CẢM NIỆM VỀ MẸ
(Kính dâng mẹ cụ bà Nguyễn thị Sáu)
Hư Thân Huỳnh trung Chánh
NGƯỜI ĐẸP
THOẢNG HƯƠNG SEN
- Ta từng nghe người đời ca tụng nghệ thuật ngâm thơ điêu luyện của nàng, có thể nào nàng biểu diễn cho ta nghe được chăng?
- Xin vâng lệnh phu nhân.
Liên Hương nghiêm trọng lướt qua tờ giấy một lượt, rồi cất giọng ngâm nga :
- Hơn sáu muôn lời thành bảy cuốn
Rộng chứa đựng vô biên nghĩa mầu.
Trong cổ nước cam lộ rộng nhuần
Trong miệng chất đề hồ nhỏ mát
Bên răng ngọc trắng tuôn xá lợi
Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang
Dầu cho tạo tội hơn núi cả
Chẳng nhọc diệu pháp vài ba hàng.
Liên
Hương cất giọng ngọt ngào điêu luyện ngâm nga, từng chữ
từng lời như rót mật vào tai, thấm sâu vào tim gan người,
quả là danh bất hư truyền. Ngâm xong bài thơ, Liên Hương
hoàn lại tờ giấy cho phu nhân rồi lên tiếng :
- Thưa
phu nhân, bài thơ nầy tôi mới thấy lần đầu nhưng có cảm
giác quen thuộc kỳ lạ nên xúc động thành thử trình diễn
chưa vừa ýù! Xin mạn phép phu nhân cho tôi ngâm một lần
nữa, thì tôi mới lột hết khả năng ra được.
Được
phu nhân đồng ý, Liên Hương lắng lòng như mơ màng tìm về
cõi xa xâm nào đó, lần nầy giọng nàng lại chân thành tha
thiết, cao vút như điệu tán dâng lên đấng chí tôn cao vời
vợi. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa xuất thần, ngâm xong
bài thơ, bỗng nàng buộc miệng niệm “Nam mô Diệu Pháp Liên
Hoa kinh” ba lần, đoạn nàng tiếp tục ngân nga độc thoại
: “Như thị ngã văn, nhứt thời...”, âm điệu êm êm siêu
thoát của nàng cứ thế mà tuôn chảy miên man không lấp vấùp...
Vợ chồng quan thái thú chăm chú dò theo quyển sách theo dõi
từng câu văn Liên Hương đọc, vừa trố mắt nhìn nàng ngạc
nhiên như đang mục kích một câu chuyện thần bí. Say sưa
“độc diễn” cả giờ, Liên Hương mới sực tỉnh và ngưng
lại. Nàng bối rối lên tiếng :
- Xin lỗi phu nhân! không hiểu tại sao,..ơ ơ... tôi như bị cái gì ám ảnh mà từng chữ từng câu cứ hiện ra thúc đẩy tôi đọc theo. Tôi nói khùng nói điên nảy giờ phá rầy phu nhân! Xin phu nhân rộng lượng tha thứ cho tôi!
- Cô không nói chuyện khùng điên vô nghĩa đâu. Cô đã tụng kinh Pháp Hoa, tụng thuộc làu làu không sai một chữ., phu nhân ôn tồn đáp. (1)
- Ôi! sao có chuyện lạ lùng như thế nầy kìa? Trọn đời tôi chưa hề đọc một câu kinh, tôi không hiểu Pháp Hoa là gì? làm sao tôi lại có thể đọc kinh nầy được?
- Đúng là chuyện lạ lùng khó tin nếu như vợ chồng tôi không đích thân mục kích. Nguyên nhân tại sao cô thuộc kinh nầy và nguyên nhân tại sao vợ chồng tôi rước cô về đây khá dài dòng, tôi chỉ hiểu được vài điều, tôi xin vắn tắt kể cho cô nghe; chỗ nào cần hỏi rõ, cô cứ tự nhiên hỏi lại.
- Dạ ! kính xin phu nhân gia ân cho tôi được tỏ rõ đuôi đầu.
