Thư Viện Hoa Sen

V. Tuyên Bày Giáo Thể

04/10/201012:00 SA(Xem: 16142)
V. Tuyên Bày Giáo Thể

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)

V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ

Tất cả các giáo pháp Đức Phật diễn nói đều có giáo thể. Giáo thể của kinh này là gì? Đó là âm thanh (thanh), tên gọi (danh), câu (cú), văn tự, chữ nghĩa (văn). Như trong bài kệ của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cung thỉnh Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiệnthế gian.

Thử phương chân giáo thể

Thanh tịnh tại âm văn.[1]

Tạm dịch:

Giáo thể chân thực ở nơi này, làm thanh tịnh (tâm ý) nhờ do âm thanhvăn cú.

Phương này chính là cõi ta-bà, thế giới của đau khổ. Tuy vậy, chỉ âm thanh không thôi không được xem là chân giáo thể. Gió và nước cũng tạo nên âm thanh, nhưng không được xem là chân giáo thể.

Cụ thể hơn, giáo thể bao gồm âm thanh, ngôn ngữ, câu và văn tự. Âm thanh là khi đầu tiên Đức Phật giảng nói kinh này. Khi đã nói ra, âm thanh biến thành ngôn ngữ, ngôn ngữ biến thành câu và lời, lúc đó còn phải được viết thành câu và chữ. Một khi đã được viết thành văn tự, thì giáo lý đã được ứng dụng. Vậy nên giáo thể của kinh này bao gồm âm thanh, ngôn ngữ câu lời và văn tự.

Điều này cũng có thể chia làm bốn môn:

- Thứ nhất là tùy tướng môn: trong trường hợp này là âm thanh, ngôn ngữ, câu cú và văn tự.

Giáo thể trong kinh Thủ-lăng-nghiêm cũng căn cứ vào duy thức môn và khi quy về Như Lai Tạng. Tánh quy về chân như, thì không liên quan đến hiện tượng nữa mà nói thẳng đến bản thể nên gọi là quy tánh môn. Còn có vô ngại môn mà Kinh này cũng lấy làm giáo thể.

 - Thứ hai, duy thức môn cho rằng: tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni quán sát các nhân duyên để chọn pháp môn có thể độ thoát chúng sinh. Nên từ tâm thanh tịnh Ngài thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh, khiến cho chính tâm thức chúng sinh được chuyển hoá và được lợi lạc. Đây là duy thức môn, xem duy thức giáo thể.

-Thứ ba, quy tánh môn hoàn toàn viên dung không ngăn ngại, vì thức tâmthể tánh nhất định, nên tất cả đều quy về chơn tánh. Vậy nên quy tánh cũng là giáo thể.

-Thứ tư, vô ngại môn là gì? Là bao gồm cả hiện tượng lẫn bản thể. Quy tánh mônquay về với thể tánh của chúng sinh. Khi bốn môn dung nhiếp với nhau không ngăn ngại, sự lý vô ngại chính là giáo thể của bộ kinh này.



[1] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 60189)
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.