- Nội Dung
- Lời Tựa
- Giới Thiệu
- I- Tổng Quát
- Ii- Cá Thể Là Gì? Xã Hội Là Gì? Sự Liên Hệ Giữa Chúng Là Gì?
- Iii- Sự Quan Trọng Của Cá Thể
- Iv- Ngục Tù Của Tình Trạng Bị Quy Định
- V- Những Vấn Đề Của Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định
- Vi- Những Tiếp Cận Sai Lầm Đối Với Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định
- Vii- Liệu Cái Trí Có Thể Tự Làm Tự Do Chính Nó Khỏi Tình Trạng Bị Quy Định?
- Viii. Bàn Về Sự Giáo Dục Đúng Đắn
- Ix- Bàn Về Chiến Tranh Và Hoà Bình
- X- Tóm Tắt
J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
www.thuvienhoasen.org
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
www.thuvienhoasen.org
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010
Tri ân Alan Kartli và con gái – Australia –
đã gửi tặng quyển sách này. Ông Không
INDIVIDUAL & SOCIETY
The Bondange of Conditioning
A Selection of Passages
From Teachings of
J. Krishnamurti
– KPA –
CÁ THỂ & XÃ HỘI
NGỤC TÙ của TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH
Một tuyển tập những đoạn văn từ những lời giảng của
J. KRISHNAMURTI
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
. Phản ứng của chúng ta đến một xã hội đang phân rã là gì?
. Người ta có thể sáng tạo một thay đổi như thế nào?
-Trong chính người ta -Trong xã hội
. Tánh cá thể thực sự là gì?
Trong những trả lời chính xác của ông cho những câu hỏi này, Krishnamurti mời mọc chúng ta tìm hiểu mới mẻ lại sự liên hệ của chúng ta như những con người với chính chúng ta và với lẫn nhau.
“Từ cơ bản, cá thể là tập thể, và xã hội là sự tạo thành của cá thể. Cá thể và xã hội có liên quan lẫn nhau, đúng chứ? Chúng không tách rời. Cá thể xây dựng cấu trúc của xã hội, và xã hội hay môi trường sống định hình cá thể. Mặc dù môi trường sống quy định cá thể, anh ấy luôn luôn có thể tự-làm tự do chính anh ấy, phá vỡ nền tảng của anh ấy ... Cá thể chỉ quan trọng trong ý nghĩa rằng anh ấy có khả nằng tự-làm tự do chính anh ấy khỏi tình trạng bị quy định của anh ấy và hiểu rõ sự thật.”
J. Krishnamurti, Bình phẩm về Sống, Tập II, Chương 19