Bế Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức Tại Nha Trang Khánh Hoà

31/05/201312:00 SA(Xem: 16935)
Bế Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức Tại Nha Trang Khánh Hoà
dailetuongniem

BẾ MẠC
ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
TẠI NHA TRANG KHÁNH HOÀ

Tối hôm qua 30-5-2013 (21-4-Quý Tỵ), tại chùa Long Sơn (TP.Nha Trang, Khánh Hoà), Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà với sự hỗ trợ của Ban Văn hoá TƯGH đã bế mạc, sau ba ngày với nhiều chương trình hoạt động văn hoá, tâm linh phong phú.

blank
Chư tôn đức giáo phẩm chứng minh

Chứng minh lễ bế mạc có sự hiện diện của Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; HT.Thích Như Ý, Thành viên Hội đồng Chứng minh T.Ư, Chứng minh BTS PG tỉnh nhà; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; HT.Thích Trí Tâm, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư và HT.Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hoá T.Ư.

blank
Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ HĐCM

Tham dự buổi lễchư tôn đức Tăng Ni các ban, ngành, viện Trung ương Giáo hội, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, các tỉnh lân cận và hơn 2.000 Tăng Ni, Phật tử.

blank
HT.Thích Minh Thông, Trưởng ban Tổ chức đọc diễn văn bế mạc

HT.Thích Minh Thông, Phó ban Văn hoá T.Ư, Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ đã đọc diễn văn bế mạc. Hoà thượng đã điểm lại những hoạt động nổi bật, không khí đặc biệtTăng Ni Phật tử được sống trong ba ngày qua: Thành kính tưởng niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tưởng niệm chư Thánh tử đạo đã hy sinh để bảo tồn Chánh pháp trong Pháp nạn năm 1963.

Theo đó, Hoà thượng cho biết: “Dù chưa thật đầy đủ, nhưng qua những hình ảnh, một phần xá lợi, pháp khí, pháp cụ… liên quan đến Bồ tát Thích Quảng Đức, chư Thánh tử đạo, tư liệu báo chí về cuộc tranh đấu phản đối sự kỳ thị tôn giáo năm 1963, được giới thiệutriển lãm “Ngọn lửa và Trái tim”, đã phần nào đem lại cảm xúc, nhận thức cho mọi người về cuộc tranh đấu bất bạo động, với tâm từ bi và sự vô uý – không hận thù và không sợ hãi trước bạo quyền.

blank
Khoảng 2.000 Tăng Ni, trí thức, nhân sĩ và Phật tử tham dự đêm bế mạc

"Chúng ta cũng đã được lắng nghe những hồi ức về Pháp nạn 50 năm trước qua những nhân chứng đã từng có mặt trong biến cố ấy với nhiều vai trò, vị trí xã hội khác nhau, là Tăng sĩ, Phật tử, là người thuộc bộ máy chính quyền của chế độ Ngô Đình Diệm được cử theo dõi cuộc tranh đấu của Phật giáo, vân vân… Ánh sáng từ ngọn lửa Bồ tát Quảng Đức đã soi vào tâm thức, lương tri của mọi người, để chân lý nói lên tiếng nói của mình trước lịch sử.

"Tăng Ni Phật tử các nơi đến Khánh Hoà dự đại lễ tưởng niệm đã xúc động khi về thăm lại nơi quê hương Bồ tát Quảng Đức đản sanh, thăm lại những ngôi chùa thân thương nơi Ngài đã xuất gia, tu họchành đạo tại huyện Vạn Ninh, để thêm thấu hiểu lời dạy của Đức Thế Tôn: Phật tánh có ở mọi chúng sanh, ai cũng có thể giác ngộ, không vướng mắc mọi phiền não, giải thoát hoàn toàn trong cuộc đời này.

blank
Chư Ni tại Khánh Hoà - quê hương của Bồ-tát

"Chúng ta đã được lắng nghe các Pháp thoại, thuyết trình của chư tôn đức Hoà thượng lãnh đạo Trung ương Giáo hội, các Giáo sư ở hải ngoại về tinh thần của Pháp nạn Phật giáo 1963, về Ngọn lửa Bồ tát Quảng Đức để hiểu hơn cuộc tranh đấu của Phật giáo 50 năm trước, hiểu hơn về Phật giáo, tôn giáo muôn đời của dân tộc.

"Đặc biệt, tuổi trẻ Phật tử Khánh Hoà – quê hương của Bồ tát được có thiện duyên để nhận thức đúng về lịch sử của tôn giáo mà mình đang tin và sống, về sức mạnh của phương thức tranh đấu bất bạo động, con đường kiến tạo hoà bình, an lạc thực sự cho thế giới hôm nay cũng như mai sau.

"Tinh thần ấy được thể hiện qua chương trình văn nghệ “Ngàn năm Trái tim Bồ-tát” – khép lại Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hoà tổ chức, với sự hỗ trợ của Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

blank
Quý vị trí thức, nhân sĩ tham dự

"Chúng ta cũng đã được tham dự lễ cầu nguyện, tưởng niệm Bồ-tát Quảng Đức và chư Thánh tử đạo qua các khoá lễ tâm linh thiêng liêng tại lễ đài này, tại chùa Long Sơn và các ngôi ngôi chùa đã từng lưu dấu chân hành đạo của Ngài.”

