Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú

29/10/20233:58 SA(Xem: 1202)
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH KHOA CHÚ
地藏菩薩本願經 科注
Đường Tam Tạng sa-môn Thật Xoa Nan Đà dịch
Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa soạn
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH KHOA CHÚ GIẢI
PDF icon (4)ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH KHOA CHÚ GIẢI

Lời tựa cho bộ Địa Tạng Kinh Chú

Địa Tạng Kinh Chú do Vận Hà Thừa Công, hiệu Thanh Liên pháp sư trước tác. Anh Ngài là hòa thượng Ngu Sơn thâm giao với tôi đã lâu; do vậy, Ngài sai tôi viết lời tựa. Tôi tự nghĩ mình trọn chẳng thông thạo kinh sách nhà Phật, một khi miễn cưỡng dùng những lời lẽ mình không quen thuộc để viết lời Tựa, há chẳng mâu thuẫn với ý chỉ chân thành từ những lời lẽ trau chuốt do Sư đã viết ư? Lại nhớ thuở tráng niên, tôi từng theo tiên phụ đến thăm ngài Ngu Sơn, gặp đúng dịp thầy Vận Hà cũng đến thăm anh mình. Vì thế, có dịp tiếp xúc mấy đêm, thưa hỏi lẽ vô cùng. Cha tôi hết sức khen ngợi Sư là bậc học rộng, căn cơ viên đốn, cười bảo ngài Ngu Sơn: “Cổ nhân ca ngợi Vô TrướcThiên Thân, anh em hòa thượng chẳng lẽ không giống như vậy hay sao?” Tới nay, thoáng chốc đã hơn ba mươi năm, nhớ lại thuở ấy, hội Linh Sơn vẫn nghiễm nhiên chưa tan, khôn ngăn nỗi buồn thương chưa báo đáp ân cha mà đã côi cút. Ngài Ngu Sơn lại kể lời ngài Vận Hà tự thuật [nguyên do soạn bộ chú giải ấy]: “Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh là hiếu kinh do đức Phật đã nói. Do tự than thở đã lo du phương tham phỏng bao năm, lỡ dịp phụng dưỡng song thân, bèn chú giải kinh này để tạo phước trong cõi âm [cho cha mẹ]”. Tôi đang ôm nỗi buồn đau suốt kiếp, do nghe lời ấy, bèn nghẹn ngào, khóc lóc thất thanh, phủ phục dưới đất chẳng thể dậy nổi!




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…