- Cô
Liên Hương à ! Từ nhỏ tôi đã sùng mộ đạo Phật, tôi
thường xuyên lễ chùa, tham học đạo pháp và tu sửa thân
tâm. Từ khi phu quân tôi được thánh thượng cử về trấn
nhậm chốn nầy, tôi tin tưởng mình có phước duyên lớn
mới được gần gũi thánh địa của Bồ Tát Văn Thù nên
càng tinh tấn tu tập. Do đó, tôi liên tục hành hương chiêm
bái hàng trăm chùa am lớn nhỏ tại Ngũ Đài(2), lễ Phật
thỉnh pháp, cúng dường trai tăng, hỗ trợ các công tác phát
triển và tu bổ tự viện, yểm trợ trai đàn chẩn tế...
Rằm tháng giêng năm nay, vợ chồng tôi hướng dẫn đoàn tùy
tùng hành hương đỉnh Nam Đài. Được biết đạo tràng nầy
tọa lạc tại một địa điểm cheo leo trắc trở vắng khách
thập phương, tăng chúng đã phải chấp tác nhọc nhằn để
tự túc mà vẫn thiếu thốn, vì vậy chúng tôi mang theo khá
nhiều thực phẩm và vật dụng cần thiết để cúng dường
cho chùa chi dụng trọn năm. Nam đài mang mỹ danh là Cẩm tú
Phong, một đỉnh núi nổi tiếng về phong cảnh hùng vĩ tuyệt
vời, nhất là vào độ xuân về, kỳ hoa dị thảo đua nhau
nở rộ phủ trùm núi tạo thành một tấm gấm thêu hoa sặc
sỡ, cộng với sự điểm tô của hàng ngàn cánh bướm màu
sắc dị kỳ nhởn nhơ bay lượn. Trong cảnh núi rừng mờ
ảo trong sương mù, chúng tôi len lỏi theo lối đi ngoằn nghèo
trơn trợt leo lách theo vách đá rong rêu, xuyên qua các giòng
suối nước đổ tung tóe, để lên đến ngôi chùa Phổ Tế,
nằm trơ vơ trên đỉnh núi. Khi sắp vào cổng chùa, tôi chợt
thấy một tăng nhân người Thiên Trúc, vận y vàng sậm rách
rưới dơ cũ, đang lúi húi quét lá trên lối đi. Tôi kính
cẩn xá chào, rồi vội vã bước nhanh cho kịp với phu quân.
Bỗng nhiên tôi nghe có tiếng thở dài kèm theo tiếng than thật
khẽ dường như phát xuất từ vị tăng nhân đó : “Tiếc
thật! tiếc thật!” Tôi quay lại nhìn thì chẳng thấy ai,
có lẽ ông ta đã bước qua chỗ khuất bên tảng đá rồi
chăng? Chúng tôi tiếp tục vào chùa. Chùa nhỏ, không có nhiều
điện thờ, nhưng lại có tháp chuông khá cao. Chánh điện
chưng bày giản dị làm nổi bật pho tượng Bồ Tát Văn Thù
cỡi sư tử dưới dạng của viên tướng quân, đội mũ, mang
giáp, tay cầm kiếm, tay cầm hoa sen. Sau phần lễ bái đến
phần cúng dường trai tăng, tôi dâng y cho từng vị một nhưng
nhận thấy trong mười vị hiện diện không có vị tăng Thiên
Trúc mà tôi vừa gặp. Tôi thắc mắc hỏi thầy tri khách.
