- Ý Kiến Của Linh Mục Jb Vũ Xuân Hạnh Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ

16/09/201012:00 SA(Xem: 13970)
- Ý Kiến Của Linh Mục Jb Vũ Xuân Hạnh Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ

Ý KIẾN CỦA LINH MỤC JB VŨ XUÂN HẠNH
TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ


Trước hết, phải nói ngay rằng, lập gia đình với người ngoài Công giáo vẫn có những thuận lợi riêng của nó, nhất là về mặt truyền giáo. Nhưng trong phần này, chúng ta tạm bỏ qua những thuận lợi. Đứng trên quan điểm của một linh mục đang coi xứ, trong công tác mục vụ của mình, không ít lần phải giải quyết những vấn nạn, trong đó đa phần là vấn nạn về hôn nhângia đình, vì thế, tôi muốn trình bày một chút trăn trở của mình về một khía cạnh thường gặp phải: Hôn nhân khác đạo.

Có lẽ vấn đề tôn giáo, đặc biệthôn nhân khác đạo, là vấn đề khó khăn không chỉ đối với các bạn trẻ, các bậc phụ huynh, và những ai có liên quan, nhưng còn là vấn đề lớn mà các mục tử nhiều khi lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào cho tốt đẹp nhất, có hậu nhất. 

Không phải tất cả những người ngoài Công giáo lấy người Công giáo đều sẵn sàng chấp nhận gia nhập đạo, để cùng sống một lý tưởng của đức tin Công giáo. Nếu theo lập trường của Hội Thánh, không giải quyết cho hôn nhân khác đạo, chính người linh mục cảm thấy đau buồn cho anh chị em giáo dân của mình vì phải sống “rối”. 

Lúc này việc chuẩn khác đạo được đặt ra, nhưng vẫn không là cách giải quyết tối ưu. Bởi phép chuẩn là nút dây thắt gút, buộc người Công giáo phải chung thủy một vợ, một chồng suốt đời, trong khi luật này lại không có hiệu lực trên người ngoài Công giáo. Cho phép chuẩn hôn nhân khác đạo, sẽ giải quyết được vấn đề hiệp thông trong Hội Thánh đối với người Công giáo, nhưng lại gây thiệt thòi cho chính họ nếu đời sống vợ chồng bị rạn nứt. Hơn nữa, lời hứa của bên Công giáo “quyết bảo vệ đức tin khỏi mọi nguy hiểm và xúc phạm” trước khi được chuẩn, không dễ gì có thể giữ một cách trọn vẹn. Bởi người ngoài Công giáo phải sống gần ta. Lúc nào họ vui cùng ta thì không sao, nhưng khi họ buồn vì ta, họ có thể xúc phạm đức tin của ta bất cứ lúc nào, ta không dễ gì kịp ngăn cản hành vi hay lời nói của họ xúc phạm đức tin của ta.

Hiện nay, có nhiều linh mục “thông cảm” với người Công giáo lấy người ngoài Công giáo bằng cách cho họ một năm xưng tội, rước lễ một lần cách kín đáo. Làm như vậy, linh mục đứng về phía người lập gia đình, nhưng chính linh mục lại càng mất bình an, vì đi ngược giáo huấn của Hội Thánh. Rồi ai sẽ chịu trách nhiệm về cuộc hôn nhân khi chính người linh mục dám vượt qua lề luật Hội Thánh? Trong trường hợp, linh mục vượt qua luật Hội Thánh, nếu hôn nhân của hai người phối ngẫu không có vấn đề gì thì thôi, nhưng nếu "cơm không lành, canh không ngọt", thì người linh mục càng mất bình an, càng giày vò lương tâm, vì cho dù không minh nhiên, nhưng cách mặc nhiên, linh mục đã cho phép họ lấy nhau qua nghĩa cử “thông cảm” của mình. 

Ngay cả khi bên không Công giáo chấp nhận gia nhập đạo đi nữa, thì đó cũng chưa phải là cách an toàn nhất để bảo vệ đức tin Công giáo. Bởi bên cạnh nhiều người có lòng tin chân thành, cũng sẽ có rất nhiều người theo đạo chỉ để được thành hôn với người mình yêu mà thôi. 

