CHÂN TÔNG GIÁO CHỈ
Shinshū Kyōshi
真宗教旨
Quảng Minh dịch chú


LỜI MỞ ĐẦU
______________________________________
Bốn mươi năm trước, tôi giảng Luận Thành Duy Thức tại Cao Thương Học Liêu (高倉學寮 ), đến tham dự có Thầy Đại Trân (大珍 ) từ Phong Hậu (豐後 , Bungo) cùng nhiều thính chúng. Thầy ấy đã hỏi tôi về pháp môn ‘tam vô nhị hữu’10, điều này có phần được [Thầy ấy] phát huy. Vào năm Minh Trị thứ sáu (1873), tôi được Bản Sơn ra lệnh kiểm tra học lực của các tăng lữ ở Cửu Châu (九州, Kyushu), và bấy giờ Thầy Đại Trân là quan chức ở Bộ Giáo dục, tánh danh là Tiểu Lật Hiến Nhất (小栗憲一 , Oguri Kenichi), được phái đi cùng tôi.
Bấy giờ là năm Mậu Tuất (1898), chúng tôi gặp nhau ở Tây Kinh, và ông ấy coi tôi như cha. Vừa biên soạn xong Chân Tông Giáo Chỉ, 1 quyển, ông ấy xin tôi một lời. Sau khi đọc xong, tôi thấy nó súc tích, chính xác và toàn diện, gồm đủ tông nghĩa và khéo kế thừa pháp mạch của những người đi trước. Có thể nói đây là một xe chỉ Nam11 tốt cho việc giảng dạy. Tôi muốn trả lại nó cho quý vị.
10 Ngũ tánh các biệt (五性各別 ): Pháp Tướng tông lập ra 5 cơ loại cho tất cả chúng sanh, gọi là ngũ tánh để quyết định thành Phật hay không thành Phật, đó là: (1) Định tánh Thanh văn (定性聲聞 ): Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị Thanh văn; (2) Định tánh Duyên giác (定性緣覺 ): Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị Duyên giác; (3) Định tánh Bồ tát (定性菩薩 ): Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị Bồ tát, Phật; (4) Bất định tánh (不定性 ): Chủng tử vô lậu gồm đủ ba thừa trên, quả vị bất định; và (5) Vô chủng tánh (無種性 ): Không có chủng tử vô lậu của ba thừa. Ba loại đầu, mỗi con đường tu hành và quả chứng ngộ đạt được là quyết định, không có thay đổi, nên được gọi là Quyết định tánh (決定性 ). Loại Bất định tánh thứ tư thì không dứt khoát và có thể thay đổi. Loại Vô chủng tánh thứ năm thì không thể nào đạt được chứng ngộ. Trong 5 loại kể trên, chỉ có loại thứ 3 và 4 mới mới có thể thành Phật. Vì năm tánh có năng tánh thành Phật khác nhau nên được gọi là ba không (tam vô) và hai có (nhị hữu). Đây là giáo nghĩa chủ trương của Duy thức Pháp tướng tông. Chính giáo nghĩa này đã tạo nên điểm tương phản với quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa là hết thảy chúng sanh đều thành Phật, từ đó gây nên sự luận tranh giữa các tông phái. Đặc biệt, tại Nhật Bản thì những luận tranh của Tối Trừng (最澄 , Saichō), Đức Nhất (德一 , Tokuitsu) và Ứng Hòa (應和 , Ōwa) dưới thời Bình An (平安 , Heian) là nổi tiếng nhất.
11 ChỉNam xa(指南車 ): Là một phát minh của người Trung Quốc cổ, đây là một cơ cấu truyền động bánh răng có dạng một chiếc xe hai bánh trên đó có một hình nhân luôn chỉ về hướng Nam, bất kể hướng chuyển động của chiếc xe. Nói cách khác, đây là một hệ thốn g la bàn phi từ tính. Tương truyền Chỉ Nam xa được Hoàng Đế hoặc Chu Công sáng tạo ra từ thời thượng cổ. Tuy nhiên, ghi chép đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc về cơ cấu này chỉ xuất hiện vào thời Tam Quốc do Mã Quân, một viên quan nhà Tào Ngụy, thực hiện. Theo các ghi chép lịch sử thì Chỉ Nam xa đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, đây được coi là một trong những máy cơ khí phức tạp nhất mà người Trung Quốc cổ từng phát minh.
