Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chúng Ta Cần Lòng Từ, Không Phải Tiền (Minh Tân Dịch)

11/06/201112:00 SA(Xem: 30319)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chúng Ta Cần Lòng Từ, Không Phải Tiền (Minh Tân Dịch)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
CHÚNG TA CẦN LÒNG TỪ, KHÔNG PHẢI TIỀN

(Minh Tân dịch)

dalailama-melbourne-09Tỷ lệ tự tử gia tăng là do nguyên nhân thiếu lòng từ bi trong xã hộichúng ta cần trở nên biết thương yêu hơn nếu muốn thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp, Đức Dalai Lama nói.

Phát biểu trước hàng ngàn tín đồ ở Melbourne hôm nay, thứ bảy về hạnh phúc đích thực, ngài nói sự thay thế lòng yêu thương trong xã hội bằng lòng tham đã đưa nhân loại đến sự thất bại và cô đơn.

Việc sở hữu tiền bạc và vật chất tạo ra hạnh phúc tạm thời nhưng không có được sự an lạc đích thực bên trong, ngài nói.

Ngài kêu gọi mọi người thực tập lòng từ bi và tưới tắm thế hệ trẻ bằng lòng yêu thương để các bạn trẻ có thể tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn hiện nay.
“Thúc đẩy các giá trị đạo đức tinh thần dựa trên tình thương – đó là câu trả lợi tuyệt đối duy nhất," ngài nói.

"Chúng ta cần giáo dục đạo đức từ mẫu giáo đến đại học… và tôi nghĩ rằng có một niềm hy vọng thực tế cho sự chuyển đổi, sự thay đổi tốt hơn trong xã hội chúng ta.

"Xin nãy nuôi nấng thế hệ tiếp theo một cách từ bi."

Lời khuyên này được cộng hưởng từ một người cha tương lai, anh Shane Christmass, người sẽ làm bố vào tháng 10 tới.

"Đó là những điều mà tôi đang hi vọng sẽ truyền trao cho con tôi, vì thế chắc chắn đối với tôi, tôi sẽ dành cho con mình nhiều tình thương và đặt chúng trên hành trình mà chúng sẽ học được nhiều nhất từ đó," người đàn ông 37 tuổi sắp làm cha nói.

"Đó là những điều có thể làm thay đổi cuộc sống, vì vậy thế hệ hôm nay phải dạy cho thế hệ tương lai về lòng từ bi.

"Tôi nghĩ những điều ngài nói rất đơn giản và ai ai cũng có thể làm được.

"Ngài là người luôn vượt trên tôn giáo. Những điều ngài nói không chỉ giới hạn trong nhận thức Phật giáo, chúng là từ nhận thức của nhân loại."

Giáo viên Phật tử Vidu Jayasinha, người đã thấy tận mắt Đức Dalai Lama 7 lần trong cuộc đời 87 năm của mình, đến từ Sydney để nghe thuyết trình.

"Ngài rất từ bi và ngài là người rất khiêm tốn, cực kỳ thông minh," ông Jayasinha nói.

"Tôi đang học cách tăng cường sự tha thứ, khoan dungkiên nhẫn."

Một trong những học sinh của ông Jayasinha, cô Donna Nelson, hi vọng những lời dạy của Đức Dalai Lama sẽ đặt mọi người vào con đường đúng, tìm kiếm hạnh phúc thông qua lòng từ thay vì tiền bạc.

"Mọi người cần bắt đầu suy nghĩ hướng về bên trong để tìm lòng từ thay vì theo đuổi những đồng tiền vạn năng," cô nói.

Minh Tân dịch theo: AAP
(Phật Tử Việt Nam)


Dưới đây là chùm ảnh: Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Melbourne, Perth, Brisbane và Gold Coast, Australia trong 11 ngày tour of Australia (Photo by Hamish Blair/Getty Images AsiaPac)
dalailama-melbourne-08
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi họp báo tại the Hitlon Hotel South Wharf ngày 9 June, 2011 tại Melbourne, Australia
dalailama-melbourne-01
Sẽ có buổi truyền hình trực tuyến của Đức Đạt Lai Lạt ma thuyết pháp từ Melbourne, Canberra, Brisbane and Perth, Australia, from June 11-19, 2011.
dalailama-melbourne-04
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời phòng họp báo the Hitlon Hotel South Wharf on June 9, 2011 in Melbourne, Australia.
dalailama-melbourne-03

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.