Chấp Trì Sao | Giác Như Thượng Nhân - Việt Dịch: Quảng Minh

19/10/20244:23 CH(Xem: 254)
Chấp Trì Sao | Giác Như Thượng Nhân - Việt Dịch: Quảng Minh
CHẤP TRÌ SAO
Giác Như Thượng nhân
Việt dịch: Quảng Minh
ChapTriSaoPDF icon (4)Chấp Trì Sao

DẪN NHẬP

Chấp Trì Sao (執持鈔 ) thu lục trong Đại chánh tạng, tập 83, No. 2662, do Giác Như Thượng nhân soạn thuật, lúc ông 57 tuổi, theo sự thỉnh cầu viết sách của Nguyện Trí Phòng Vĩnh Thừa1 ở Phi Đà quốc, chia làm năm chương: bốn chương đầu là pháp ngữ của Thân Loan Thánh nhân, và chương cuối là lời tự thuật của Thượng nhân. Như Lời cuối có nói, khi Giác Như Thượng nhân 71 tuổi, Nguyện Trí Phòng lên Kyoto, mang theo cuốn Chấp Trì Sao này, và Thượng nhân đã viết lại nó vì lợi ích chúng sanh.

Nghĩa lý của Chấp Trì Sao rất trọng yếu, mặc dù nó ngắn. Cụm từ ‘chấp trì’ được hiểu giống như đoạn văn trong Tiểu Kinh: “Nghe nói đến Đức Phật A Di Đà, chấp trì danh hiệu của Ngài.

Giáo Hành Tín Chứng giải thích: “Chấp, nghĩa là cái tâm vững chãi và không chuyển đổi. Trì, nghĩa là không tán loạn, không quên mất.

Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao ghi: “Chấp, là tâm vững chắc, không thay đổi. Trì, là không tan không mất, nên gọi là Bất loạn. Chấp trì tức là Nhất tâm. Nhất tâm tức là tín tâm.

Từ đây suy ra, ‘chấp trì’ có nghĩa là ‘tín tâm vững chắc’, không nghi ngờ, không phân tán, không lạc lối, không thác loạn, không phóng dật, và đây chính là ‘nhất tâm’, cũng là ý ‘tín tâm được xác định’. Chương 5 của sách này nói, “Danh hiệu chính là Chánh định nghiệp, đó là vì nếu hành giả được nắm giữ bởi bất tư nghị lực của Phật thì nghiệp vãng sanh lập tức được xác định. Dù xưng niệm danh hiệu nguyện lực2 của Đức Phật A Di Đà mà nghiệp vãng sanh chưa xác định, thì

1 Nguyện Trí Phòng Vĩnh Thừa (願智房永承 ): vị tăng phái Thiên Thai được Giác Như Thượng nhân, trụ trì đời thứ ba của Bản Nguyện Tự, dạy dỗ và đổi tên thành Giác Thuần (覺淳 ), người khai sáng Văn Danh Tự (聞名寺 ) ở Phú Sơn.2 Danh hiệu nguyện lực: danh hiệu chứa đựng bản nguyện lực cứu độ chúng sanhkhông thể gọi là Chánh định nghiệp. Chúng ta đã chấp trì danh hiệu của bản nguyện, thì nên hoan hỷ vì nghiệp vãng sanh của chúng ta đã được hoàn thành.

Như tựa đề đã gợi ý, đây là cuốn sách thuyết minh yếu nghĩa Tha lực tín tâm, đó là tín thọchấp trì vào danh hiệu A Di Đà Phật. Đại ý của năm chương như sau:

Chương 1 thảo luận về tông nghĩa ‘Bình sanh nghiệp thành’. Giáo thuyết ‘Lâm chung lai nghinh’ hay ‘Lâm chung nghiệp thành’ là tinh thần của nguyện thứ 19 dành cho hành giả Chư hành vãng sanh. Mặt khác, nguyện thứ 18 dành cho hành giả Tín tâm tha lực, những người không mong đợi sự lai nghinh, họ nhận được sự nhiếp thủ bất xả từ Đức Phật A Di Đà và luôn an trú Chánh định tụ ngay trong đời sống hằng ngày.

Chương 2 nói rằng tín tâm là nền tảng cho sự vãng sanh Tịnh độ. Chỉ cần có tín tâm, và tín tâm đó là hoàn toàn nương tựa vào Đức Phật A Di Đà, không nghi ngờ hay lo lắng. Sự vãng sanhthành tựu hay không, hãy để cho A Di Đà Như Lai quyết định, không phải là việc của chúng sanh. Sự cần thiết phải vâng lời thầy dạy được bàn luận từ mối quan hệ thầy trò giữa hai vị Thánh Pháp Nhiên và Thân Loan. Có lẽ vì chương 2 của sách này chứa đựng nội dung giống chương 2 của Thán Dị Sao, nên Tăng Thác (僧錯 , 1723-1783) của bản phái thậm chí đã viết:

Tôi cho rằng cuốn sách này là một bản chú giải về Thán Dị Sao.

Trong chương 3, Đại sư Thiện Đạo giải thích trong Quán Kinh Sớ rằng, sự vãng sanh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà không phải là do hành nghiệp của phàm phu, mà do tăng thượng duyênđại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà.

Chương 4 mô tả ý thú của ‘Tha lực nhiếp sanh’ (他力攝生 ), nghĩa là tín tâm vào nhân duyên của Quang minh (duyên) và Danh hiệu (nhân).

Chương 5 là sự lãnh giải của Giác Như Thượng nhân về yếu nghĩa của Tịnh độ Chân tôngtin tưởng vào ‘Nhất niệm vãng sanh’ và ‘Bình sanh nghiệp thành’ (Hiện sanh chánh định tụ), và khuyến khích mọi người duy trì tín tâm một cách đúng đắn.

Trong Tối Tu Kính Trọng Hội Từ (最須敬重繪詞 ) của Thừa Chuyên (承專 , 1274-1295) có nhận định về yếu chỉ của Chấp Trì Sao là: “Huyền chỉ của Bình sanh nghiệp thành, thâm yếu của Tha lực vãng sanh.

Chấp Trì Sao cùng với Khẩu Truyền Sao và Cải Tà Sao được soạn thuật vào những năm cuối đời của Giác Như Thượng nhân, và cả ba đều là những điển tịch cực kỳ quan trọng của Pháp môn Tịnh độ.

San Francisco, ngày 14 tháng 10 năm 2024
Phật tử Quảng Minh kính ghi 





Tạo bài viết
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?