Thầy cho biết trọn Nam Đài không có tăng nhân ngoại quốc,
vị tăng mà tôi mô tả, thầy chẳng hề nghe ai nhắc tới
bao giờ. Phu quân tôi đi trước tôi mấy bước cũng cho biết
chẳng thấy tu sĩ nào trên đường đi cả. “Không lẽ mình
hoa mắt, ù tai hay quá giàu tưởng tượng chăng?”, tôi thầm
nghĩ. Chúng tôi nghỉ đêm tại chùa. Vào khoảng nửa đêm,
trong khi chúng tôi đang đàm đạo với hòa thượng trụ trì,
thì có vị sư chú vào thông báo : “Bẩm sư phụ! Bồ Tát
đã xuất hiện”. Hòa thượng vội vã hướng dẫn chúng tôi
ra tháp sau chùa, leo lên trên nóc bằng để chiêm bái. Thì
ra, đây không phải là lầu chuông mà chính là đài quan sát
hiện tượng mầu nhiệm “đèn trí tuệ của Bồ Tát Văn
Thù di động” mà tương truyền vào đêm rằm thường diễn
ra. Chúng tôi hân hoan chiêm ngưỡng hàng ngàn quả cầu
lửa, hình dạng màu sắc biến đổi không ngừng, bay lượn
theo đội hình, khi nhanh khi lơ lửng, từ đỉnh núi nầy sang
đỉnh núi khác liên tục cả giờ mới chấm dứt... Trong chuyến
hành hương nầy tuy tôi có phước duyên hãn hữu mục kích
được hiện tượng huyền bí, nhưng khi về nhà tôi lại khắc
khoải ăn ngủ không yên vì lúc nào cũng bị tiếng than thở
“Tiếc thật!” của vị tăng Thiên Trúc ám ảnh. Tôi thầm
nghĩ có lẽ mình đã phạm vài lỗi lầm trong nếp sống tu
tập nên Bồ Tát mới hiện thân cảnh tỉnh. Do đó, cứ vài
ngày tôi lên chùa Thù Tượng tại trấn Đài Hoài lễ Phật
và Bồ Tát cầu xin sám hối. Ngôi chùa nầy nổi tiếng linh
thiêng với tượng Văn Thù cỡi thanh sư to lớn, theo tương
truyền thì vị tăng phụ trách bếp núc trong khi đang nhồi
bột may mắn chứng kiến Đức Văn Thù thị hiện đã vội
ghi lại hình tượng Ngài bằng bột đương nhồi, do đó, phần
đầu của tượng bằng bột được ráp nối với phần còn
lại bằng đồng mà vẫn khít khao không thấy chỗ nối ráp.
Đâu lưng tượng Văn Thù, là tượng “Quan Âm tự tại”
trang nghiêm mà từ ái, tạc theo dáng nam nhân, một chân xếp
trên bệ, một chân thả xuống. Không hiểu tại sao tôi cảm
thấy quyến luyến tượng Quán Âm nầy một cách kỳ lạ,
có lẽ tôi vốn ngưỡng mộ Bồ Tát Quán Âm, phần khác, tại
tôn tượng nầy, tôi có thể gục đầu lên chân Ngài để
khấn nguyện, thân thuộc như một đứa con thơ bộc bạch
nỗi lòng với mẹ, và nhờ vậy, sau mỗi lần lễ bái lòng
tôi cảm thấy an ổn hơn. Vào ngày rằm tháng bảy đàn thủy
lục chẩn tế đã được tổ chức tại chùa Hiển Thông,
ngôi chùa lãnh đạo toàn thể Ngũ Đài sơn, với sự tham dự
của hàng ngàn tăng ni Phật tử. Trong khi tôi đang lễ
tượng Bồ Tát Văn Thù năm đầu nghìn mắt nghìn tay nghìn
bình bát tại điện “Thiên Bát Văn Thù”, bỗng tôi nghe
tiếng thở dài tương tợ như của nhà sư Thiên Trúc ngày
trước, tôi ngoái lại nhìn vừa kịp thấy dáng dấp ai như
là nhà sư đó đang rảo bước về hướng điện Vô Lượng
Phật. Tôi vội bước nhanh theo, nhưng mới thấy thấp thoáng
đó mà người đã mất biệt rồi. Tôi vừa xúc động vừa
tủi thân, nước mắt chảy như mưa, hướng về hư không quì
lạy không ngừng : “Kính lạy Bồ Tát Văn Thù ! xin Ngài từ
bi thương xót con! Xin Ngài chỉ dạy cho con chỗ sai lầm để
con tu sửa!” Bỗng nhiên tôi linh cảm như Bồ Tát còn
ẩn khuất đâu đó đang ban phát lòng từ vỗ về an ủi tôi.
