Bilingual. 77. President Diem talked with Ambassador Lodge. Lodge: After finishing this description of conditions in the UN and in Congress, I said it was obvious that public opinion could not condone the idea that American loss of lives and American aid were being expended for the repression of human rights. I then said that it was vital to get a change of personnel and a change of policies. My first advice to him was that Mr. Nhu should go away, not returning at least until end of December—after the appropriations had been voted. He seemed totally absorbed with his own problems here and was justifying himself and attacking his enemies. Perhaps this is all part of his medieval view of life.//Tổng Thống Diệm nói chuyện với Đại sứ Lodge. Lodge: Sau khi mô tả xong tình hình tại Liên Hợp Quốc và Quốc hội Hoa Kỳ, tôi nói rõ ràng là dư luận không thể chấp nhận ý tưởng rằng lính Mỹ hy sinh và viện trợ của Mỹ đang được sử dụng cho việc đàn áp nhân quyền. Sau đó tôi nói rằng điều quan trọng là phải thay đổi nhân sự và thay đổi chính sách. Lời khuyên đầu tiên của tôi dành cho ông Diệm là ông Nhu nên ra đi, ít nhất là không quay lại VN cho đến cuối tháng 12 – sau khi việc phân bổ ngân sách [viện trợ] đã được [Quốc Hội Mỹ] biểu quyết. Diệm dường như hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của chính Diệm ở đây và đang biện minh cho bản thân và tấn công kẻ thù của Diệm. Có lẽ đây là một phần trong quan điểm sống thời trung cổ của ông Diệm.
77. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State1
Saigon, September 9, 1963, 11 p.m.
455. Eyes only for Secretary. CINCPAC POLAD exclusive for Admiral Felt. Here is a report of an hour and fifty minute conference with Diem.
1. I read him paraphrase of Deptel 3312 describing the situation in the United Nations, saying that I was glad to hear that Madame Nhu was not going to present the Vietnamese case. He said he could not [Page 141]understand where this report had originated. She was not going to present the Vietnamese case, but she did reserve the right to conduct press conference in New York to defend herself against all the outrageous things which had been said against her.
2. I then read paraphrase Deptel 3353 on the situation in the Senate and gave him copy of the unclassified telegram describing the views of Senators Church and Lausche.4
3. After finishing this description of conditions in the UN and in Congress, I said it was obvious that public opinion could not condone the idea that American loss of lives and American aid were being expended for the repression of human rights. The President had expressed doubts that victory was possible without a change of policies and it was my personal view that without some change of policy the suspension of aid would become a very real possibility.
4. I said I had noted that Mr. Nhu desired a Congressional investigation. It was my observation that whenever a foreigner tried to put himself between the President and Congress he risked to lose a great deal. In fact I had never seen a case in which this procedure had done other than injure the foreigner. He denied that Mr. Nhu was asking for a Congressional investigation. Mr. Nhu had merely said that it was up to Congress to decide whether to have one or not.
5. I then said that it was vital to get a change of personnel and a change of policies. My first advice to him was that Mr. Nhu should go away, not returning at least until end of December—after the appropriations had been voted. He looked at me aghast and said “why it would be out of the question for him to go away when he could do so much for the Strategic Hamlets.” When I said many regarded him as the head of the Secret Police and the director of the Aug 20 raids, Diem said: “He has been very unjustly accused. He was not the one who organized the raid of Aug 20. He was always the influence in favor of a flexible solution of the problem. He is the only man in the Cabinet who is neither a technician nor a lawyer nor a bureaucrat. If American opinion is in the state that you describe then it is up to you, Ambassador Lodge, to disintoxicate American opinion;” the French word he used is: “desintoxiquer”.
6. I said I recognized that it was part of my job to try to straighten American opinion and that I would be only too glad to do so if he would give me something with which to work.
7. I then brought up the matter of eliminating censorship of the press. This started him off on a long harangue about the Buddhist problem, about how they were in a state of evolution with the young men in their late thirties and early forties of which he mentioned particularly Tri Quang and the other fellow Tran Van Nhan. They could write and speak very well, but now the whole thing had been settled by the understanding which he had reached with the regular leaders of the Buddhist movement. When I said that these were considered to be puppets he said how could anybody say that, they were the people who were in the job and were not put there by me.
