Thư Viện Hoa Sen

Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế

30/08/201012:00 SA(Xem: 12654)
Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế
CẦN LƯU GIỮ VĂN HOÁ CỔ XƯA 
CÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)
blank
blank

(VietNamNet) - Hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức” đã khai mạc vào sáng 15/7 tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Phật học VN. Hội thảo sẽ diễn ra đến ngày 16/7 với sự tham dự của khoảng 60 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 nước trên thế giới.

Hội thảo được đánh giá là có tầm cỡ quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại VN. Có gần 100 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Sri Lanka, Thái Lan, VN… được gửi đến hội thảo.

Phật giáo VN được xem là phát triển mạnh trong những năm gần đây. (Ảnh: Phạm Cường)

Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề chính: Phật giáo và các vấn đề toàn cầu; Tìm kiếm giải pháp; Phật giáo và dân tộc; Phật giáo và kinh tế - chính trị.

Về cơ hội cho Phật giáo trong thời đại mới, Thượng tọa Thích Minh Tâm, một diễn giả được mời dự từ Mỹ, cho rằng, sự phát triển công nghệ thông tin là một thuận lợi rất đáng kể cho sự phát triển của Phật giáo. Nhờ đó, việc hoằng pháp sẽ dễ dàng hơn, việc lưu dữ liệu sẽ tốt hơn và các trường đại học Phật giáo sẽ được thành lập nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Ban tổ chức Hội thảo, đi cùng sự phát triển của khoa học, kinh tế trong thời đại mới, tinh thần vật chất và tính thực dụng khiến cho lãnh đạo các quốc giatôn giáo trên thế giới lo ngại. Khuynh hướng này thật sự đe dọa đến bản sắc văn hóatruyền thống tâm linh tốt đẹp của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền văn minh cổ xưa như VN.

Lời cảnh báo đối với VN là cần đặc biệt chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa cổ xưa, trong đó có văn hóa tâm linh, tạo nét khác biệt so với các nước song hành với phát triển kinh tế.

Tính hướng thiện một lẫn nữa được đề cao tại hội thảo. Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu khẳng định: "Đức Phật khuyến khích các học trò, đệ tử mình sống tốt, sống thiện, tránh tranh chấp, tranh cãi, sống nhiệt tâm, để chiến thắng tham sân si, thực nghiệm an lạc Niết bàn cho tự thân và làm lợi ích cho cuộc đời".

Cùng với hội thảo, Ban Tổ chức còn tổ chức lập Mạn-đà-la Quán Thế Âm để cầu quốc thái dân an và nhiều hoạt động văn hoá khác, trong đó có chương trình văn nghệ mang chủ đề "Phật giáo và dân tộc".

Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)

Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 27396)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.