Tôi ngẩng đầu lên thì thấy người đã đứng
cạnh tôi tự lúc nào, người ôn tồn cất tiếng : “Ta chẳng
phải là Bồ Tát Văn Thù mà chỉ là phàm tăng tên Phật Đà
Ba Lợi. Mười kiếp về trước tại chùa Tây Minh, hai chị
em thí chủ tha thiết thỉnh cầu ta hóa độ và ta đã hứa
khả, do thiện duyên đó nên ta vẫn hằng ngầm hỗ trợ thí
chủ. Từ dạo ấy đến nay, thí chủ một lòng một dạ hộ
trì tam bảo, xây chùa cúng dường bố thí... vun bồi ruộng
phước, nên kiếp nầy và kiếp kiếp về sau chắc chắn sẽ
giàu sang sung sướng hơn người. Nhưng thí chủ phải hiểu
rằng chính cái nghiệp quyền quí giàu sang đó nó ngầm chứa
mối họa hung hiểm khó lường, vì đến kiếp nào đó ta có
thể bị danh lợïi thúc đẩy mà gây ra nghiệp bạc ác rồi
lại bị đọa đầy. Ta tiếc là tiếc cho thí chủ, tâm đạo
bền vững mà chỉ biết chuyên tạo phước hữu lậu chớ
không biết tu huệ. Chẳng gieo trồng nhân vô lậu thì làm
sao vượt thoát khỏi các nẽo luân hồi?”. Lời dạy của
Ngài khiến tôi rung động toàn thân, tôi gục đầu dưới
chân Ngài, ấp úng từng chữ : “Con...con... đa tạ Bồ Tát
từ bi nhắc nhở. Từ nay, con sẽ chuyên tâm tu huệ... Thưa
Bồ Tát ! người chị em của con hiện nay tu tập đến trình
độ nào rồi?” Bồ Tát chắc lưỡi, rồi than : “Em thí
chủ trong những kiếp liên tiếp tu tập vững vàng, về sau,
đã trở nên vị trụ trì uy danh, xây chùa lập đạo tràng
Pháp Hoa độ chúng, không ngờ chỉ vì một hành vi sai trái
mà phải chịu đọa lạc. Hởi ôi! giờ đây, thân nàng phải
làm kỹ nữ ở thành Bắc Kinh, chí hướng lạc lõng, không
còn biết đạo pháp là gì. Cũng may, là nhờ công đức tụng
kinh Pháp Hoa mười năm nên miệng lưỡi của nàng rất thù
thắng : hơi thở thơm mùi hoa sen, giọng nói lời ca êm ái
ngọt ngào... Người kỹ nữ nầy, trong tàng thức vẫn còn
đầy ấp lời kinh, nên chỉ cần nghe một đoạn kinh Pháp
Hoa, thì hạt giống thiện sẽ có cơ hồi phục...” Dứt lời,
bồ tát biến mất không cho tôi còn cơ hội hỏi han lưu luyến
nữa. Tôi liền thỉnh giáo thầy tri khách chùa Hiển Thông
về vị tăng có tên Phật Đà Ba Lợi, thì được biết Ngài
là vị thánh tăng người Tây Thiên Trúc đã mang kinh Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni sang Trung Quốc, Ngài lưu lại chùa
Tây Minh dịch bản kinh nầy để lại cho hậu thế, đoạn
vào hang Kim Cương Ngũ đài sơn bái kiến Ngài Văn Thù không
trở lại, nên theo tương truyền thì thánh tăng đã được
Bồ Tát Văn Thù thu nhận vào Pháp Hội của chư Bồ Tát rồi.
Suy ra, thì sự mầu nhiệm mà tôi vừa trải qua không hẳn
là mộng mị. Do đó, một mặt tôi thành khẩn sửa đổi lề
lối tu tập của mình, mặt khác tôi phái hai tên tâm phúc
đi Bắc Kinh vào khắp các kỹ viện dò tìm tông tích người
kỹ nữ hơi thở thơm hoa sen. Sau khi họ khám phá được Liên
Hương, tôi năn nỉ lang quân đích thân đến tận Nghinh Xuân
viện kiểm chứng. Gặp Liên Hương tôi chỉ yêu cầu ngâm
bài tán khen ngợi kinh Pháp Hoa, và đúng như Ngài Phật Đà
Ba Lợi tiên đoán, Liên Hương liền nhớ ra và tụng làu làu
toàn bộ. Điều đó chứng tỏ Liên Hương đúng là người
em tiền kiếp của tôi rồi. Tôi sẽ lo lắng cho Liên Hương
như người em nhỏ, tuy nhiên tôi không có ý gì ràng buộc
Liên Hương cả. Liên Hương cứ tự do định đoạt số phận
của mình, đi hay ở, trở về chốn cũ, lập gia đình hay làm
bạn đạo với tôi, sao cũng được cả...
