Thư Viện Hoa Sen

Kinh Pháp Ấn (Dấu ấn xác định Chánh Pháp)

27/03/20193:38 SA(Xem: 10588)
Kinh Pháp Ấn (Dấu ấn xác định Chánh Pháp)
PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH
 說法印經

Dẫn: 
Để phân định đâu là Chánh đâu là Tà, đâu là Pháp, đâu là Phi Pháp cần có những nguyên lý đặc thù, trong kinh Phật có ba dấu ấn hay khuôn dấu để kiểm nghiệm những điều này, được Phật dạy trong kinh Pháp ấn. Vui thay chúng ta được mở lớn con đường.

blank

Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh,
Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch.
Phước Nguyên dịch Việt và chú

 1. Mở đầu pháp thoại

Tôi nghe như vậy:

Một thời, đức Thế Tôn trú tại nước Xá-vệ, cùng với Tỷ-kheo Tăng.

Bấy giờ, đức Phật gọi Tỷ-kheo Tăng mà dạy:

“Này chư vị, nên biết! Có Thánh Pháp ấn, hôm nay ta sẽ nói cho chư vị; hãy phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng nghe kỹ lưỡng và lãnh thọ thấu đáo. Khéo tác ý như vậy, ghi nhớ và tư duy!”.

Lúc bấy giờ, các vị Tỷ-kheo bạch với Phật:

“Lành thay, bạch Thế Tôn! Cúi xin tuyên thuyết cho chúng con; chúng con ưa thích muốn nghe”.

2. Định danh "Pháp ấn"
Đức Phật dạy:

“Này các Tỷ kheo! Tánh Không, không có sở hữu, không có ấn tượng hư dối, không có sở sanh, không có sở diệt, thoát ly mọi tri kiến.

“Tại sao vậy?
Tánh Không, không có xứ sở, không có sắc tướng, chẳng phải có ấn tượng, nó vốn không có sở sinh, không phải chỗ mà tri kiếnthể đạt tới, thoát ly mọi vướng mắc.

“Vì thoát ly mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp, mà an trú tri kiến bình đẳng, tức là tri kiến chân thực vậy.

“Này các Tỷ kheo, nên biết! Tánh không là như vậy, các pháp cũng là như vậy. Cho nên, gọi là Pháp Ấn.”

 “Lại nữa, này các Tỷ kheo! Pháp ấn này, chính là ba giải thoát môn, là pháp căn bản của chư Phật, là đôi mắt của chư Phật, đó tức là chỗ quy thú của chư Phật.

“Thế nên, chư vị hãy lắng nghe kỹ lưỡng, lãnh thọ thấu đáo, ghi nhớ, tư duyquán sát đúng như thực.”


3. Quán chiếu năm uẩn

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo! Nếu có hành giả nào tu tập, thường đi đến giữa núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc ở những nơi thanh vắngquán sát đúng như thực rằng:

“Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sinh khởi sự nhàm chánthoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng.

Cũng giống như thế, quán sát: Thọ, tưởng, hành và thức, là khổ, là không, nên sinh khởi sự nhàm chánthoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng.

4. Phân biệt ba giải thoát môn
Này các Tỷ kheo! Các uẩn vốn là Không tự Tánh, do tâm mà có sở sinh, khi tâm pháp diệt tận rồi, thì các uẩn không còn tác khởi.

Thấu suốt rõ ràng như thế, tức là trực tiếp giải thoát, đã trực tiếp giải thoát rồi, thì thoát ly mọi tri kiến. Gọi là Không giải thoát môn.

Lại nữa, an trụ ở trong tam muội, quán chiếu các sắc cảnh, hết thảy chúng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng.

Giống như thế, thanh, hương, vị, xúc và pháp, cũng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng; Quán sát như vậy, gọi là Vô tưởng giải thoát môn.

Nhập vào giải thoát môn này rồi, liền thành tựu được tri kiến thanh tịnh. Do vì có sự thanh tịnh đó, nên tham, sân và si hết thảy chúng đều diệt tận. Những thứ ấy, đã diệt tận rồi, thì liền an trú tri kiến bình đẳng.

Đã an trú vào tri kiến này rồi, tức là thoát ly kiến về ngã cùng với kiến về ngã sở. Tức liền thấu suốt rõ ràng mọi kiến, không sở sinh, không có chỗ y chỉ.

Lại nữa, đã thoát ly kiến về ngã rồi, tức không còn thấy, nghe, cảm nhận và nhận biết.

Tại sao vậy? Vì do nhân duyên, mà các Thức sinh khởi. Thì tức nhân duyên đó, cùng với sở sinh thức, hết thảy chúng đều vô thường. Do vì nó vô thường, cho nên Thức bất khả đắc. Thức uẩn đã không, thì không có chỗ tạo tác. Gọi là vô tác giải thoát môn.

 Nhập vào giải thoát môn này rồi, thì biết pháp cứu cánh, đối với Pháp không còn vướng mắc, và chứng pháp tịch diệt.


5. Kết thúc Pháp thoại
Phật dạy các Tỷ-kheo:

Như thế gọi là Thánh Pháp ấn, tức là ba giải thoát môn.  Này các vị Tỷ kheo! Nếu người nào y chỉ theo đó tu học, tức thành tựu được tri kiến thanh tịnh.

Bấy giờ, các vị Tỷ kheo, nghe Pháp thoại này xong, toàn thể đều sinh hoan hỷ phấn chấn, đảnh lễ tín thọ phụng hành.

 

PHẬT THUYẾT KINH PHÁP ẤN

Vô trụ xứ am, Dịch xong, 05.5. Ất Mùi

Tỷ-khưu Phước Nguyên

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).