Sự Trùng Hưng Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20: Hòa Thượng Thích Thanh Từ (song ngữ)

19/03/20204:42 SA(Xem: 8255)
Sự Trùng Hưng Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20: Hòa Thượng Thích Thanh Từ (song ngữ)

 



SỰ TRÙNG HƯNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20:
 HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ
(English Version and Video attached)

 

thich thanh tuHòa Thượng Thích Thanh Từ sinh ngày 24 tháng 07 năm 1924, Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Năm 9 tuổi, nhân theo cha lên Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê để cúng, cầu siêu cho Bác. Khi nghe tiếng chuông chùa vang lên,  tự nhiên hòa thượng xuất khẩu thành  thơ:

Non đảnh là nơi thú lắm ai,

Đó cảnh nhàn du của khách tài.

Tiếng mõ công phu, người tỉnh giấc,

Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!

 

Hồi chuông đã đánh thức ngài giữa chốn thanh tịnh, chí xuất trần bật cháy sáng và nung nấu trong tim.

Chìm nổi theo dòng đời, sống trong cảnh  loạn lạc thời chiến tranh của đất nước, ngài thấy đau xót cho kiếp con người. Ý Chí xuất trần càng lúc càng mạnh.  Ngài luôn luôn ôm ấp một tâm niệm:

“Nếu không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, thì  xin làm  một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”

Thế rồi năm 25 tuổi, đủ duyên lành, tại chùa Phật Quang, ngài được Tổ Thích Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ trong dòng Tịnh Độ,  Tổ Thich Thiện Hoa cũng là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.

Thời gian cứ thế trôi qua, 13 năm sau, ngài đã trở thành một trong những giáo thọ Giảng Sư chính trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên sự tu tập của ngài vẫn chưa thông suốt, nghiên cứu đọc sách đọc kinh, ngài nhận ra rằng

Đức Phật và các Thánh Tăng đều giác ngộ từ thiền.

Năm 1966,  Ngài xin phép Thầy Tổ ra đi, bỏ lại đằng sau những chức vị, kể cả dòng tu, một mình lên núi để thành người tu sĩ trên thâm sơn cùng cốc với một túp liền bé nhỏ, và quyết lòng hành thiền tu tập.

Năm 1968, ngài kiên quyết nhập thấtthời hạn cho đến khi sáng đạo.

Cuối năm đó, ngài sáng tỏ  đường tu.

Năm 1971, ngài bắt đầu nỗ lực chương trình trùng hưng Thiền Tông Việt Nam, như uóc nguyện.

Ngài mở khóa thiền đầu tiên dạy cho 10 thiền sinh, mỗi khóa 3 năm

Mục đích giảng dạy Thiền của ngài là:

(1) Bài trừ  mê tín dị đoan, chú trọng đến thực hành chứ không học lý thuyết suông.

(2) Khai thông đường lối tu hành: chuyên tu, khiến tăng sĩ thấy rõ đường lối tu hành của mình là cao siêu thanh thoát;

(3) Gầy dựng lại đường lối tu thiền đúng là Thiền tông Phật Giáo Việt Nam.

Khóa 2, khai giảng năm 1974, gồm 3 tu viện Chơn Không, Bát NhãLinh Quang, mỗi viện có 20 thiền sinh. Đặc biệt có sự tham gia của Dòng Khất Sĩ và cha Đỗ chính Thống, Viện Trưởng một Đan Viện ở Phước Sơn, Thủ Đức

Khóa 2 bị  bị tạm ngưng, do sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Hòa Thượng  Thanh Từ tạm thời không còn tổ chức các buổi Thiền nữa, chỉ giảng Phápsám hối mỗi tháng 2 lần.

Sau đó, Thiền sinh tăng ni về Long Thành ở Đồng Nai trên một mảnh đất hoang vu, vắng vẽ, tự tay khai thác và xây dựng thiền đường. Kinh tế tự túc, Thiền viện phải chủ trương một ngày không làm thì một ngày không ăn. Đời sống quá ư khó khăn cho cả tăng, ni.

Năm 1981, Hòa Thượng được mời đi giảng ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn mỗi tháng 1 lần, pháp hội khoảng trên 3 ngàn người.  Nhưng rồi cũng bị chấm dứt  nửa đường, bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh giảng chưa hoàn tất.

Sự trùng hưng Thiền Tông gặp nhiều khó khăn trước thời cuộc.

Năm 1986, Chơn Không nhận được giấy chính thức phải dời đi. Hòa thượng hạ sơn. Thời gian như ngừng lại, không gian im lặng tứ bề, ngài trang nghiêm, cung kính đốt nén hương trước mộ thân sinh đã chôn trên núi Tương Kỳ, rồi chống gậy xuống núi, bước đi thanh thoát, nhẹ nhàng.

