôi đã cố gắng tập sách có tựa đề “Thiền Tông Trung Hoa Trước Thời Ngũ Gia Thất Tông”. Bộ sách này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về lịch sử và triết lý của Thiền Tông, mà nó chỉ tóm lược về sự phát triển của Thiền Tông và Những Dòng Truyền Thừa cũng như pháp tu đặc biệt của từng tông phái khi Thiền ngay sau thời Lục Tổ Huệ Năng. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích cuối cùng của người tu Phậtgiác ngộgiải thoát, nghĩa thấy được cách nào để thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Thiền Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Thiền Tông Trung Hoa Trước Thời Ngũ Gia Thất Tông” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu một cách khái quát về sự phát triển của các Thiền Phái ngay sau thời Lục Tổ Huệ Năng. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
Cẩn đề,
Thiện Phúc


Preface

 

Almost 26 centuries ago, after experiencing a variety of methods of cultivation without success, the Buddha decided to test the truth by self purification of his own mind. He sat cross-legged for 49 days and nights under the bodhi-tree and reached the highest meditative attainments which are now known as enlightenment and deliverance. He gradually entered the first, second, and third Jhanas. So Zen originated from the very day of the Buddha and Buddhist meditation forms the very heart and core of the Buddha’s teaching. It is said that one day Brahma came to the Buddha who was residing at the Vulture Peak, offered a Kumbhala flower, and requested him to preach the Law. The Buddha ascended the Lion seat and taking that flower touched it with his fingers without saying a word. No one in the assembly could understand the meaning. The venerable Mahakasyapa alone smiled with joy. The world-Honoured One said: “The doctrine of the Eye of the True Law is hereby entrusted to you, Oh Mahakasyapa! Accept and hand it down to posterity.” Once when Ananda asked Mahakasyapa what the Buddha’s transmission was, Mahakasyapa said: “Go and take the banner-stick down!” Ananda understood him at once. Thus the mind-sign was handed down successively. The teaching was called the ‘school of the Buddha-mind.’ We are told that Sakyamuni Buddha had given the secret doctrine to Mahakasyapa through the incident of "Smiling and twirling a flower between the fingers" (Buddha held up a flower and Kasyapa smiled). However, this incident does not appear till about 800 A.D., but is regarded as the beginning of the tradition on which the Ch’an or Intuitional sect based its existence. In Japanese, the term 'Nenge-misho' means 'smiling and swirling a flower between the fingers'; a Zen expression that refer to the wordless transmission of the Buddha-dharma from Sakyamuni Buddha to his student Kashyapa, later called Mahakashyapa. The transmission from heart-mind to heart-mind is the beginning of the "Special transmission outside the orthodox teaching," as Zen calls itself. The story begins with a sutra, the "Ta-fan T'ien-wang Wen Fo Ching." In it it is told that once Brahma, the highest deity in the Hinduist assembly of gods, visited a gathering of disciples of the Buddha on Mount Gridhrakuta (Vulture Peak Mountain). He presented the Buddha with a garland of flowers and requested him respectfully to expound the dharma. However, instead of giving a discourse, the Buddha only took a flower and twirled it, while smiling silently, between the fingers of his raised hand. None of the gathering understood except for Kashyapa, who responded with a smile. When the World-Honored One holds up a flower to the assembly. Mahakasyapa's face is transformed, and he smiles. Zen practitioners should open your eyes and look carefully. A thousand mountain ranges separate the one who reflects from the one who is truly present. According to Zen Keys, Vietnamese King Tran Thai Tong said: "While looking at the flower that the World-Honored One raised in his hand, Mahakasyapa found himself suddenly at home. To call that 'transmission of the essential Dharma' is to say that, for him alone, the chariot shaft is adequate transport." According to the somewhat shortened version of this episode given in example 6 of the Wu-Men-Kuan, the Buddha then said, "I have the treasure of the eye of true dharma, the wonderful mind of nirvana, the true form of no form, the mysterious gate of dharma. It cannot be expressed through words and letters and is a special transmission, outside of all doctrine. This I entrust to Mahakashyapa." After this event, Kashyapa was called Mahakashyapa, thus became the first patriarch of the Indian transmission lineage of Ch'an. The story of the Buddha twirling a flower before his assembly, like the story of the baby Buddha taking seven steps in each of the cardinal directions, need not be taken literally. The first account of his transmitting the Dharma to Mahakasyapa is set forth in a sutra of Chinese origin that is dated A.D. 1036, fourteen hundred years after the Buddha's time. This was the Sung period, a peak in the development of Chinese culture when great anthologies, encyclopedias, and directories were being produced. Myth, oral tradition, and sectarian justification all played a role in this codification. The fable of the Buddha twirling a flower filled a great need for connection with the founder, and it was picked up immediately and repeated like gospel. The 'Four Principles' attributed to Bodhidharma were also formulated during the Sung period, some six hundred years after Bodhidharma's time, using some of the same language attributed to the Buddha: 'A special transmission outside tradition, not established on words or letters.' The Sung teachers were making important points with their myths." No matter what we say, Indian Zen Sect began with the First Patriarch Maha Kasyapa and handed down to the tweny-eighth Patriarch Bodhidharma before moving to China (handing down the Patriarchs in China). According to the Zen history, men who inherited and passed on teaching of Sakyamuni. Zen sect was transmitted from one patriarch after the other, which was not expounded in words but transmitted from mind to mind and without the use of written texts. However, until today, the history of Zen is mythical.