Liên
Hương bàng hoàng trước những chuyện lạ lùng, bí hiểm mà
phu nhân vừa kể. Nàng biết phu nhân là người thành thật,
nàng kiểm chứng những điểm liên quan đến mình cũng thấy
phù hợp, nhưng câu chuyện luân hồi nghiệp báo huyền hoặc
quá, nhất thời nàng muốn tin tưởng hoàn toàn cũng không
thể được. Nàng nghĩ ngợi miên man, khi tin khi chẳng tin,
khi muốn làm lại cuộc đời khi muốn quay về nghiệp cũ.
Thực tâm Liên Hương thiên về kiếp sống kỹ nữ, nàng quen
thuộc với son phấn cầm ca nhộn nhịp, chớ chẳng làm sao
hình dung nỗi chuỗi đời nhàm chán, nâu sòng chay lạt của
một ni cô, nên nàng muốn gạt bỏ chuyện tiền kiếp qua một
bên cho đỡ nhức đầu. Tuy nhiên, những câu kinh kỳ lạ cứ
thi nhau nhảy múa trong ký ức nàng, nó lại thôi thúc nàng
trở về với nếp sống đạo hạnh. Bị bao ý nghĩ mâu thuẩn
thi đua nhau dằn xé, đầu óc Liên Hương căng thẳng cùng cực,
nàng đâm ra ngây dại như người si ngốc, chợt vui chợt buồn,
chợt đờ đẫn, thế rồi bỗng nhiên nàng ôm đầu khóc nức
nở như một đứa trẻ con, cất tiếng rên rỉ :
- Tôi ! tôi ! tôi không biết phải làm sao cả ! Phu nhân chỉ bày cho tôi đi ! Mà tôi chính thiệt là ai vậy phu nhân? Phu nhân nói cho tôi biết tôi là ai đi?
- Liên
Hương hãy bình tĩnh. Cứ tịnh dưỡng vài ngày cho khỏe, mọi
việc mình sẽ bàn bạc sau.
Phu
nhân cắt đặt người săn sóc Liên Hương chu đáo, bà cũng
thường xuyên viếng thăm nhưng chẳng hề nhắc nhở câu chuyện
cũ. Chờ cả tuần cho Liên Hương bình phục, phu nhân
bắt đầu đưa nàng đi mua sắm tại thị xã Thái Nguyên, ngoạn
cảnh Ngũ Đài, và thỉnh thoảng cũng ghé chùa lễ Phật. Thời
gian đầu, Liên Hương tỏ ra rất chán ngán những chuyện liên
hệ đến vấn đề tôn giáo. Nếu vạn bất đắc dĩ phải
ghé chùa nàng thường giả vờ ngắm cảnh bên ngoài, tránh
vào chánh điện lễ bái và tiếp xúc với giới tu sĩ... Một
hôm, phu nhân rủ nàng leo lên Bồ Tát đỉnh, viếng Văn Thù
tự(4). Ngôi chùa nầy ở trên đỉnh cao, phong cảnh đẹp và
theo truyền thuyết là một trong những địa điểm mà Bồ
Tát Văn Thù đã thị hiện nên rất linh ứng. Lần nầy, nể
phu nhân Liên Hương cũng theo vào điện lễ bái dưới sự
hướng dẫn của thầy tri khách. Lễ xong, phu nhân kính cẩn
vái thầy tri khách thưa hỏi :
- Bạch
thầy, tại sao Bồ Tát lại cầm kiếm, mặc áo giáp, cỡi
sư tử vậy thầy?