Thông thường, số đôi hôn phối không cùng tôn giáo, tỷ lệ hạnh phúc còn thấp (nhất là đối với người vợ là người Công giáo. Nói như thế, chúng ta không loại trừ nhiều trường hợp hôn nhân khác đạo vẫn có hạnh phúc, trong khi một số hôn nhân cùng đức tin Công giáo lại mất hạnh phúc), trừ trường hợp người Công giáo sống tình trạngdư luận cách chung gọi là “bỏ đạo”, để đẹp lòng chồng hay vợ của mình. Nhưng ngay cả khi người ta “bỏ đạo”, theo chồng hay vợ mình, thì sâu thẳm trong lương tâm, người bị coi là “bỏ đạo” vẫn mất bình an, vẫn bị nỗi buồn và sự tủi thân gặm nhấm suốt đời. Một người sống trong gia đình, bên cạnh chồng hoặc vợ con của mình mà suốt đời mang mặc cảm tội lỗi, suốt đời bị lương tâm cấu xé, làm sao mang lại hạnh phúc lớn nhất có thể cho gia đình, cho chồng, cho vợ, cho con cháu mình? 

Còn trường hợp linh mục dứt khoát không cho họ lấy nhau, hoặc họ đã lấy nhau, linh mục thực hiện đúng theo luật Hội Thánh đối với người “rối”, chắc chắn đôi hôn phối sẽ bất mãn với Hội Thánh, người bên ngoài Công giáo càng không có cái nhìn đúng về linh mục nói riêng, Hội Thánh nói chung. 

Vân vân và vân vân… Vô số những góc cạnh đặt ra đối với hôn nhân khác đạo và đối với chính các mục tử. Vì thế, đây là vấn đề không những không đơn giản, mà còn nan giải của thời nay, khi mà giới trẻ thoát ly gia đình quá sớm, va chạm với thế giới bên ngoài quá nhiều, tiếp cận quá dễ dàng mọi hình thức hoặc mọi phương tiện thông tin và hưởng thụ… Và hình như lấy chồng, lấy vợ ngoại đạo là trào lưu mới? Có khi một đôi bạn sống cạnh nhà nhau, cùng là Công giáo, thương nhau tưởng chừng không thể xa nhau được, đùng một cái, anh thanh niên bỏ đi lấy một cô vợ ngoại giáo tận đâu đâu đem về, chính cô người yêu cũ của anh thanh niên còn không hiểu nổi tại sao "anh ta chê mình".

Cách nay chưa lâu, tôi nhận được từ người chịu trách nhiệm của một website lá thư của một bạn trẻ xin giúp ý kiến cho trường hợp của bản thân về vấn đề hôn nhân với người khác đạo. Chính lá thư này gợi hứng cho tôi nội dung của bài viết này. Tuy nhiên, với một bài viết đơn sơ thế này, chưa phải là câu trả lời hoàn hảo. Một mặt, với nội dung bài viết, có người đồng ý, và cùng chia sẻ; nhưng chắc chắn cũng sẽ có người không thể chia sẻ với quan điểm của tôi. Nhưng tôi tin rằng, nó vẫn có lợi cách này, cách khác cho người cần đến nó. Nghĩ như thế mà tôi đã viết.

Mặt khác, liên quan đến hôn nhân khác đạo còn có nhiều điều khác đặt ra như: Theo đạo là theo ai? Hội Thánh nói gì về việc chuẩn khác đạo? Có nên ban phép chuẩn khác đạo cách quá dễ dàng, nhanh chóng? Chuẩn khác đạo sẽ xảy ra mặt lợi, mặt hại nào? Theo đạo có phải là bỏ cha mẹ như nhiều người thường nghĩ?… Tất cả những lý do trên, khiến tôi không muốn đưa ra câu trả lời dứt khoát, mang tính áp đặt: được phép hay không được phép thành hôn với người ngoài Công giáo. Chỉ xin ghi chép một vài gợi ý từ suy nghĩ của bản thân, để người trong cuộc tự do tìm câu trả lời cho mình: Có nên lấy người ngoài Công giáo hay không?!!

Lm. JB Vũ Xuân Hạnh
Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
(http://www.dongcong.net/)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.