- Thư Hỏi Của Một Nữ Kitô Hữu Và Trả Lời Của Linh Mục Bùi Đức Tiến (Australia)

16/09/201012:00 SA(Xem: 15033)
- Thư Hỏi Của Một Nữ Kitô Hữu Và Trả Lời Của Linh Mục Bùi Đức Tiến (Australia)

THƯ HỎI CỦA MỘT NỮ KITÔ HỮU 
TRẢ LỜI CỦA LINH MỤC BÙI ĐỨC TIẾN (AUSTRALIA)

Thưa Cha, 

Con tên là NVN, hiện đang sống tại vùng St. Albans tiểu-bang Victoria. Con có một vấn đề xin Cha giúp cho ý-kiến, có lẽ đây không phải là một thắc mắc cha ạ! Để khỏi làm mất thì giờ quí báu của Cha, con xin đi thẳng vào vấn đề

Thưa Cha, con sắp sửa lập gia-đình trong dịp cuối năm này, người hôn-phu của con tên là T., không phải là người trong đạo công-giáo. Còn con thì công-giáo nhiều đời rồi. Khi bắt đầu quen nhau, chúng con đã chẳng có ý-định kết-hôn gì cả, nhưng càng ngày càng gần gũi nhau hơn và tình cảm càng nặng nề hơn, để cuối cùng chúng con phải quyết-định làm đám cưới. 

Khi đưa vấn đề ra trong gia đình thì gia-đình con phản đối dữ dội, cho rằng việc kết hôn với một người khác đạo như thế sẽ không mang lại hạnh phúc, sẽ dễ dàng đổ vỡ, con cái sau này sẽ lộn xộn, rồi gia-đình đưa ra nhiều thí dụ điển hình về những trường hợp gia đình vì hai vợ chồng khác tôn giáo mà đổ vỡ. Đầu tiên con chỉ biết khóc thôi, nhưng sau đó thì con tìm đủ mọi cách để biện hộ cho hoàn cảnh của con, nào là: cũng có những gia đình cả hai vợ chồng cùng một tôn giáo mà vẫn đổ vỡ, nào là: có những gia đình hai vợ chồng khác đạo mà vẫn hạnh phúc đầm ấm vui vẻ

Cuối cùng gia đình con xiêu lòng (chắc vì thấy chúng con thương yêu nhau quá chăng?) nhưng ra những điều kiện như sau: 

- Anh T. không được phép ngăn cản con trong việc giữ đạo, đọc kinh xem lễ và cầu nguyện

- Tất cả những đứa con sau này sẽ phải được rửa tội theo đạo Công giáo và phải được hướng dẫn giáo lý đàng hoàng. Với hai điều kiện này anh T. đều chấp nhận, nhưng theo con nhận xét hình như anh T. tự ái trong những yêu cầu này, vì mấy lúc sau này con thấy thái độ anh ấy có vẻ khác. 

Chúng con đang chuẩn-bị cho ngày cưới vào dịp cuối năm nay. Ba con cho biết hai điều-kiện về tôn giáo vừa nêu bên trên phải được thề hứa và tôn trọng đàng hoàng, nếu không, ba con sẽ không đồng ý và không tham dự đám cưới của chúng con. 

Thưa Cha, bây giờ con phải làm gì? Xin Cha giúp cho con vì con bối rối quá ! Con cũng chưa dám nói với anh T. vì việc phải thề hứa này nọ về vấn-đề tôn-giáo. 

Xin Cha giúp con. 

NVN. St. Albans 

Cứ loay hoay mãi khi đọc thư của NVN, sự loay hoay xoay vòng trong cái tên NVN. Cứ như sự thường “thông dịch” một cái tên viết tắt thì chữ V ở giữa phải được “dịch” là Văn và người mang tên NVN chắc phải là con trai hay đàn ông. Nhưng trong trường hợp này N.V.N là một cô gái, chẳng sao, ở thời đại này con gái có khả năng về “Văn” hay về “Võ” cũng không được coi là bất thường so với xã-hội Việt-Nam mấy chục năm về trước. 

NVN viết rằng đây không phải là thắc mắc mà chỉ là xin giúp ý-kiến. Theo tôi, đây là một thắc mắc hẳn hòi, và tôi xin giải đáp thắc mắc này: 

Điều luật 1086 qui định: “Hôn phối sẽ vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hay đã được nhận vào Giáo hội và chưa công khai bỏ Giáo Hội với một người chưa bao giờ được rửa tội.” 

Nếu hôn-phối này muốn được hữu hiệu — khi cử-hành, phần người công giáo phải được Giáo-Hội ban “phép chuẩn” (Dispensation ). 

Về “phép chuẩn”, điều luật 1125 qui-định như sau: “Nếu có lý do chính đánghợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép chuẩn cho hôn phối hỗn hợp (khác đạo). Tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây: 

- Bên công-giáo phải tuyên-bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Đức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể, để con cái được rửa tội và giáo-dục trong Giáo Hội Công giáo. 

- Vào lúc thuận lợi, phải cho bên không công giáo biết những lời hứa mà người bên công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo. 

- Cả hai bên phải được giáo huấnvề các mục đíchđặc tính cốt yếu của hôn-phối và không bên nào được loại bỏ các điều ấy. 

Qua hai điều luật trên đây tưởng đã quá rõ ràng trong hoàn cảnh hôn phối của N. và T. Để vấn đề không còn bị rắc rối. Tỉ như Ba của N. chưa hài lòng hay T. sẽ tự ái, tôi xin tóm lược như sau: 

- Trước khi cử hành hôn phối với T., N. phải xin “phép chuẩn” 

- Phép chuẩn này chỉ được Giáo hội cấp, nếu N. thành thật hứa là sẽ giữ đạo sốt sắng và làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo-Hội Công giáo. 

- Bên anh T. sẽ không phải thề hứa gì cả. Anh chỉ được cho biết rằng người vợ của anh đã thành thật thề hứa những điều trên. 

- Cả hai người N. và T. nên được chuẩn-bị hôn nhân kỹ càng qua các lớp Dự bị Hôn nhân được tổ chức do Giáo-hội qua các họ đạo liên hệ

Để tránh các khó khăn khác, đề nghị N. nên đưa cho Ba đọc lời giải đáp này và nếu ông Cụ vẫn chưa thoả mãn, xin cứ nêu những ưu-tư khác, tôi sẽ cố gắng giúp trong khả năng hạn hẹp. 

Chúc N., T. và gia-đình có được nhiều hồng ân Chúa trong Mùa Phục Sinh này. Thân mến

Linh Mục Bùi đức Tiến
(http://buiductien.com/index_html)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.