Vô cùng khen ngợi Ý thức của 2 vị Chủ dịch vụ kinh doanh:
Trần thị Duy Thư tại Sài Gòn và Nguyễn Phương Hiền tại Hà Nội. Tôi có đọc vài bài viết phản ảnh danh hiệu của 2 cái quán mang tên Buddha phía trước kèm một chữ khác đi sau, một ở Miền Bắc, một ở Miền Nam, chỉ cách nay mấy ngày. Ngẫm nghĩ, để theo dõi thử câu chuyện sẽ diến tiến ra sao, chưa cần viết thêm chi vội, nhất là động tĩnh từ những vị có trách nhiệm chủ quản. Thật không ngờ 2 vị Chủ dịch vụ, một tại Sài Gòn một tại Hà Nội, sau khi đọc vài luồng dư luận góp ý về danh hiệu kinh doanh của mình, đã lắng nghe đón nhận một cách nhanh chóng, sẵn sàng sửa đổi bảng hiệu một cách cấp kỳ. Trong lòng tôi tràn ngập sung sướng, an lành. Chưa cần để xuất hiện chống đối rùm beng, biểu tình lớn lối, vận động can thiệp, lời qua tiếng lại, nặng nhẹ hơn thua, cửa quyền pháp lý, ... như vài trường hợp tương tự ở các quốc gia khác, rồi họ mới chấp nhận và thay đổi. Ít ra, 5000 năm văn hóa đạo đức Dân Tộc, 2000 năm văn hóa đạo đức Phật Giáo, chưa đến nỗi bị xuống cấp trầm trọng, chưa đến độ bị tha hóa nặng nề. Ít nhất, thế hệ trẻ Việt Nam, tôi rất mong mỏi sao đều được như Duy Thư, Phương Hiền, không mang đầu óc cố chấp, hẹp hòi, kiến thủ, tàn hại, hết thuốc chữa, vô phương cứu, như...!!! Và một điểm cần phải nói ở đây, cụm từ Phật Giáo và Dân Tộc, Dân Tộc và Phật Giáo, như một thực thể gắn liền, thấm nhuần, thâm sâu vào con người Việt Nam, mà 2 vị chủ quán đã chứng minh - yêu, thích, mến mộ - đã thể hiện ra tới bên ngoài bằng công ăn việc làm miếng cơm manh áo, cho đến khi xét lại - thấy không thích hợp, vui vẻ chỉnh trang lại, và vô điều kiện. Mời đọc ngắn gọn, Bà Duy Thư nói: “Trong quá trình quản lý quán ăn, tôi có sơ sót, tôi sẽ sửa lại cho phù hợp. Tôi sẽ dùng lại tên An Thái cho quán. Tôi cũng đã hạ bảng tên xuống và đưa hình ảnh, tượng Phật về nhà”. "Con đã đổi tên quán là Quán An Thái. Mong quý Thầy thứ lỗi và phù hộ cho con." Anh Phương Hiền viết: "Chúng con nhận thức được việc thay đổi tên Spa là điều cần phải làm. Trong tuần tới, chúng con sẽ hạ toàn bộ biển hiệu có tên BUDDHA, cũng như các ấn phẩm nhận diện liên quan (gồm website, brochure, name card…etc), thay thế vào đó là một tên khác. “Người có lầm lỗi biết sám hối” là người đáng quý." Chắc chắn tốn tiền, tốn thời gian để 2 vị làm việc đó, nhưng 2 vị đã thể hiện nét đẹp của tâm hồn, cái quý của tấm lòng, cái thiện của lương tâm. Thật quý hóa thay, tôi rất mong đây là tấm gương cho các bạn trẻ Việt Nam, còn người lớn có đón nhận được bài học gì ? Úc Châu Thích Nhật Tân __________________________ Thư của chủ Buddha Spa gửi đến ĐĐ. Thích Minh Tuệ 23/10/2011 07:13 Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2011 Kính gửi Thầy Thích Minh Tuệ, Ý nguyện của chúng con khi mở cửa hàng và chọn tên “Buddha” với mong muốn được Đức Phật che chở, chỉ cho chúng con đi con đường đúng đắn, để chúng con có thể tìm thấy sự thanh tịnh, chốn bình an. Những gì chúng con đang làm là hướng đến cái đẹp, đẹp về diện mạo cũng như sự thư thái của tâm hồn. Với quan điểm và cách nhìn của con – người thế gian, và với cương vị là chủ doanh nghiệp thì tên cửa hàng, tên công ty là vô cùng quan trọng, được trân trọng, đề cao. Người ta biết đến tên cửa hàng, chứ mấy ai biết đến tên chủ cửa hàng phải không Thầy? Điều này càng chứng tỏ rằng ngay từ đầu, chúng con không có ý định xuyên tạc, bôi nhọ, dung tục hóa,