8. Finally I got him back to the question of censorship. He said as far as the Vietnamese press was concerned the journalists did their own censorship and there was no censorship in advance, that whenever the government saw something that was bad for the morale of the Army or totally untrue then they would take it out. As far as the foreign press was concerned there was practically no censorship at all, the foreigners were using planes and using mail and that it was actually impossible to control.
9. Whenever I tried to get back either to the departure of Nhu or the lifting of the censorship of the press he would start off on something else. One of his topics was the fact that he had asked the US Govt for its agreement on their new Amb a week ago and got no answer. It was obviously extremely annoying to him that Tran Van Chnong and Mrs. Chnong were still in the Vietnamese Emb in Wash. FYI: Can the Dept tell me something about this?
10. He said that his representative proposed to show in New York that the pagodas had been turned into bordellos, that they had found a great deal of female underwear, love letters and obscene photographs. That the virgins were being despoiled there. They knew of one priest who had despoiled 13 virgins. This apparently was part of the “crisis of growth” of the Buddhist movement.
11. He said that out of 4700 pagodas in the country only between 20 and 30 had been searched and the only one that had been damaged was the Xa Loi Pagoda which had to be touched because “they were using the tower in order to drop things on peoples heads.” Only 70 prisoners remained.
12. I then once again got back to the need for new policies and new people in the GVN in order to change the thinking in the Western world, notably in Wash. Whereupon he started off on the situation in Hue. He said that in particular the USIS was extremely offensive, that they were printing and distributing tracts to students telling the students to demonstrate on behalf of the Buddhists and to conduct strikes; that they were abusing diplomatic immunity in that they were using houses which possessed diplomatic immunity to print and distribute [Page 143]these tracts. That Asher, Chief of the USIS at Hue, had incited two professors to tell the most barefaced lies. He hoped something could be done about the USIS.
13. Speaking of the recent student strikes he said that this was a Communist plot, that the Communists had abandoned the idea of taking over the countryside and then leaving the cities for dessert. Because of the success of the Strategic Hamlet Program they were going after the cities first.
14. I then read from the Dept’s 3555 which said that the Associated Press quoted Bishop Thuc as saying that the US has spent $20 million trying to replace Diem. Diem said Thuc shouldn’t have said this but he wondered whether it was true. “I will speak to him about it.”
15. I then read him the passage from the Dept’s 355 in which Reuters quotes Bishop Thuc as saying the Buddhist monks were not suicides but murder cases and were killed with a hammer. He had no comment at all.
16. When I got up to go he said he had had a meeting of Generals recently who told him the war was going very well in spite of all the trouble they had had. As I parted he said he thanked me for coming in and said he would carefully consider all the things that I had said. I reiterated that I hoped very much that there would be changes in personnel and in policy in order to make continued support of the war possible.
17. Although I stated what I intended to state many times, I did not feel he was really deeply interested. He seemed totally absorbed with his own problems here and was justifying himself and attacking his enemies. Perhaps this is all part of his medieval view of life. He is constantly preoccupied with fighting back, which is a commendable trait in many ways but makes it hard to get a new idea across to him.
Lodge
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, SOC 14-1 S VIET. Secret; Immediate. Received at 2:38 p.m. Repeated to CINCPAC. Passed to the White House and CIA at 4:30 p.m.
(2) See footnote 5, Document 72.
(3) Document 63.
(4) In telegram 341 to Saigon, September 6—1:54 p.m., the Department informed the Embassy that Senator Lausche stated on the Senate floor that he agreed with President Kennedy’s view “that there must be a change of policy by the South Vietnamese Government and possibly a change in personnel.” Senator Church’s remarks from the CBS News report of September 8 to the effect that “he may move to cut off all foreign aid to South Vietnam unless the Diem government begins drastic reform,” were also quoted in the telegram. (Department of State, Central Files, POL 1 S VIET-US)
(5) Dated September 7, not printed. (Department of State, Central Files, SOC 14-1 S VIET)
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d77
.... o ....
77. Điện văn từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN gửi Bộ Ngoại giao (1)
Sài Gòn, ngày 9 tháng 9 năm 1963, lúc 11 giờ trưa.