Nói về ý nghĩa của sự kiện này, Hoà thượng nhấn mạnh: “Dưới chân Đức Phật, dưới bóng Từ bi của Bồ tát, chúng ta từ nhiều nơi hội tụ về đây, cùng tham dự Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, chung một tấm lòng tưởng nhớ Bồ tát và chư Thánh tử đạo, những người đã hy sinh thân mạng để thức tỉnh lương tri nhân loại, thức tỉnh cái ác của sự độc tôn tôn giáo, để bảo vệ Chánh nghĩa, bảo vệ Chân lýChánh pháp.

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, tất cả những thành tựu của các chương trình trong suốt ba ngày qua là kết tinh của bao nhiêu tâm nguyện thành kính của Tăng Ni, Phật tử trong nước, hải ngoại, đặc biệtTăng Ni, Phật tử Khánh Hoà – nơi quê hương của Bồ-tát Quảng Đức dâng cúng lên Ngài (…)

Kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân cũng chính là dịp để chúng ta chiêm nghiệm lại một biến cố lịch sử của Phật giáo Việt Nam – Pháp nạn 1963, mà biểu tượng là Trái tim của Bồ tát thiêu không cháy. Trái tim ấy trở thành Trái tim bất diệt, một biểu tượng thiêng liêng, hùng vĩ, kết hợp hài hoà hai đức tính Vô uýTừ bi; là bảo vật của Phật giáo, của Dân tộc Việt Nam, và của cả thế giới.

blank
Sân chùa Long Sơn đầy người trong đêm bế mạc

Nói về thông điệp của Đại lễ, Hoà thượng đúc kết: “Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân sẽ kết thúc sau chương trình văn nghệ cúng dường sẽ diễn ra trong chốc lát nữa đây. Nhưng lòng tin được khơi dậy từ Ngọn lửa và Tim của Bồ tát – “Sự ThậtTừ Bi là bậc chiến thắng muôn đời” sẽ được tiếp nối và toả rộng, được khắc ghi trong tâm của mọi người.

lòng tin, mới có những bước đi vững chãi. Có lòng tin đó, những công việc mà chúng ta làm mới xứng đáng được gọi là việc Phật, là Phật sự.”

blank
HT.Thích Trí Quảng ban đạo từ trong chương trình bế mạc Đại lễ

Thay mặt chư tôn đức giáo phẩm chứng minh, HT.Thích Trí Quảng đã có lời đạo từ trước hơn 2.000 Tăng Ni, trí thức, Phật tử các giới. Theo đó, Hoà thượng một lần nữa khẳng định Bồ-tát Thích Quảng Đức là vĩ nhân, bậc có một năng lượng tâm linh siêu phàm, một bậc Thượng sĩ thị hiện vào đời để cứu khổ, cứu nguy cho Phật giáo và cho Dân tộc. Thế giới tôn vinh Ngài. Phật giáo và Dân tộc Việt Nam luôn nhớ ơn Ngài.

“Cuộc đời của Ngài vô cùng giản dị, giản dị mà phi thường, hạnh nguyện thì cao vời, là bậc đáng tôn kính, đáng để làm gương cho các thế hệ Tăng Ni, Phật tử noi theo, tu tập theo.”, Hoà thượng nói.

Hoà thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cũng đã tán thán việc làm rất ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, với sự hỗ trợ của Ban Văn hoá T.Ư, đã tổ chức Đại lễ với nhiều chương trình phong phú, thiết thựctrang nghiêm để tưởng nhớ Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo đã hy sinh để bảo tồn Chánh pháp trong Pháp nạn 1963.

blank

Kết thúc nghi thức bế mạc, Ban Tổ chức đã cung nghinh chư tôn đức giáo phẩm chứng minh hồi quy phương trượng. Và tiếp theo đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật “Ngàn năm Trái tim Bồ-tát” với sự tham gia của các nghệ sĩ – giảng viên Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, trường cao đẳng Văn hoá – Nghệ thuật và Du lịch Khánh Hoà, Gia đình Phật tử Khánh Hoà, Gia đình Phật tử đến từ cố đô Huế.

Chương trình văn nghệ tưởng niệm là nội dung kết thúc của Đại lễ, đã để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc qua các ca khúc, vũ điệu, hợp xướng được phối hợp nhịp nhàng, dàn dựng công phu của nghệ sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử Việt Nam dâng cúng dường lên Đức Bồ-tát và tưởng nhớ chư Thánh tử đạo đã hy sinh trong Pháp nạn Phật giáo năm mươi năm trước tại miền Nam Việt Nam.

blank
Hợp xướng trường ca Lửa thiêng với vũ điệu minh hoạ của đoàn sinh Gia đình Phật tử TT-Huế


KHAI MẠC ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC tại NHA TRANG
Hoàng Độ - Nhuận Tú - Nguyễn Văn Thịnh
(Giác Ngộ)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/03/2012(Xem: 10066)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.