Sau 20 năm, giờ rời khỏi Chơn Không , gần một phần tư thế kỷ cố gắng liên tục, ngài vẫn không nản lòng trong công cuộc trùng hưng Thiền Tông. Ngài đã  xây dựng không mõi mệt những thiền viện để có đủ nơi chốn cho tang ni tu tập.

Phong trào trùng hưng thiền Tông sau đó đã phát triển nhanh chóng, trong nước cả hàng trăm tín đồ tăng, ni, và cư sĩ. Ngoài nước, những tu viện ở Canada, Pháp, Đức, Úc và Hoa Kỳ tiếp tục xây dựng để đáp ứng công cuộc hoằng dương chánh pháp.

 

The Revival of Thiền Buddhism in Late 20th century:

Thích Thanh Từ (1924 - )

thich thanh tu 2Master Thích Thanh Từ was born in 1924 in Cần Thơ, South Vietnam.  At age 9, he followed his father to Sân Tiên Temple on Ba Thê Mountain, Long Xuyên.  Upon hearing the bell in the midst of silence, he felt his heart melt with the sound, then spontaneously authored the following poem:

Oh! How joyful the serenity of the mountain
A peaceful place for everyone
Awakened by the sound from wooden fish
Heard the woe of life echoed in the bell tone

Throughout his life, he saw the tremendous suffering others endured, especially in the chaos of war, and wished: “If I cannot be a magic pill that saves all beings, at least I can be a tonic to lessen the suffering of people.”

When Thích Thanh Từ was 25, he was ordained by Master Thích Thiện Hoa, a Pure Land monk who headed the Institute for the Propagation of the Dharma. After learning and practicing Pure Land for 13 years, he served as one of the key administrators and lecturers in the Vietnamese Buddhist education system while his cultivation process came to a state of deadlock.

During his time as a practitioner of Pure Land, he studied and found that the Buddha and holy monks attained awakening through meditation. In 1966, he left Pure Land to become a “mountain monk” in pursuit of meditation practice. He built himself a hut on Tương Kỳ Mountain in Vũng Tàu and committed to understanding meditation and its cultivation. In 1968, resolute in meditation, he entered a closed retreat and declared he would come out only when he had become awakened. Later that year he found his Way, and in 1971 he started the Thiền Restoration effort.

In that same year, 1971, he housed 10 students in his first Thiền session, a 3-year program. His purpose for teaching Thiền was:

  • To eradicate superstitions and the practice of Buddhism as purely theory learning
  • To provide a clear path of spiritual practice, who will experience a sublime spiritual practice
  • To restore the Vietnamese Thiền’s meditation practice to its genuine tradition

In 1974, his second session of 60 students hailed from Chơn Không, Bát Nhã, and Linh Quang monasteries. Even more came, including some from the Mendicant Buddhist branch as well as Father Thống, Head of Catholic Convent Đan Viện from Phước Sơn, Thủ Đức.

Unfortunately, the second session was cut short due to the Fall of Saigon on April 30, 1975. Thích Thanh Từ temporarily hosted no more Thiền sessions, only preaching and repentance twice a month. All monastics moved to Thường Chiếu and Viên Chiếu monasteries on a large farm lot in Long Thành, Đồng Nai. They spent more time on the ‘meditation farms’ – with hoes, shovels, and wheelbarrows making a living and building huts – than in the meditation halls.  In 1981, Thích Thanh Từ delivered a monthly series of lectures at Xá Lợi Temple in Saigon, attracting a few thousand people. The series was disrupted halfway through the Lotus Sutra.

Thích Thanh Từ’s difficulties growing his meditation lineage continued. In 1986, the government issued a “clearance order” of Chơn Không monastery on Tương Kỳ Mountain. After almost a quarter of a century of continuous effort since leaving the mountainous Chơn Không, Thích Thanh Từ gradually and tirelessly built:

-Thường Chiếu and Viên Chiếu establishment in 1975

-Huệ Chiếu, Linh Chiếu and Phổ Chiếu nunneries from 1979 to 1982

-Liễu Đức, Chơn Chiếu, and Tịch Chiếu nunneries from 1986 to 1987 

-Tuệ Thông, Hương Hải, and more Buddhist temples to strengthen his Thiền restoration effort

His Revival of Thiền Buddhism movement grew fast in popularity, domestically expanding with hundreds of monks, nuns, as well as laypeople as followers. The movement later grew internationally, adding monasteries in the United States, Canada, France, Germany, and Australia in response to the propagation of the Dharma.

California, 15/2/2020

Nguyễn Thúy Loan

 

 

Xem thêm:
Thư Mục của HT. Thích Thanh Từ
Sách Ebook của HT. Thích Thanh Từ



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.