455. Chỉ để Bộ trưởng Ngoại giao đọc. CINCPAC POLAD dành riêng cho Đô đốc Harry Felt. Sau đây là báo cáo về cuộc nói chuyện kéo dài một giờ năm mươi phút với Diệm.
1. Tôi [Lodge] đọc [và diễn giải] cho ông Diệm nghe Điện văn Bộ Ngoại Giao số 331(2) mô tả tình hình ở Liên Hợp Quốc, nói rằng tôi rất vui khi biết rằng Bà Nhu sẽ không trình bày trường hợp của Việt Nam. Ông Diệm nói rằng ông Diệm không thể hiểu được nguồn gốc của báo cáo này xuất phát. Bà Nhu sẽ không trình bày trường hợp của Việt Nam, nhưng bà có quyền họp báo ở New York để bào chữa cho mình trước tất cả những điều quá đáng đã được nói ra chống lại bà.
2. Sau đó, tôi đọc điện văn của Bộ Ngoại Giao số 335(3) về tình hình ở Thượng viện và đưa cho ông Diệm bản sao bức điện văn không-xếp-loại-mật mô tả quan điểm của hai Thượng nghị sĩ Frank Church và Frank Lausche.(4)
3. Sau khi mô tả xong tình hình tại Liên Hợp Quốc và Quốc hội Hoa Kỳ, tôi nói rõ ràng là dư luận không thể chấp nhận ý tưởng rằng lính Mỹ hy sinh và viện trợ của Mỹ đang được sử dụng cho việc đàn áp nhân quyền. Tổng thống Kennedy đã bày tỏ nghi ngờ rằng chiến thắng có thể xảy ra nếu không có sự thay đổi chính sách và theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu không có một số thay đổi về chính sách thì việc ngưng viện trợ Mỹ sẽ trở thành một khả năng rất thực tế.
4. Tôi nói tôi đã lưu ý rằng ông Nhu mong muốn Quốc hội Mỹ có một cuộc điều tra [về ông Nhu đàn áp nhân quyền VN]. Theo quan sát của tôi, bất cứ khi nào một người nước ngoài cố gắng đứng giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ, người đó có nguy cơ bị mất rất nhiều. Trên thực tế, tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào mà thủ tục này được thực hiện ngoài việc làm bị thương người nước ngoài. Ông Diệm phủ nhận việc ông Nhu yêu cầu Quốc hội Mỹ điều tra. Ông Nhu chỉ nói rằng việc có điều tra hay không có tùy thuộc vào Quốc hội Mỹ.
5. Sau đó tôi nói rằng điều quan trọng là phải thay đổi nhân sự và thay đổi chính sách. Lời khuyên đầu tiên của tôi dành cho ông Diệm là ông Nhu nên ra đi, ít nhất là không quay lại VN cho đến cuối tháng 12 – sau khi việc phân bổ ngân sách [viện trợ] đã được [Quốc Hội Mỹ] biểu quyết. Ông Diệm nhìn tôi kinh ngạc và nói “tại sao lại muốn Nhu ra đi khi Nhu có thể làm được nhiều điều cho Ấp Chiến lược.” Khi tôi nói nhiều người coi ông Nhu là người đứng đầu Cảnh sát Mật vụ và là người chỉ huy cuộc đột kích các chùa VN ngày 20 tháng 8, Diệm nói: “Ông Nhu đã bị buộc tội rất bất công. Nhu không phải là người tổ chức cuộc tập kích ngày 20/8. Nhu luôn là người có ảnh hưởng ủng hộ các giải pháp linh hoạt cho vấn đề. Nhu là người duy nhất trong Nội các không phải là kỹ thuật viên, luật sư hay quan chức. Nếu quan điểm của Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng như ông mô tả thì Đại sứ Lodge có trách nhiệm giải độc quan điểm của người Mỹ;” từ tiếng Pháp mà ông sử dụng là: “desintoxiquer”.
6. Tôi nói rằng tôi nhận ra rằng một phần công việc của tôi là cố gắng làm thẳng thắn quan điểm của người Mỹ và tôi sẽ rất vui lòng làm điều đó nếu ông Diệm cho tôi thứ gì đó để làm việc.
