Đức Đạt Lai Lạt Ma Kỷ Niệm Sinh Nhật Lần Thứ 80 Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Từ Bi Tại Miền Nam California

06/07/20153:46 SA(Xem: 9224)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kỷ Niệm Sinh Nhật Lần Thứ 80 Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Từ Bi Tại Miền Nam California
blank

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KỶ NIỆM SINH NHẬT LẦN THỨ 80
TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ TỪ BI
TẠI MIỀN NAM CALIFORNIA

By Doug G. Ware  - Tịnh Thủy dịch

ANAHEIM, California, ngày 05 Tháng 7 (UPI) - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kỷ niệm tám thập niên sống trọn vẹn của ngài vào ngày Chủ nhật trước một đám đông hàng nghìn người ở miền Nam California. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm sinh nhật của ngài, [chính thức là ngày 7 tháng 6] trước một đám đông gần 20.000 người đã mua vé trước đến dự tại Trung tâm Honda Anaheim - một phần của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi ba ngày.

dalai lama at anheim
The 14th Dalai Lama at the Global Compassion Summit in Anaheim for the Nobel Peace Prize winner’s 80th birthday celebration. The Dalai Lama’s actual birthday is Monday, July 9, 2015. Organizers chose the early celebration
to coincide with his birthday in Tibet. (Credit: Francine Orr / Los Angeles Times)

Trong lời phát biểu của ngài hôm Chủ Nhật, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về “lòng từ bi tỉnh thức" và "năng lực chuyển hóa của sự sáng tạo và nghệ thuật", Thời báo Kinh tế của Ấn Độ India’s Economic Time đưa tin.

Người cổ võ cho hòa bình nổi tiếng trên thế giới đã thu hút những người ủng hộ và thậm chí có một nhỏ số biểu tình ở bên ngoài [vận động trường] trong thời gian ngài dừng dừng chân ở miền Nam California"

“Vào ngày sinh nhật rất đặc biệt này, chúng ta có cơ hội để ăn mừng những thành công ở nhiều lĩnh vực và nghe quan điểm của ngài cho những năm sắp tới", Hòa thượng Lama Tenzin Dhonden, người sáng lập tổ chức những người bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói. "Đây là sự kiện quan trọng, là một cơ hội vui vẻ cho mọi người cùng đến với nhau trong dịp lễ kỷ niệm “cuộc đời và những thành tựu của Đức Đạt Lai Lạt Ma."

Bên ngoài vận động trường, một nhóm Phật tử thuộc giáo phái Shugden - không được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận - mang thông điệp khác nhau. “Đạt Lai Lạt Ma giả biến đổi Phật Giáo để kiếm lợi ích chính trị qua những sự dối trá” một người biểu tình phát ngôn.(xem chú thích riêng của người biên dịch bên dưới)

Đức Đạt Lai Lạt Ma, được toàn thế giới biết đến qua các nỗ lực vận động hoà bình của ngài, còn là nhân vật gây tranh cãi bất cứ nơi nào ngài đi đến. Chính phủ Trung Quốc cáo buộc ngài cố gắng tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc và luôn nói ngài là "một con sói đội lốt con cừu."

Những người đoạt giải Nobel Hòa bình cũng được lên kế hoạch để tham dự các cuộc thảo luận sẽ được diễn ra vào ngày Thứ Hai tại trường Đại học University of California-Irvine, nơi mà một trong những chủ đề thảo luận sẽ là sự biến đổi khí hậu. Ngài đến miền Nam California sau khi dành thời gian với cựu Tổng thống George W. Bush ở Texas.

Ngày thứ ba, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói chuyện về giáo dụclãnh đạo thanh niên dựa trên giá trị tình thương phổ quát, nhật báo Los Angeles Times đưa tin.

Tất cả số tiền thu được từ hội nghị thượng đỉnh sẽ được trao tặng cho tổ chức từ thiện do Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn.

Tịnh Thuỷ biên dịch theo bản tin UPI

Cước chú của người dịch:

Dorje Shugden là một vị Hộ pháp trong Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là đối với Tông phái Gelug. Ngài Dorje Shugden được xem là tái sinh của nhà sư Dragpa Gyaltsen ở Tu viện Drepung thuôc dòng Gelugpa, một nhà sư cùng thời đại với Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5. Tuy nhiên, khi khảo sát lại một số hồ sơ quá khứ, và kể cả kinh nghiệm tu tập bản thân, Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu từ bỏ việc thờ Ngài Shugden vì cho đây là một vị "ác linh" -- đặc biệt, hồn linh này trong khi bảo vệ phái Gelug [trong cõi vô hình] đã kình chống các tông pháp Phật giáo khác. Từ đó, một số tín đồ phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Mời quý độc gỉa xem thêm:
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal) (Thanh Liên Việt dịch)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Sự Sùng Bái Dolgyal Shugden (Thanh Liên Việt dịch)
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Dolgyal (Thanh Liên Việt dịch)
Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc (Thanh Liên Việt dịch)



Dưới đây là bản tin của báo Viễn Đông:

 

Đạt Lai Lạt Ma mừng sinh nhật lần thứ 80
với hội nghị về lòng từ bi tại Quận Cam
(VienDongDaily.Com - 05/07/2015)


dalai lama at anaheim 3
Đức Đạt Lai Lạt Ma (Getty Images)

WESTMINSTER - Một đại tiệc dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân dịp ngài mừng sinh nhật lần thứ 80 được bắt đầu từ ngày Chủ Nhật và kéo dài đến ngày thứ Ba, và mọi người đều được mời tham dự tiệc này.

Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày về lòng từ bi toàn cầu tại Quận Cam. Hội nghị bắt đầu từ ngày Chủ Nhật ở thành phố Anaheim, và trong hai ngày sau đó tại trường đại học University of California, Irvine.

Sinh nhật thực sự của Đức Đạt Lai Lạt Ma là vào ngày thứ Hai, 6 tháng Bảy, 2015.

Hàng ngàn người sẽ tham dự những buổi thuyết pháp của ngài về lòng từ bi, về giới lãnh đạo trẻ, và tình trạng khí hậu biến đổi.

Ban tổ chức đã đặt làm một chiếc bánh sinh nhật cao 8 bộ, tức là cao 2.4 mét, dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chiếc bánh này có phủ lớp kem màu nâu và vàng.

Tiệc sinh nhật đầu tiên sẽ diễn ra ở sân vận động Honda Center tại Anaheim, và sau đó là Hội Nghị Thượng Đỉnh Từ Bi Toàn Cầu tại trường đại học UC Irvine, từ ngày 5 tới ngày 7 tháng Bảy. 

Trong chuyến thăm California lần này, Đức Đạt Lai Lạt Ma chú trọng đến các giá trị nhân bản, tức là đạo đức thế tục, trở về với các giá trị nhân bản bất kể tôn giáo.

Trong những cuộc phỏng vấn trước khi đến Quận Cam năm nay, vị lãnh đạo tôn giáo đã vui vẻ nói về về các giá trị, các mục tiêu và các cam kết mà ngài trân quý.

Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của “nền đạo đức thế tục,” và vai trò mà nền đạo đức ấy có thể đóng, trong việc góp phần hướng tới một cá nhân, gia đình, đất nước hạnh phúc hơn, và mở rộng ra, một thế giới hạnh phúc hơn.

Ngài nói rằng nền đạo đức thế tục là một cách tiếp cận với các giá trị nội tâm, mà không dựa vào khái niệm Thượng Đế hoặc truyền thống tôn giáo. Ngài gọi đó là phương pháp thích hợp cho 7 tỷ người đang sống trên trái đất. Trong số đó có 1 tỷ người không quý trọng bất kỳ loại hình thức nào của truyền thống tôn giáo hay tâm linh.

Ngài nói, “Đạo đức thế tục không có nghĩa là không tôn trọng hoặc xa cách với tôn giáo. Nền đạo đức ấy có nghĩa là tôn trọng mọi tôn giáotôn trọng những người không tin đạo. Những người này rất quan yếu trong thế giới ngày nay.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng các giá trị, như tình yêu, lòng từ bi, thiện tâm và sự tha thứ, không phải là những giá trị tôn giáo, mà là những giá trị nhân bản.

Việc lơ là với những giá trị này sẽ ngăn chặn không cho thế giới có được một nơi chốn của hòa bình và sự hiểu biết.

Đạo đức thế tục bắt nguồn từ những khám phá khoa học, kinh nghiệm thông thường, và cảm thức bình thường. Nền đạo đức ấy có thể được tích hợp một cách suôn sẻ vào trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, theo ngài nói. Chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo thiếu mất những giá trị nhân bản, và tạo ra một môi trường thù địch của tình trạng chúng ta đối địch với họ, loại bỏ lòng khoan dung và niềm hy vọng mong có hòa bình. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như vậy.

Ngài nói, “Thế giới phải trở thành một đại gia đình nhân loại. Không có cách lựa chọn nào khác. Chúng ta không thể cứ vẫn thờ ơ. Chúng ta phải làm nỗ lực mới, với lối suy nghĩ mới và tầm viễn kiến mới. Chúng ta là những con người đã tạo ra vấn đề này, những khác biệt này. Trách nhiệm của chúng ta là phải sửa đổi điều đó.” 

Ngài đã đích thân thực hiện ba điều cam kết quan trọng: “Một là thăng tiến các giá trị nhân bản cho 7 tỷ người. Hai là cổ vũ sự hòa hợp tôn giáo. Ba là việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng. Đó là một nền văn hóa của hòa bình, phi bạo lực, và từ bi. Bảo tồn một nền văn hóa thuộc loại ấy chắc chắn là việc đáng làm.”

Hội Nghị Thượng Đỉnh Từ Bi Toàn Cầu tại UC Irvine được dự đoán sẽ có sự hiện diện của các nhân vật từng đoạt giải Nobel như ngài, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hợp tác hoặc đã chia sẻ những giá trị chung.

Một số cuộc thảo luận sẽ bàn về lòng từ bi giác ngộ, những tác động của khí hậu biến đổi, và tầm quan trọng của giáo dục trong việc thúc đẩy các giá trị nhân bản phổ quát.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến vì ngài có khả năng kết nối với mọi người như nhau, từ những bậc vương giả và những người nổi tiếng, cho tới những người dân dã bình thường. Ngài nói rằng ngài có thể làm được việc kết nối đó là nhờ ngài đối xử với mọi người giống như nhau.

Ngài nói, “Tôi xem mình là một con người, chứ không phải là một người Tây Tạng, một Phật tử, một người Á Châu, một tu sĩ, hay là Đạt Lai Lạt Ma. Khi tôi trình bày mình như là một con người, thay vì là một người đặc biệt, thì việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.