Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 384

14/03/20224:06 CH(Xem: 1718)
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 384
TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 384
Chủ đề: CÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 384PDF icon (4)Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 384
Đọc Online

MỤC LỤC
Chủ ĐềCÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN
6. Phật giáo Đồng Nai đồng hành cùng dân tộc (TT.TS. Thích Huệ Khai)
16. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại (TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy)
24. Làm thế nào để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên một cách có ý nghĩa (NCS. Lê Tấn Lộc)
28. Biểu hiện của truyền thống dân chủ trong tiến trình lịch sử dân tộc (Lam Phương)
PHẬT GIÁOTHỜI ĐẠI
38. Sức mạnh nội tại của Phật giáo trong quá trình xây dựng – phát triển đất nước (TT.TS. Thích Phước Đạt)
52. Đôi nét về Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Nara (SC. Thích Nữ Hạnh Tri)
58. Những đóng góp của GHPGVN trong phòng, chống dịch COVID-19 (TS. Vũ Trọng Hùng) 
PHẬT GIÁOVĂN HÓAĐỜI SỐNG
66. Tìm hiểu sự truyền bá và các di tích của Phật giáo tại vùng Andhra Pradesh (miền Nam Ấn) (NCS. Thích Nguyên Thế)
72. Sân chùa Văn Hiến ngày ấy (Chung Tiến Lực)
PHẬT GIÁO – KHOA HỌC VÀ TRIẾT LÝ
84. Lý tưởng giải thoát trong nhà Phật (TT. Thích Minh Thành)
90. Chằn tinh theo góc nhìn Phật giáo (Viên Sanh)
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CÁC TỰ VIỆN:
“Du hành” trong thế giới Phật Giáo trên đỉnh Bà Đen
Chùa Thanh Lương, tỉnh Kiên Giang

THƯ TÒA SOẠN

Kính thưa quý độc giả!

Khi ta lớn lên
Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
(Trích “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)

Sống trong đời, không ai là không có cội nguồn gốc rễ. Cội là nguồn, là gốc gác, là nơi “chôn nhau cắt rốn”; là nơi hội tụ tình thân, đoàn viên sum họp. Nguồn cội còn là quê hương, trong đó dung chứa “thủy thổ quốc gia”, là biển, là trời, là ơn người đã ngã xuống và người đương vị đang chèo chống cho con thuyền Tổ quốc khỏi chông chênh.
Đất nước ta, dân tộc ta có chung một cội nguồn Tiên - Rồng, có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để hằng năm thành kính bái vọng. Còn trong mỗi gia đình, nơi thiêng liêng nhất, đều có bàn thờ dòng tộc, thờ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, phù hộ cho con cháu.

Hướng về cội nguồn, về Tổ tiên với một tình cảm thiêng liêng, trong sạch nhất, là phẩm chất đã thấm sâu trong tâm can mỗi người Việt Nam từ nghìn đời nay:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.”

Câu ca dao ấy như một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự, một tình cảm thủy chung, son sắt.

Mượn câu ca dao của người xưa, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo xin gửi đến quý độc giả số báo 384 với chủ đề: “Cây có cội, sông có nguồn” như lời nhắn nhủ về niềm tự hào dân tộc, về tình yêu quê hương - đất nước Việt Nam. Tấm lòng hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên, cha ông đã dựng xây nên đất nước này sẽ giúp mỗi người chúng ta nhân lên tình yêu, sự kiên trung lẫn sức mạnh để phụng sự Tổ quốc, vì một Việt Nam cường thịnh hôm nay và mai sau.

Ban Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Xem các số báo cũ:





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.