phàm phu hóa Đức Phật, chọc tức, thách thức Phật Giáo đồ và khoái chí khi họ bị shock, xốn xang, khó chịu, trăn trở, xót xa... “Người có lầm lỗi biết sám hối” là người đáng quý. Con hy vọng rằng những gì chúng con làm, Thầy sẽ hiểu, thông cảm và ủng hộ chúng con để chúng con được bảo vệ, chở che và tìm được sự
bình yên thật sự. Nguyễn Phương Hiền
|
HÃY LÊN TIẾNG VÌ BẬC ĐẠO SƯ TÔN KÍNH
Chúng ta vẫn thường tự hào rằng Việt Nam là đất nước có truyền thống theo đạo Phật. Vậy thì với lực lượng Phật tử đông đảo như vậy, vì lý do gì chúng ta lặng im trước những biểu hiện xâm phạm tính tôn nghiêm của Phật giáo - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nước ta như thế? Liệu có quá lời nếu gọi đây là thách thức lớn đối với Phật giáo Việt Nam?
Trước tiên là tại Thành Phố HCM rồi đến Thủ đô Hà Nội, hai thành phố là hai trung tâm hành chính, lịch sử - văn hóa lớn của cả nước, Hà Nội còn là kinh đô Phật giáo từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14 mà
lại xảy ra chuyện lấy tên của đức Thế Tôn đặt cho quán Bar and Grill (rượu và đồ nướng) cùng tiệm Spa.
Phật giáo và danh xưng của Đức Phật vốn đã được cả Đại Hội Đồng Liên Hợp
Quốc công nhận là biểu tượng của hòa bình. Thiết nghĩ đây không chỉ là câu chuyện của mỗi cá nhân mà nó thuộc về trách nhiệm của GHPGVN và toàn
thể tín đồ Phật giáo Việt Nam nói riêng, tín đồ Phật giáo trên thế giới
nói chung.
Đó là sự xúc phạm tôn giáo một cách công khai. Lấy danh hiệu mà chúng ta
hằng ngày đang trì niệm để kinh doanh Spa, Bar, Grill… các cơ sở kinh doanh trên họ là ai? Có lẽ họ không phải là người theo đạo Phật bởi vì nếu là tín đồ Phật giáo thì không ai mang đặt hình Phật trong nhà vệ sinh, hoặc lấy biểu tượng chữ Vạn trong Hoa sen để treo lơ lửng trong phòng massage như vậy được.
Dưới thời phong kiến, vua đầu triều và mỗi khi có vị vua mới lên ngôi sẽ
ban hành quy định mới về việc đặt tên. Nếu có tên người hoặc địa danh trùng với tên thành viên trong hoàng tộc thì tên người hay địa danh đó sẽ phải đổi lại, ví dụ như tỉnh Thanh Hoa phải đổi thành Thanh Hóa, chợ Đông Hoa ở Huế phải đổi thành Đông Ba. Còn hôm nay, với tôn hiệu Phật mà
1,3 tỷ người đang theothì hành vi mang tôn hiệu đó dùng cho mục đích kinh doanh bất kính như thế này thật đáng quan ngại. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay thì mai này không biết sẽ còn có quán nhậu Buddha, karaoke Buddha… lũ lượt kéo nhau ra đời?
Một điều đáng chú ý là, mấy ngày vừa qua, khi dư luận Phật tử phản ứng dữ dội thì tuyệt nhiên không thấy cơ quan giáo hội lên tiếng? Ở đất nước
Hồi giáo như Indonesia, chỉ với hơn 2 triệu tín đồ Phật giáo (chiếm 1% dân số), người ta đã lên tiếng phản đối về câu chuyện tương tự và mang lại hiệu quả tích cực.
Trong khi đó tại Việt Nam, theo thống kê của Ban Tôn giáo năm 2005, toàn
quốc hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...