Đại Cốc Giảng sư -Ông già 82 tuổi Quảng Lăng Liễu Vinh (廣陵了榮 )
LỆ NGÔN TAM ĐIỀU
- Trong sách, nói ‘bản tông’ hay ‘kim tông’ là chỉ cho Chân tông của tôi. Riêng xưng ‘Đại sư’, ‘Cao Tổ’, ‘Ngô Tổ’ hay ‘Kim gia’ đều là Kiến Chân Đại sư của tôi (Thân Loan Thánh nhân, 1173-1262).
- Trong sách, một số chú thích các giáo lý bằng tiếng Nhật, một số chuyển dụng văn tự từ những cuốn sách khác, nên cách diễn đạt không cố định.
- Trong những dụng ngữ, ‘Tha lực hồi hướng’, ‘Hành tín năng sở’, ‘Cơ pháp nhất thể’, v.v là những thuật ngữ thông dụng trong tông phái và phải được sử dụng. Người bình thường không thể lý giải, xin đợi một ngày nào đó tôi sẽ làm thên chú thích.
Ngày 28 tháng 9, năm Minh Trị thứ 31 (1898) Ghi chú của người biên soạn
GIỚI THIỆU
________________________________________
Tịnh độ Chân tông, gọi tắt là Chân tông, được khai sáng bởi Kiến Chân Đại sư.
Chân tông lấy ba bộ kinh Tịnh độ làm chánh y, bảy vị cao tăng của ba nước làm tương thừa, nhị đế tương tư12 làm tông quy, và tại gia vãng sanh làm tông phong.
Căn cơ yếu kém trong thời kỳ mạt pháp thế giới vẩn đục này đều trông cậy vào sự hóa độ của Đức Phật A Di Đà, không có con đường tắt nào khác để đạt đến Đại niết bàn.
Sau đây là đề xuất cương yếu của Chân tông, được chia thành mười chương:
Chương một: Khai tông lập giáo
Chương hai: Tam kinh đại cương
Chương ba: Thất tổ yếu lãnh
Chương bốn: Lục tự danh hiệu
Chương năm: Tín tâm vi bản
12 Nhị đế tương tư (二諦相資 ): Hai đế giúp nhau. Mạt Pháp Đăng Minh Ký (末法燈明記 ) chuyển dụng ý nghĩa của hai đế, gọi giáo pháp của Phật là chân đế và pháp luật của vua là tục đế. Tịnh độ Chân tông của Nhật Bản kế thừa lý thuyết này, cho rằng khía cạnh tín ngưỡng (an tâm) của tông giáo là chân đế, và khía cạnh đạo đức của thế gian là tục đế, và hai đế này phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau.
Chương sáu: Tha lực hồi hướng
Chương bảy: Báo ân niệm Phật
Chương tám: Hiện sanh thập ích
Chương chín: Nhị đế tương tư
Chương mười: Đại sư lược truyện
Tôi cẩn thận chiếu theo di huấn của các bậc tiên hiền, không dám nảy sanh sự giải thích nào khác. Ngày nay, Bản sơn tôi đã truyền bá giáo pháp của mình khắp trong nước và hải ngoại, và đã thành lập một cục chuyên trách việc khai hóa. Họ yêu cầu tôi soạn thảo sách này và tôi không thể từ chối. Chỉ là tôi tuổi già sắp chết, quên hết mọi thứ, ráng theo việc viết lách, cảm thấy xấu hổ. Nhưng đó chỉ là bắt chước báo ơn trong muôn một mà thôi. Nếu sự kiến giải của tôi là chính xác, thì thật may mắn thay.
Ngày 23 tháng 8, năm Minh Trị thứ 31 (1898) Bố Nhạc (布岳 ) Tiểu Hiến (小憲 ) kính ghi