Thầy
tri khách hiểu phu nhân đã dư biết thâm nghĩa của tượng,
nhưng có lẽ phu nhân hỏi với mục đích cho những kẻ tùy
tùng có dịp lắng nghe đạo lý, nên thầy cố gắng trình
bày vấn đề ngắn gọn cho người sơ cơ dễ hiểu :
- Thưa phu nhân ! Vì hạnh nguyện của chư Bồ Tát là hội nhập vào cuộc đời để cứu độ chúng sanh, Bồ Tát tùy hoàn cảnh mà ứng hiện làm quan, làm dân, kẻ bần hàn, người hành khất... do đó, tượng Ngài Văn Thù thường tạc dưới dạng của vị cư sĩ. Ngài là biểu trưng của trí huệ hay nói khác Ngài có ngũ trí nghiêm thân, tay mặt cầm gươm bén mang thâm ý là trí tuệ sắc bén như gươm báu phá tan vô minh, chặt đứt xích xiềng luân hồi sanh tử... tay trái Ngài cầm hoa sen tượng trưng sự trong sạch không ô nhiễm, có nghĩa là trí tuệ tinh khiết giải thoát chớ không phải loại trí tuệ dục lạc thường tình, Ngài mặc áo giáp nhưng không phải là giáp tướng sĩ, mà là áo giáp nhẫn nhục từ bi chịu đựng không cho những mũi dùi tấn công của thị phi, sân hận làm não loạn. Khi Bồ Tát giống lên tiếng Pháp trí tuệ viên mãn thì tà ma ngoại đạo phải khuất phục cũng như khi sư tử xuất hiện thì chồn cáo khép nép lẫn trốn, nên tượng Bồ Tát đã tọa trên sư tử. Thưa phu nhân! chúng ta chiêm ngưỡng tượng để nhắc nhớ hành hoạt và đức độ của Ngài hầu thành khẩn nguyện noi gương Ngài trao dồi trí tuệ, giữ lòng trong sạch, và phát triển đức nhẫn nhục.
- Đây
là “Như Ý thư”, con muốn đọc điều gì thì điều đó
sẽ hiện ra. Con có muốn xem qua cho biết không?
Liên
Hương trang trọng cầm quyển sách mở ra xem. Trước mắt ni
cô không có hàng chữ nào, mà là toàn những hình ảnh linh
động của chính Liên Hương trong kiếp trước từ khi còn
thơ ấu, đi tu, xây dựng chùa Pháp Hoa, thuyết pháp, lập đạo
tràng tụng kinh Pháp Hoa độ chúng... cho đến khi từ trần. Ni cô ràn rụa nước mắt thương cảm cho chính mình, mình
đã tạo phước rất nhiều mà cũng gây nghiệp không ít. Thì
ra, trong thời gian ni cô lập đạo tràng tụng kinh Pháp Hoa,
có một nàng kỹ nữ xin được gia nhập. Trong đạo tràng
có những vị phu nhân quyền quí cao sang cúng dường rộng
rãi đã tỏ ra khó chịu khi phải ngồi tụng kinh chung với
kẻ mà họ đánh giá là hạng “lẳng lơ trắc nết”. Nể
trọng đám Phật tử quyền quí, ni cô buộc lòng tìm lý do
hạ nhục để xua đuổi người kỹ nữ, đó là nguyên nhân
khiến cho kiếp nầy ni cô đã phải sa chân làm gái giang hồ.
Tuy nghiệp duyên oan trái rõ rệt, nhưng không lẽ công đức
tụng kinh Pháp Hoa 10 năm của mình không đủ để làm tiêu
cái nghiệp ác nầy sao? đó là điểm mà ni cô vẫn còn chưa
hiểu được. Ni cô chân thành đảnh lễ lão hành khất mà
bây giờ nàng tin chắc đó là hóa thân của một vị Bồ Tát,
rồi cất tiếng :
- Kính lạy Bồ Tát! Gần hai mươi năm nay con không dám tụng kinh Pháp Hoa chỉ vì có điểm vẫn chưa hiểu được. Kính xin Bồ Tát từ bi giáo hóa con?
- Tông chỉ của kinh Pháp Hoa như thế nào?
- Thưa trong kinh Pháp Hoa Đức Phật đã vì đại sự nhân duyên mà khai ngộ TRI KIẾN PHẬT.
- Thế
con đã trì kinh, đã mang ra áp dụng “tri kiến Phật”
trong nếp sống tu tập hàng ngày như thế nào?
Ni
cô bỗng hụt hẫng chới với. Từ thuở giờ ni cô đồng
hóa tụng kinh là trì kinh, đến chừng bị lão hành khất hỏi
đã áp dụng như thế nào, ni cô ngẩn ngơ không đáp được.