Chúng ta vẫn thường tự hào rằng Việt Nam là đất nước có truyền thống theo đạo Phật. Vậy thì với lực lượng Phật tử đông đảo như vậy, vì lý do gì chúng ta lặng im trước những biểu hiện xâm phạm tính tôn nghiêm của Phật giáo - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nước ta như thế? Liệu có quá lời nếu gọi đây là thách thức lớn đối với Phật giáo Việt Nam?
Mạn phép nêu lên mấy lời so sánh để thấy lòng tôn kính mà chúng ta đang thể hiện đối với đức Thế Tôn. Thử hỏi ở các tôn giáo khác, người ta có đem những cái tên như Mohamad, Jesus - tên vị giáo chủ của mình ra sử dụng tùy tiện như vậy hay không? Tinh thần Phật giáo Việt Nam ngày xưa đâu rồi? - Một câu hỏi đã quá quen thuộc nhưng cũng nên suy ngẫm lắm thay.
(http://www.phattuvietnam.net/diendan/16721.html)
___________________________________________________
Dịch vụ massage mang tên Buddha Spa
xúc phạm Phật giáo giữa thủ đô Hà Nội 20-10-2011
Thêm một vụ lạm dụng hình ảnh và danh xưng xúc phạm Phật giáo
Lúc 09:50, sáng thứ Ba, ngày 11/10/2011, trang tin 24h.com.vn do Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H (trụ sở tại tầng 16 - TT giao dịch CNTT Hà Nội, K1 Hào Nam, Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) chủ quản, cho hay: "Ngày 08/10 vừa qua, lễ khai trương Buddha Spa đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí long trọng và thân tình tại trụ sở của spa, số 9 ngõ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội."
Ở một đất nước Phật giáo du nhập hơn 2000 năm với hơn 80% dân số là Phật tử và những người yêu đạo Phật, việc một công ty kinh doanh lạm dụng tôn xưng Đức Phật để khai trương cái gọi là "Buddha Spa' mà không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào của hàng Phật tử và các chức sắc Phật giáo thủ đô, lại có thêm sự hiện diện cổ vũ của ông cán bộ lãnh đạo Cục trưởng Cục Quản trị A (thuộc văn phòng Chính phủ?) thì sao không xem đó là sự "thành công tốt đẹp" được?
Cắt băng khai trương Buddha Spa ở Hà Nội ngày
Với cái tít kêu như chuông bể: "Buddha Spa khai trương Spa - thiền cao cấp"của 24h.com.vn, thì mới "ngộ" ra cái được gọi là "thiền cao cấp" là các dịch vụ: Massage thư giãn toàn thân, trị liệu toàn thân, massage chân, chăm sóc tay và chân, chăm sóc da mặt, các dịch vụ tẩy lông, dịch vụ tóc, dịch vụ móng v.v. Và, "nhằm khuyến khích bạn chia sẻ thời gian thư giãn với những người thân yêu của mình, Buddha Spa có những gói dịch vụ dành riêng cho các đôi, các gia đình...với nhiều ưu đãi hấp dẫn."
Xem xong cảm thấy giật mình vì các dịch vụ này chẳng ăn nhập gì với cái vỏ bọc lấy "cảm hứng bắt nguồn từ vẻ đẹp và ý nghĩa của các biểu tượng Phật giáo, Buddha Spa hướng đến việc đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn của mỗi con người" mà 24h.com.vn phịa ra để khoác lên cho Buddha Spa.
Hình ảnh quảng cáo về các dịch vụ của Buddha Spa Hà Nội trong trang nhà của họ chưa thấy có việc lạm dụng hình ảnh Đức Phật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không dám lạm dụng hình ảnh Đức Phật mà có thể họ bước đầu đang thăm dò phản ứng của hàng Phật tử cũng như của các chức sắc Phật giáo.
Đây là cái được gọi là "thiền cao cấp" lấy cảm hứng từ đạo Phật (?!)
Trên thế giới hiện nay, chỉ có Brazil, một quốc gia Thiên chủ giáo chiếm ưu thế, là dám lạm dụng tôn xưng của Đức Phật để đặt tên cho dịch vụ massage cao cấp Spa là Buddha Spa, mà gần đây báo Khoa học Đời sống đưa tin các thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2011 tổ chức tại thành phố São Paulo, đến từ Nhật Bản, Argentina, Tây Ban Nha và Colombia được mời tới đó massage, đồng thời cũng là để quảng cáo cho thương hiệu này, và Việt Nam là quốc gia thứ hai có dịch vụ massage cao cấp với thương hiệu Buddha Spa.
