- Các Cặp Hôn Nhân Hỗn Hợp Gặp Khó Khăn Trong Đời Sống Tôn Giáo Tại Miến Điện

16/09/201012:00 SA(Xem: 17825)
- Các Cặp Hôn Nhân Hỗn Hợp Gặp Khó Khăn Trong Đời Sống Tôn Giáo Tại Miến Điện

CÁC CẶP HÔN NHÂN HỖN HỢP GẶP KHÓ KHĂN

TRONG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN (MYANMAR)

MANDALAY, Myanmar (UCAN 14-7-2008) – Peter Tin Myint thừa nhận việc ông“sống trong tội lỗi” 30 năm nay là một bí mật mà ai cũng biết. Người Công giáo 60 tuổi này thường xuyên đi lễ tại nhà thờ Thánh Giuse ở Mandalay, cách Yangon 580 km về phía bắc, nhưng điều này vẫn không giải quyết được vấn đề.

Cách đây ba thập niên, ông Tin Myint kết hôn với một Phật tử theo nghi thức Phật giáo. Vì họ không làm lễ cưới trong nhà thờ, nên ông được coi là “sống trong tội lỗi”, và không thể rước lễ.

Khi đã ở tuổi xế chiều và lo sợ mình “sẽ không được mai táng theo nghi thức Công giáo”, ông Tin Myint cố khuyên vợ và cuối cùng cũng được bà đồng ý “kết hôn” theo nghi thức Công giáo. Theo luật, họ sẽ không được làm lễ cưới lại tại nhà thờ Thánh Giuse nhưng họ sẽ được làm phép giao.

Hôn nhân hỗn hợp hay khác đạo giống như chiếc xe đẩy chỉ có một bánh chạy được”, ông nói với UCA News hôm 27-6, ám chỉ nhiều người Công giáo ở đây kết hôn với người Phật giáovấn đề mà các đôi này gặp phải trong khi cố thoả mãn cả hai tôn giáo.

Linh mục John Mg San, chánh xứ Thánh Micae gần đó, thừa nhận vấn đề này không chỉ có ở một vài người. Ngài cho UCA News biết vấn đề hôn nhân hỗn hợp đang “nổi lên”. Có 23.605 người Công giáo trong số 15 triệu dân đa số là người Phật giáo trong tổng giáo phận Mandalay. Vị linh mục cho biết 50% trong số những người đi lễ đã có gia đình trong giáo xứ của ngài kết hôn với người ngoài Công giáo. Mặc dù ngài không thích làm lễ cưới cho những cặp khác đạo, nhưng những người Công giáo không kết hôn theo nghi thức Công giáo “sẽ sống trong tội lỗi”, ngài nói. Vì thế khi có thể là ngài làm lễ cưới cho họ.

Giống như ông Tin Myint, nhiều người khác thường xuyên đi lễ cũng không thể rước lễ do tình trạng hôn nhân của họ.

Hôn nhân hỗn hợp là một sai lầm đối với hầu hết mọi người do vấn đề họ gặp phải vì những bất đồng tôn giáo”, ông Tin Myint khẳng định và nói ông không thể sống đạo cùng với vợ. “Tôi cảm thấy buồn khi nghĩ về hoàn cảnh của mình, không thể rước lễ hay tham dự trọn vẹn Thánh lễ, nhất là Giáng sinh và Phục sinh”.

Đôi khi ông sợ vợ ông lôi kéo ông đổi đạo và lo ông “đang đi sai đường”.

Cha Ng San hiểu được cộng đoàn Công giáo thiểu sốthực hiện các quy định trong giáo luật cách linh hoạt. “Tôi chỉ khuyên những người Công giáo sống đạo cho tốt và không nên ép bạn tình theo đạo, hãy tôn trọng tôn giáo của bạn tình”, ngài nói. Nếu người Công giáo làm gương tốt, thì vợ hay chồng họ sẽ tôn trọng đạo Công giáo. Người Công giáo phải làm hết mình để nuôi dạy con cái theo giáo huấn Công giáo, ngài nói thêm.

Theo cha Mg San, nếu một người Công giáo giống như ông Tin Myint muốn làm phép giao trong nhà thờ, họ phải làm việc đền tội do cha sở ra, như lần hạt hay tham dự lễ Chúa nhật trong một thời gian. Sau đó hôn nhân của họ có thể được Giáo hội làm chứng và chấp nhận.

Ronald Naing Toe, 31 tuổi, thuộc giáo xứ Thánh Micae, kết hôn với một người Phật giáo cách đây ba năm, nói với UCA News rằng anh và vợ muốn được làm phép giao trong nhà thờ nhưng gia đình bên vợ không chịu.

Cho đến nay, giữa chúng tôi chưa có bất hoà về tôn giáo”, anh nói. “Chúng tôi tự do thực hành giáo huấn tôn giáo của mình và vợ tôi thường nhắc tôi đi lễ”. Nhưng anh lo lắng về hậu quả sau này nếu một ngày nào đó hôn nhân của họ đổ vỡ.

Cha Mg San cho biết ngài cũng lo lắng vợ chồng có thể sẽ không giữ lời hứa tôn trọng tôn giáo của nhau và cho phép vợ hay chồng và con cái hành đạo như trước khi kết hôn.

Giáo dân Paul Tun Lwin, 40 tuổi, kết hôn tại nhà thờ Công giáo và có con được rửa tội, nói với UCA News rằng vợ anh không cho con cái đi nhà thờ. “Khi bọn trẻ lớn lên, chúng có thể chọn nên theo tôn giáo nào”, anh nói.

UCA News
(Tịnh Thuỷ chuyển ngữ)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.