Ni cô suy tư miên man, đầu óc căng thẳng như muốn nổ bùng,
rồi bỗng ni cô trực nhớ đến hình ảnh lão hành khất ngồi
đọc phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh, sư cô hốt nhiên thấy
đầu óc sáng rực lên. Thì ra, Pháp Hoa Kinh nhằm chỉ rõ “Tri
kiến Phật”, trì kinh tức là trì “Tri Kiến Phật”, ý
thức là tất cả chúng sanh : ta và người, ai cũng có Phật
tánh và đều là Phật sẽ thành cả. Trì kinh cũng có nghĩa
là đối với tất cả chúng sanh, dù hèn mọn như thế nào,
ta cũng tôn kính cúng dường như đối với một vị Phật,
vị Phật tương lai. “Oâi! ta kiên trì tụng kinh Pháp Hoa mà
còn khinh khi kẻ khác, vậy thì chính ta đã phỉ báng kinh chớ
nào có thực sự trì kinh gì đâu? thảo nào ta chẳng bị đọa
lạc”, tuy ni cô thầm than thở, nhưng thật ra, ni cô cảm
thấy rất thảnh thơi an lạc vì vừa trút được một gánh
nặng đeo đẳng hành hạ bao năm trời. Sư cô quì lạy cảm
tạ Bồ Tát, dù Ngài đã biến dạng tự bao giờ. Từ đó,
tuy Liên Hương cũng bền bĩ giữ thời khóa lễ Phật sám hối
như cũ, nhưng bây giờ ni cô có thể vững lòng tụng Kinh Pháp
Hoa, càng tụng kinh ni cô càng thấy tâm từ bi bình đẳng đối
với mọi loài chúng sanh mở rộng. Hai năm sau, ni cô nghĩ đã
đến lúc mang thông điệp Phật tánh từ bi bình đẳng vào
cuộc đời, nên dự định sẽ tha phương hành hóa cho đến
khi thân thể mỏi mòn mới dừng lại ẩn tu. Thời gian làm
kỹ nữ nổi danh, ni cô dành dụm được một tài sản khá
to, ni cô đã xử dụng gần hết để cúng dường các tự
viện trong khi chiêm bái Ngũ Đài, chỉ còn lại một ít nữ
trang vẫn gởi cho Hồ phu nhân cất giữ. Nay ni cô đổi số
nữ trang nầy thành 10 lượng vàng, chuẩn bị hành trang cho
chuyến ra đi. Ni cô cũng đi chiêm bái khắp Ngũ Đài, lạy
tạ từ sư phụ, rồi lễ sám hối 1080 lạy trên lộ Đại
Trí lần cuối cùng. Bóng trăng rằm vằng vặc soi sáng, sư
cô bước từng bước thảnh thơi rạng rỡ trở về am. Ni
cô vừa mở cửa bước vào, thì bỗng có bóng đen hùng hổ
nhảy vồ tới chụp ni cô, hắn xé toạt quần áo ni cô, vật
ni cô xuống toan làm chuyện tồi bại. Ni cô thoạt giựt mình,
nhưng hiểu ngay kẻ lạ là tên “đại đạo hái hoa” trong
mấy tháng nay gây ra mấy vụ hãm hiếp tại trấn Đài Hoài,
đã có lệnh truy nả mà chưa bắt được. Có lẽ, người
ta đã đề cao cảnh giác cẩn mật phòng bị, hắn không làm
chi được nữa nên mới tìm đến am nầy. Ni cô cất giọng
nhỏ nhẹ :
- Xin
anh hãy bình tĩnh nghe tôi phân giải. Không có gì mà anh phải
hấp tấp, phải hung bạo cả. Anh muốn điều chi tôi cũng
sẵn sàng phục vụ cho anh vui lòng mà.
Thấy
hắn khựng lại, ni cô ôn tồn thuyết phục :
- Tôi
hiểu cái “cơn sốt dâm dục” nhất thời đó không phải
là con người thật của anh. Con người thật của anh là tình
thương, là đạo đức. Xin anh hãy bình tĩnh trở về với
con người thực đó đi.
Hắn
bỗng xô ni cô ra, chửi thề một tiếng : “Con mẹ nó!”.