7. Sau đó tôi đề cập đến vấn đề gỡ bỏ kiểm duyệt báo chí. Điều này bắt đầu với ông bằng một bài diễn thuyết dài về vấn đề Phật giáo, về việc họ ở trong trạng thái tiến hóa như thế nào với những thanh niên ở độ tuổi cuối ba mươi và đầu bốn mươi mà ông đặc biệt đề cập đến nhà sư Thích Trí Quang và người bạn khác Trần Văn Nhân. Họ có thể viết và nói rất giỏi, nhưng giờ đây toàn bộ sự việc đã được giải quyết nhờ sự hiểu biết mà ông [Diệm] đã đạt được với các lãnh tụ thường xuyên của phong trào Phật giáo. Khi tôi nói đây [các lãnh tụ Phật Giáo đồng thuận với Diệm] chỉ được coi là những con búp-bê thì Diệm nói làm sao có ai nói như vậy được, họ là những người làm công việc đó chứ không phải do Diệm dựng vào các vị trí đó.
8. Cuối cùng tôi đã kéo Diệm trở lại vấn đề kiểm duyệt. Ông Diệm cho biết, đối với báo chí Việt Nam, các nhà báo đã tự kiểm duyệt và không hề có sự kiểm duyệt nào trước đó, rằng bất cứ khi nào chính phủ thấy điều gì không tốt cho tinh thần của Quân đội hoặc hoàn toàn sai sự thật thì họ sẽ gỡ bỏ. Đối với báo chí nước ngoài, thực tế không có sự kiểm duyệt nào cả, người nước ngoài sử dụng máy bay và thư tín và điều đó thực sự không thể kiểm soát được.
9. Bất cứ khi nào tôi cố gắng quay trở lại với sự ra đi của Nhu hay việc dỡ bỏ kiểm duyệt báo chí, ông Diệm lại bắt đầu bằng một chuyện khác. Một trong những chủ đề của Diệm là việc Diệm đã yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý về vị Đại sứ mới của họ một tuần trước đây và không nhận được câu trả lời nào. Rõ ràng là Diệm vô cùng khó chịu khi ông bà Trần Văn Chương vẫn còn ở trong Tòa đại sứ của Việt Nam ở thủ đô Hoa Kỳ. FYI [Để biết]: Bộ Ngoại Giao có thể cho tôi biết điều gì đó về việc này không?
(Lời người dịch: Ông bà Trần Văn Chương là ba mẹ của bà Trần Thị Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Ông Trần Văn Chương là Đại sứ VNCH tại Mỹ từ năm 1955. Ngày 22/8/1963 ông Trần Văn Chương từ chức đại sứ để phản đối chính sách ưu đãi Thiên Chúa giáo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, và cụ thể là phản đối trận đột kích các chùa VN trong đêm 20/8/1963.)
10. Ông Diệm nói rằng người đại diện của Diệm đề nghị sẽ chứng minh ở New York rằng các ngôi chùa VN đã bị biến thành nhà thổ, rằng người ta đã tìm thấy rất nhiều đồ lót phụ nữ, những bức thư tình và những bức ảnh tục tĩu. Rằng các trinh nữ đang bị hiếp dâm ở đó. Họ biết có một nhà sư đã cưỡng hiếp 13 trinh nữ. Đây rõ ràng là một phần của “cuộc khủng hoảng về sự tăng trưởng” của phong trào Phật giáo.
11. Ông Diệm cho biết trong số 4700 ngôi chùa trên cả nước chỉ có từ 20 đến 30 ngôi chùa bị cảnh sát khám xét và ngôi chùa duy nhất bị hư hại là chùa Xá Lợi vì “họ lên tháp chùa để ném đồ vật lên đầu người khác.” Chỉ còn lại 70 tù nhân trong tù.
12. Sau đó, một lần nữa tôi quay lại với nhu cầu có chính sách mới và con người mới trong Chính phủ VN nhằm thay đổi tư duy của thế giới phương Tây, đặc biệt là ở thủ đô Hoa Kỳ. Từ đó ông Diệm bắt đầu bàn về tình hình ở Huế. Ông nói rằng USIS [Phòng Thông Tin Hoa Kỳ] đặc biệt cực kỳ xúc phạm, họ đang in và phân phát các bài viết cho sinh viên yêu cầu sinh viên biểu tình thay mặt cho Phật tử và tiến hành bãi khóa; rằng họ đang lạm dụng quyền miễn trừ ngoại giao ở chỗ họ đang sử dụng những cơ quan có quyền miễn trừ ngoại giao để in và phân phối những bài viết này. Rằng Asher, Giám đốc USIS ở Huế, đã xúi giục hai giáo sư đưa ra những lời nói dối trắng trợn nhất. Diệm hy vọng có thể làm được điều gì đó về USIS.