Talking about the Chinese Zen School, according to the Zen History, in around the late second half of the fifth century, the Zen School was established in China by Bodhidharma, the twenty-eighth patriarch, who brought the tradition of the Buddha-mind from India. Ch’an is considered as an important school of Buddhism in China. This was the recreation of the Buddhist sutras in the Fourth Council. The first three councils being the Abhidharma, the Mahayana, and the Tantra. Zen is nearly contemporary with the Tantra and the two have much in common. Bodhidharma came to China about 470 A.D. and became the founder of esoteric and Zen schools there. It is said that he had practised meditation against the wall of the Shao-Lin-Tzu monastery for nine years. The followers of Bodhidharma were active everywhere, and were completely victorious over the native religions with the result that the teachings of Zen have come to be highly respected everywhere in China. After Bodhidharma Patriarch, speaking more exactly, after the time of the Sixth Patriarch Hui Neng, the Chinese Zen School was divided into at least four schools: the Hsing Ssu Zen School, the Huai-Jang Zen School, the Hui Chung Zen School, and the Sheân-Hui Ho Tse Zen School. First, the Hsing Ssu Zen Branch, founded by Zen Master Ch'ing Yuan Hsing-Ssu (660-740), one of the most outstanding people of the Sixth Patriarch Hui Neng's Dharma heirs. Second, the Huai Jang Zen Branch, founded by one of the most outstanding people of the Sixth Patriarch Hui Neng's Dharma heirs, Zen Master Nan Yueh Huai Jang. Third, the Hui Chung Zen Branch: Zen Master Nan-Yang-Hui-Chung was born in 675 A.D., was an eminent student of the Sixth Patriarch, Hui-Neng. He was the founding patriarch of the Zen Branch named Hui Chung. Fourth, the Shen Hui Zen Branch: Shen-Hui-He-Ze, surname was Kao. He was born in 670 A.D., and left home at the age of 13.  He was one of the eminent disciples of the Sixth Patriarch. He strongly supported and promoted Hui-Neng’s place in Chinese Zen history. Shen-Hui led the Southern Zen school named Shen Hui Zen Branch. Then, later, the Chinese Zen School was again divided into five main sects or the Five Houses of Zen which refer to separate teaching lines that evolved from the traditions associated with specific masters. Three of these traditions, Ts'ao-tung, Yun-men, and Fa-yan, descended from the transmission line traced back to Ch'ing-yuan Hsing-ssu and Shih-t'ou Hsi ch'ien. The other two, the Lin-chi and Kuei-yang, proceeded from Ma-tsu Tao-i and Pai-chang Huai-hai. The Lin-chi House later produced two offshoots, the Yang-chi and Huang-lung. When these last two were added to the Five House, together they are referred to as the Seven Schools of Zen.

Truly speaking, the Zen School has been one of the most important Zen schools in Buddhism that contributed a lot to the daily life of so many people in many centuries. For this reason, I've tried compose the book titled “The Chinese Zen School Before the Time of The Five Houses & Seven Schools”. This book is not a profound history and philosophical study of the the Zen School, but a book that summarizes the history and philosophical study of the Zen Branches and their lineages of transmissionas well as methods of cultivation right after the time of the Sixth Patriarch Hui Neng. Devout Buddhists should always remember the ultimate goal of any Buddhist cultivator is to attain enlightenment and emancipation, that is to say to see what method or methods to escape or to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these reasons, though presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Chinese Zen School Before the Time of The Five Houses & Seven Schools” in Vietnamese and English to briefly introduce on the Zen Branches right after the time of the Sixth Patriarch Hui Neng . Hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                               

Respectfully,

Thieän Phuùc



Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 5262)
07/08/2023(Xem: 3199)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!