Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (58)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Quảng Minh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Mạt Đăng Sao | Thân Loan Thánh Nhân
22/08/2024
4:06 SA
Mạt Đăng Sao (末燈抄), “Ngọn đèn cho thời đại Mạt pháp”, 1 quyển, do ngài Tùng Giác (從覺), vị tăng Nhật Bản biên soạn, được thu vào Đại Chánh Tạng tập 83, No. 2659. Nội dung sách này thu chép lại những thư tín của Thân Loan Thánh nhân, tổ khai sáng Chân tông Nhật Bản, viết cho các đệ tử của mình ở vùng Kanto trước khi ông trở về Kyoto.
CẢI TÀ SAO | Giác Như Thượng nhân - Việt dịch Quảng Minh
24/07/2024
3:44 SA
Cải Tà Sao là một Thánh giáo bao gồm 20 điều, được viết bởi Tông chủ đời thứ ba của Bản Nguyện Tự là Giác Như Thượng nhân. Ông đã viết một số văn bản Thánh giáo, và cuốn sách này cùng với Chấp Trì Sao (執持鈔) và Khẩu Truyền Sao (口傳鈔), được cho là bộ ba tiêu biểu của ông. Người ta cho rằng, Khẩu Truyền Sao là cuốn sách “hiển chánh”, Cải Tà Sao là cuốn sách “phá tà”, và cả hai cuốn sách đều tiêu biểu cho sự “phá tà hiển chánh”. Cải Tà Sao là một cuốn sách quan trọng truyền tải những lời dạy của Giác Như Thượng nhân. Nó đã trở thành một Thánh giáo của Tịnh độ Chân tông.
Duy Tín Sao 唯信鈔 Việt Dịch: Quảng Minh
10/03/2024
4:37 SA
Duy Tín Sao (唯信鈔) có 1 quyển, do ngài Thánh Giác (1167- 1235)1 của Nhật Bản soạn, được thu vào Đại Chánh Tạng, tập 83, số 2675. Đây là cuốn sách được chính Thân Loan Thánh nhân sao chép nhiều lần, đưa cho các học trò của mình và giới thiệu cho họ, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tác giả Thán Dị Sao (歎異抄). Nội dung trình bày ý nghĩa trọng yếu của sự niệm Phật cầu vãng sanh.
Thán Dị Sao
29/02/2024
3:43 SA
Thán Dị Sao là một trong những tác phẩm được đọc nhiều nhất trong Phật giáo Nhật Bản, được biết đến không chỉ như một tác phẩm kinh điển về tôn giáo mà còn về văn học. Nhà triết học nổi tiếng người Nhật Nishida Kitaro (1870-1945) đã tuyên bố rằng ngay cả khi trên trái đất chỉ còn hai cuốn sách, nếu một trong số đó là Thán Dị Sao, thì chắc chắn sẽ không có gì phải phàn nàn.
An Tâm Quyết Định Sao
13/02/2024
5:05 SA
An Tâm Quyết Định Sao là yếu điển của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, gồm hai quyển, tác giả không rõ. Tác phẩm có lẽ được viết vào khoảng năm 1270 đến 1338, nằm trong tập 3 của Chân Tông Thánh Giáo Toàn Thư (真宗聖教全書), và tập 83 của Đại Chánh Tạng, No. 2679 (Nhật ngữ).
Ngu Ngốc Sao 愚禿鈔
18/01/2024
3:21 SA
Ngu Ngốc Sao[愚禿鈔] (Gutoku-shō), cũng gọi Nhị Quyển Sao (二卷鈔), một tác phẩm hai quyển, viết năm 1255 của Thân Loan, người sáng lập Tịnh độ Chân tông (Jōdo Shin) ở Nhật Bản, được thu vào Đại Chánh Tạng tập 83. Thân Loan đã tự xưng Ngu Ngốc (Gutoku), với nghĩa là “Tăng sĩ ngu dốt”, sau khi bị đày đến Echigo vào năm 1207.
Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao
02/03/2024
11:22 SA
Nội dung cuốn sách này trích dẫn Tam Kinh Tịnh Độ và dẫn dụng luận thư của Long Thọ, Thế Thân, Đàm Loan, Thiện Đạo, để mô tả những lời dạy của Tịnh độ giáo, pháp môn “Tịnh độ vãng sanh”, ngang qua Vãng tướng hồi hướng và Hoàn tướng hồi hướng, quan điểm mà Thân Loan rất coi trọng. Nó cũng thảo luận về tầm quan trọng của "Giáo – Hành – Chứng", và nói rằng Đại Kinh, Quán Kinh và Tiểu Kinh đều thừa nhận chánh nhân của sự vãng sanh Tịnh độ An Lạc là tín tâm vào Bản nguyện lực hồi hướng.
Tam Thiếp Hòa Tán 三 帖 和 讃 Chánh Tín Niệm Phật Kệ
28/12/2023
4:22 CH
Tán, nghĩa là khen ngợi, ca tụng, xưng dương. Dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi gọi là tán thán. Trong Phật giáo, đặc biệt có những chương cú ca ngợi, xưng dương công đức và hạnh nguyện của Đức Phật và chư Bồ tát. Trong kinh điển Phật giáo, phần lớn những kệ tụng là để tán thán trí tuệ và công đức của Đức Phật. Trong truyền thống Phật giáo Nhật Bản, những lời thơ tán thán viết bằng tiếng Nhật (Hòa ngữ) và được “hòa âm” để ca tụng, tôn vinh Đức Phật, Bồ tát, các bậc Thầy hoặc giáo pháp, được gọi là Hòa tán (和讚).
Biện Pháp Pháp Tánh Luận
24/11/2023
4:41 SA
Vô Trước (Skt. Asaṅga) sinh vào khoảng năm 375 CN tại Purushapura, thành phố chính của Gandhara, miền bắc Pakistan ngày nay. Người mẹ bà la môn của ông, Prakashashila (Skt. Prakāśaśīla), ở kiếp trước, từng là một học giả Phật giáo uyên bác, sùng kính Bồ tát Quán Thế Âm. Trong một cuộc tranh luận với một học giả khác, bà đã gọi đối thủ của mình là phụ nữ và vì sự xúc phạm này, Quán Thế Âm nói rằng bà sẽ tái sinh thành phụ nữ 500 lần, nhưng Ngài sẽ luôn quan tâm đến bà.
Giáo Hành Tín Chứng
14/09/2023
4:45 SA
Tịnh độ Chân tông là một con đường đặc thù cho những phàm phu “ác nặng chướng nhiều” như chúng ta, dẫn đến cõi Niết-bàn của sự an lạc và thanh tịnh tối thắng, đó là Tịnh độ. Chính ở Tịnh độ An Lạc này, chúng ta nhận ra Phật trí và đại từ bi tâm cứu độ chúng sinh thông qua Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà.
Quay lại