Thư Viện Hoa Sen

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tiền Giang

07/12/20182:00 CH(Xem: 12459)
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tiền Giang
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC
TIỀN GIANG

Mất khoảng một giờ đi xe, từ ngã ba Trung Lương (TP Mỹ Tho), theo Quốc lộ 1A hướng về miền Tây khoảng 6 km, đến ngã ba Long Định, du khách rẽ phải chừng 20 km rồi men theo đường Tràm Mù sẽ đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Trên đường đến đây, du khách có dịp ngắm nhìn những cánh đồng khóm nối tiếp bạt ngàn, những luống thanh long xanh ngút tầm mắt.

Thiền viện được xem là một trong những thiền viện lớn nhất nước, nằm sâu trong vùng trũng của xã Thạnh Tân, - vốn là một xã nghèo, đất nhiễm phèn nên khó canh tác, nơi đây chủ yếu trồng khóm, gần đây trồng thêm thanh long.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng từ năm 2012 trên tổng diện tích 30 ha thuộc địa bàn ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Thiền viện mang kiến trúc đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm với 25 hạng mục quan trọng.

Khuôn viên Thiền viện gây ấn tượng cho du khách với rất nhiều cổ thụ, hoa kiểng quý. Riêng chánh điện nằm trên một diện tích rộng 1.000 m2, sức chứa trên 3.000 người. Bên trong chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác; hai bên là tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi.

Khuôn viên thiền viện này rất hoành tráng với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo, tổng diện tích là 30ha, theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử; 25 hạng mục đã và sẽ xây dựng: 2 khu vực nội và ngoại viện, 4 Tăng đường, 1 thiền đường, 10 thất chuyên tu, không có khu cho Ni nhưng có nhà khách nữ. Đặc biệt các kiến trúc đều cao rộng, thoáng, không bố trí nhiều tượng thần tiên, tất cả các chữ dùng trong chùa đều là tiếng Việt (chữ quốc ngữ) chứ hoàn toàn không dùng chữ Hán nữa, từ bảng tên đến hoành phi, câu đối...

Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác nơi tôn thờ Đức Phật Thích Ca thành đạo cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điện

"Tứ động tâm" ở vùng đất Miền Tây Nam bộ
(Giác Ngộ TV)

Sau 2 năm xây dựng, bốn mô hình thánh tích Phật giáo liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Nepal đã hoàn thành trên mảnh đất miền Tây của nước Việt, tọa lạc tại ấp 1 (cách Quốc lộ 1A khoảng 20km) thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, trong quần thể thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Đây là công trình được xây dựng thể theo tâm nguyện của Trưởng lão HT.Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, vị giáo phẩm chủ trương phục hồi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như mong mỏi của Phật tử xa gần. ĐĐ.Thích Thông Kim, phó trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác cho biết, đây là công trình kiến trúc đầu tiên ở Việt Nam mô phỏng 4 thánh tích Phật giáo (còn gọi là Tứ động tâm), liên quan tới 4 sự kiện thiêng liêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đánh dấu nơi Ngài Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Niết-bàn ở Ấn Độ và Nepal. Thiền viện sẽ tổ chức lễ an vị Phật và khánh thành vào ngày 15, 16-9-2018.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chuẩn bị khánh thành.
(Truyền Hình Tiền Giang)

Thiền Viện Trúc Lâm Chách Giác công trình lớn nhất Đông Nam Á
(VietWeekly TV)


Miền Tây cũng là nơi xuất thân của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Tâm nguyện rộng lớn của Hòa thượng là trên vùng đất miền Tây này sẽ xây dựng một ngôi thiền việncho những người con Phật có một nơi tu học, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, "một niệm chí thành muôn thiên hộ trợ". Giờ đây ngôi thiền viện được chính thức khởi công xây dựngHòa thượng ân sư đã đặt tên cho ngôi Thiền viện là "Trúc Lâm Chánh Giác". Khi rẽ vào con đường nhỏ có tên là Tràm Mù sẽ đưa chúng ta đến công trình đang khởi công xây dựng thiền viện trúc lâm Chánh Giác. Thiền viện:có diện tích 30 ha, do các Phật tử phát tâm cúng dườngthượng tọa Thích Thông Phương trụ trì thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng tiếp nhậnxây dựng theo sự chỉ dạy của Hòa Thượng Tôn sư. Phong cảnh ở đây còn rất nguyên sơ, kênh rạch chằng chịt, tràm đước bạt ngàn một màu xanh tươi mà một thời được mệnh danh là cánh đồng hoang trong bộ phim cùng tên nổi tiếng. Chỉ vài tháng trước, nơi đây là khu rừng thưa, ngập nước mênh mông, quí Thầy phải trầm mình dưới nước đốn tràm, phát hoang. Nắng tháng tư như thiêu, như đốt, những gương mặt sạm đi vì nắng gió, nhưng quí Thầy vẫn tươi cười rạng rỡ chỉ cho chúng con về dự án xây dựng thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.




Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).