Ni cô vốn có giọng nói êm ả quyến rủ người nghe, ni cô
lại nghiêm túc tu tập lễ Phật sám hối gần 20 năm trời,
sư cô lại tụng kinh Pháp Hoa với tâm từ bi bình đẳng chan
hòa, có lẽ, những công hạnh đó đã tạo cho lời bình thường
thành diệu dụng có khả năng chuyển hóa phần nào kẻ ác.
Mặt khác, hắn là kẻ mắc bệnh bạo dâm, khi cưởng hiếp
ai, nạn nhân càng sợ hãi, kêu khóc, cào cấu, dãy dụa...
thì cơn dâm của hắn mới bùng nổ dữ dội và hắn mới
cảm thấy khoái trá tuyệt đỉnh. Đằng nầy ni cô không chống
cự la hét khiến hắn mất hào hứng, ni cô còn lè nhè nói
điều đạo lý chán phèo khiến cơn dâm của hắn bỗng xìu
xuống. Hắn thầm nghĩ lần nầy mình xui quá, người ta nói
ra đường gặp ni cô xui xẻo, rất đúng, mình dây dưa ở
đây có thể gặp nguy hiểm chớ chẳng chơi. Thế nhưng hắn
vẫn còn ấm ức, hắn chửi thề rồi hươi dao định đâm
chém ni cô một nhát cho bỏ ghét, nhưng khi nhìn phong thái an
nhiên ni cô hắn đâm ra nể sợ, hắn gầm gừ mà chưa dám
hạ thủ. Ni cô vẫn bình tĩnh :
- Anh
cất dao đi! Tôi đâu có thiếu anh nợ máu mà anh định giết
tôi. Tôi chỉ thiếu anh 5 lượng vàng, nay tôi sẵn sàng trả
cho anh 10 lượng vàng tính cả vốn lẫn lời, anh hãy lấy
vàng và đi đi...
Hắn
chụp gọn 10 lượng vàng nhưng không chịu cất dao. Hắn gằng
giọng :
- Con mẹ nó! ngươi nói cái đách gì vậy?
- Đây
là món nợ tiền kiếp, mà hai năm trước đây do một duyên
phước hy hữu tôi mới biết được. Kiếp trước tôi làm
Viện Chủ chùa Pháp Hoa, huyện Vĩnh Châu. Anh có cho tôi mượn
5 lượng vàng để xử dụng gắp trong việc xây cất chùa.
Tôi qua đời không kịp trả, nên món trợ đó vẫn còn trĩu
nặng trên vai. Hai năm may, tôi vẫn mong chờ anh đến đòi
nợ, không ngờ anh đến bằng cách nầy. Tóm lại, xin anh cho
tôi trả nợ xưa và cũng xin tán thán công đức anh đã giúp
đỡ tôi xây chùa kiếp trước. Anh à! Tôi biết anh vốn là
người có tâm đạo, anh lỡ phạm lỗi lầm chẳng qua vì hoàn
cảnh đưa đẩy mà thôi. Nếu anh hồi tâm lại thì sẽ biến
thành người tốt tức thời... Tôi tin tưởng anh là người
tốt mà...
Nghe
lời nói ngọt ngào thấm sâu vào lòng người của ni cô, vẻ
mặt hắn dịu hẳn xuống, hắn cất dao rồi lầm lũi bước
đi. Ni cô tiếp tục nói vói theo :
- Đức
Phật dạy “chúng sanh là Phật sẽ thành” nên tôi tin chắc
rằng anh là vị Phật sẽ thành. Xin anh dừng lại, cho tôi
được lễ một lạy tôn kính vị Phật tương lai.
Dứt
lời, ni cô chân thành phũ phục xuống lễ anh ta như lễ một
vị Phật. Hắn ngạc nhiên nhìn sửng ni cô, trọn đời hắn,
hắn chưa hề được nghe ai nói một lời ngọt ngào huống
chi là tán thán tôn trọng. Vị ni cô đứng trước mặt hắn,
quần áo rách nát thân thể lõa lồ dưới ánh trăng, nhưng
hắn lại thấy từ thân thể đó tỏa ra cái gì thật tinh
khiết, thật thánh thiện khiến hắn cảm động nước mắt
lưng tròng, hắn quì sụp xuống lạy lia lịa.