13. Nói về các cuộc bãi khóa gần đây của sinh viên, ông Diệm nói rằng đây là một âm mưu của Cộng sản, rằng Cộng sản đã từ bỏ ý định chiếm lấy vùng nông thôn trước rồi chiếm các thành phố sau để ăn tráng miệng. Vì sự thành công của Chương trình Ấp Chiến lược nên [bây giờ] CS tấn công các thành phố trước tiên.
14. Sau đó tôi đọc điện văn Bộ Ngoại Giao số 355(5) của Bộ nói rằng hãng thông tấn AP dẫn lời Giám mục Ngô Đình Thục nói rằng Hoa Kỳ đã chi 20 triệu đô la để cố gắng thay thế Diệm. Ông Diệm cho rằng Thục không nên nói như thế nhưng Diệm băn khoăn liệu điều đó có đúng không. “Tôi [Diệm] sẽ nói chuyện với anh ta [Thục] về chuyện đó.”
15. Sau đó tôi đọc cho Diệm nghe đoạn văn từ điện văn Bộ Ngoại Giao số 355, trong đó Reuters trích lời Đức Giám mục Thục nói rằng trường hợp các tu sĩ Phật giáo không phải là những vụ tự thiêu mà là những vụ giết người và bị giết bằng búa. Diệm không có bình luận gì cả.
16. Khi tôi đứng dậy để đi, Diệm nói rằng gần đây Diệm đã có một cuộc họp với các Tướng, họ nói với Diệm rằng cuộc chiến đang diễn ra rất tốt đẹp bất chấp mọi khó khăn mà họ đã gặp phải. Khi tôi chia tay, Diệm nói cảm ơn tôi vì đã đến và nói rằng Diệm sẽ cân nhắc cẩn thận tất cả những điều tôi đã nói. Tôi nhắc lại rằng tôi rất hy vọng sẽ có những thay đổi về nhân sự và chính sách để có thể tiếp tục có viện trợ cho cuộc chiến.
17. Dù tôi đã nhiều lần nói ra điều mình định nói nhưng tôi không cảm thấy Diệm thực sự quan tâm sâu sắc. Diệm dường như hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của chính Diệm ở đây và đang biện minh cho bản thân và tấn công kẻ thù của Diệm. Có lẽ đây là một phần trong quan điểm sống thời trung cổ của ông Diệm. Diệm thường xuyên bận tâm đến việc chống trả, đó là một đặc điểm đáng khen ngợi về nhiều mặt nhưng lại khiến Diệm khó có được một ý tưởng mới.
Lodge
(Đại sứ Hoa Kỳ tai VN)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, SOC 14-1 S VIET. Bí mật; Ngay tức khắc. Nhận được lúc 2:38 giờ chiều. Lặp lại với CINCPAC. Được chuyển đến Bạch Ốc và CIA lúc 4:30 giờ chiều.
(2) Xem chú thích 5, Văn bản 72.
(3) Văn bản 63.
(4) Trong bức điện văn 341 gửi tới Sài Gòn, ngày 6 tháng 9, lúc 1 giờ 54 phút chiều, Bộ Ngoại Giao thông báo tới Đại sứ quán rằng Thượng nghị sĩ Frank Lausche đã tuyên bố trên sàn Thượng viện rằng ông đồng ý với quan điểm của Tổng thống Kennedy “rằng miền Nam Việt Nam phải thay đổi chính sách và có thể là cả thay đổi về nhân sự.” Nhận xét của Thượng nghị sĩ Frank Church trong bản tin ngày 8 tháng 9 của CBS News về việc “ông ta [Church] có thể cắt đứt mọi viện trợ Hoa Kỳ cho miền Nam VN trừ khi chính phủ Diệm bắt đầu cải cách mạnh mẽ,” cũng được trích dẫn trong bức điện văn. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL 1 S viet-US)
(5) Ngày 7 tháng 9, không in ra. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, SOC 14-1 S viet)
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu
.... o ....