Việc một dịch vụ massage cao cấp ở Hà Nội lạm dụng tôn xưng của đấng giáo chủ đạo Phật, một tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới và thứ nhất ở Việt Nam, là rất mạo hiểm và nhạy cảm nên hầu hết các báo lớn chính thống ở trong nước dường như không đưa tin hoặc không quảng cáo về sự kiện này, ngoại trừ trang quảng cáo trực tuyến rẻ tiền 24h.com.vn và phununet.com.
Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu, nhiều người lợi dụng "tranh tối, tranh sáng" ấy nhập khẩu các loại sản phẩm văn hóa lai căng, phi dân tộc, trong đó có cả thứ văn hóa bôi nhọ, phỉ báng và xúc phạm niềm tin tôn giáo như: Buddha Spa và Buddha Bar & Grill (báo Giác Ngộ và phattuvietnam.net đã phản ánh) [xem hai bài bên dưới]
Hàng Phật tử và giới chức sắc Phật giáo nước ta nếu cứ tiếp tục "nhập thiền" mà không khẩn trương đấu tranh quyết liệt với thứ văn hóa rác rởi ấy, thì chắc chắn những kẻ vô đạo, bất chấp chuẩn mực đạo đức và những quy ước xã hội, được đàng chân lên hàng đầu, sẽ còn báng bổ, bôi nhọ hình ảnh Đức Phật, vị thầy khả kính chúng ta tôn thờ, gấp nhiều lần so với hiện tại.
Quần Anh(http://nguoiphattu.com/news)
Bình luận (10)
|
______________________________________
Lạm dụng nghiêm trọng hình ảnh tôn giáotại một cơ sở kinh doanh nhà hàng, giải trí 18/10/2011 21:37 (GMT+7)
Những ngày qua, Giác Ngộ Online nhận được nhiều thông tin từ Phật tử phản ánh việc khu vực An Phú, quận 2 - TP.HCM có một cơ sở kinh doanh nhà hàng, giải trí lạm dụng hình ảnh tôn giáo một cách nghiêm trọng. Phóng viên Giác Ngộ đã đến tận nơi để tìm hiểu sự thật gây bất bình trong dư luận này.
Chúng tôi đến địa chỉ được phản ánh, thì đó là "Buddha Bar & Grill" nằm trên đường Thảo Điền, phường An Phú, quận 2. Từ ngoài bước vào, nhìn tổng quát cũng không có gì đặc sắc so với các quán bar bình thường khác nếu như không có tên gọi và sự hiện diện khá nhiều tranh và tượng Phật. Lúc ấy quán có vài người nước ngoài đang nhâm nhi bên ly rượu.
Chúng tôi chọn một góc nhỏ và gọi lon Coca cùng ly sô-đa chanh đường. Gạn hỏi cô nhân viên phục vụ nước mới biết, quán đã có từ 6 năm nay, phục vụ chủ yếu là khách người nước ngoài đang sinh sống tại khu vực Thảo Điền, quận 2. Hỏi tại sao quán được đặt tên như vậy thì nhân viên này lắc đầu không biết vì mới vào làm chỉ được vài tháng.
Sau khi quan sát một hồi khắp quán và xem toàn bộ menu (thực đơn), quả đúng như những gì độc giả phản ánh, đa phần là món ăn được giới thiệu là thực phẩm động vật và bia rượu cùng giải khát. Bất bình hơn, chân dung Đức Phật - một biểu tưởng tôn kính của người Phật tử được trang trí, sắp đặt khắp nơi, cạnh nhiều chai rượu, trên tờ rơi quảng cáo, và thậm chí còn bị dán trên tường nhà vệ sinh nữ.
Sau đây là một số hình ảnh phản cảm được Giác Ngộ Online ghi nhận tại địa chỉ trên:
Trang trí bên ngoài
Pano quảng cáo về các hoạt động được tổ chức tại quán
Một góc không gian trong quán
Tượng Phật bị dùng để trang trí bên cạnh những chai rượu
... cả trên tường nhà vệ sinh nữ
Một trang menu (thực đơn) với toàn thức ăn mặn
Giác Ngộ sẽ tiếp tục điều tra và có bài viết về nội dung này trên số báo 612 ra ngày 22-10-2011 và trên Giác Ngộ Online. Mời chư Tăng Ni và bạn đọc theo dõi.
Hà Phương (thực hiện)(Giác Ngộ)