Ấn Độ: Khai mạc hội thảo Khởi xướng Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung đột và ý thức môi trường Ngộ Dũng
Sau gần 1 thập niên nỗ lực của lãnh đạoẤn Độ giáo tại Ấn Độ và lãnh đạoPhật giáo toàn cầu, hội thảo “Khởi xướng Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung đột và ý thức về môi trường” đã được khai mạc trọng thể tại thủ đô Delhi, Ấn Độ lúc 10h00 ngày 03/09/2015. Hội thảo quốc tế có ý nghĩa quan trọng này được quỹ quốc tế Vivekananda (VIF), Liên minh Phật giáo Toàn cầu và quỹ Tokyo của Nhật Bản đồng tổ chức.
Đến tham dự, thắp nến và thuyết trìnhThủ tướngẤn Độ Shri Narendra Modi khẳng định vai tròlịch sử của sự khởi xướng Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về việc tránh xung đột không chỉ là triết lý sống cộng tồn được đức Phật khởi xướng cách đây 26 thế kỷ, mà còn là chính sách của chính phủ Ấn Độ trong nỗ lựcthiết lập hòa bình tại Ấn Độ trên nền tảng hai truyền thốngtôn giáo quan trọng bậc nhất của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Ông Shir Narenda Modi, thủ tướngẤn Độphát biểu tại lễ khai mạc
Trong bài phát biểu hơn 20 phút, thủ tướng Modi kêu gọi các lãnh đạoPhật giáo trên toàn cầu và các giáo sĩẤn Độ giáo cùng nhau xây dựngý thức hòa bình trên nền tảng “tìm kiếm sự thống nhất trong sự dị biệt và đa nguyên tôn giáo”. Ngoài ra, Thủ tướngẤn Độ còn nhấn mạnh: “Tôi tin tưởngchắc chắn rằng, giải pháp cho các vấn nạncon người nằm ở sự thảo luận.” Trên cơ sở đó, Ông cảm kích về những đóng góp to lớn của đức Phật: “Cuộc đời của đức PhậtThích Ca đã chứng minhsức mạnh của phụng sự, từ bi và quan trọng nhất là tái thống nhất.” Vì theo ông, “Chúng ta tại Ấn Độ, hãnh diện về sự kiện rằng chính từ mảnh đất này, đức PhậtThích Ca đã hiến tặng cho thế giới những lời dạy minh triết của đạo Phật.”
Thừa nhận các giá trịPhật giáo và tính thích ứng của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa, Thủ tướng Modi đã khẳng định: “Chúng ta là những người thuộc nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều lối sống khác biệt, nhưng điều gắn kết chúng ta là sự kiện rằng gốc rễ văn minh của chúng ta là những minh triết, lịch sử và di sảnvăn hóa được chúng ta cùng chia sẻ. Phật giáo và di sảnvăn hóaPhật giáo đã trở thànhyếu tố tạo nên sự thống nhất và gắn kết.”
Khách danh dự của hội thảo quốc tế này là bà C. B. Kumaratunga, nguyên là tổng thống Tích Lan, cho rằng: “xung đột ý thức hệ và tranh chấpquyền lực là những nguyên nhân dẫn đến bất ổn của thế giới. Những lời dạy về bất bạo động và hòa bình của đức Phật có khả năng giải phóng các hình thái xung đột. Cùng xây dựngý thứcxã hội về hòa giải và hòa bình, chúng ta có được một thế giới bình ổn hơn và hạnh phúc hơn.
HT. Thích Thiện Tâm, TT. Thích Đức Thiện và TT. Thích Nhật Từ tại hội trường.
Về phía Việt Nam, ngoài ông Tôn Sinh Thành, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan còn có HT. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, thành viên Hội đồngChánh phápTối cao của Liên minh Phật giáo Toàn cầu, TT. Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN và TT. Thích Nhật Từ, thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo Toàn cầu.
HT. Lama Lobzang, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Toàn cầu, HT. AshinNyanissara, Viện trưởng Sáng lập Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu, Miến Điện; ông Masahiro Akiyama, Chủ tịch quỹ Tokyo, Nhật Bản; Ông N.C.Vij, Tổng giám đốc quỹ quốc tế Vivekananda; giáo sĩ Sri Ravishankar, sáng lập quỹ Nghệ thuật sống, Ấn Độ cùng các lãnh đạoPhật giáothế giới và Ấn Độ giáothể hiện sự nhất trí về nhu cầu tránh xung độttôn giáo nói chung, Ấn Độ giáo và Phật giáo nói riêng, nhằm góp phần xóa bỏ các bất ổn xã hội tại Ấn Độ, giúp các cộng đồngtôn giáo sống hài hòa trong sự tôn trọng các dị biệt.
Đạo sĩgiáo sĩ Sri Ravishankar thay mặt giới lãnh đạoẤn Độ giáo có mặt tại hội thảo, cho rằng: “Tiếng nói của hòa bình cần được cất lên từ tiếng nói của hận thù và bạo động trên thế giới.”
Sau phần thông điệp bằng video của thủ tướngNhật Bản Shinzo Abe, ông Minoru Kiuchi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khẳng định: “tránh xung đột và ý thức về môi trường là 2 vấn đềtrọng yếu mà các nhà chính trị và tôn giáo cần quảng bá, để thế giới này trở nên bình ổn hơn.”
Kết thúclễ khai mạc, các đại biểu quốc tế chụp ảnh lưu niệm với thủ tướng Modi của Ấn Độ. Ngay sau đó ông Mahesh Sharma, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Ấn Độ và ông Minoru Kiuchi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã khai mạc triển lãm về chủ đề: “Ấn Độ - Nhật Bản: Dư âm của tình hữu nghị văn hóa”.
Chương trình hội thảo gồm 3 ngày, ngày thứ nhất nhấn mạnhchủ đề “tránh xung đột”, đang khi ngày thứ hai có chủ đề “ý thức về môi trường”. Mỗi ngày đều có 2 diễn đàn sáng và chiều, mỗi diễn đàn có 4 đến 6 diễn giả, sau đó là thảo luậntự do. Chủ đề hội thảo của ngày thứ nhất do TT. Thích Nhật Từ làm chủ tọa, điều phối và phát biểu đúc kết. Cùng chủ tọadiễn đàn này còn có ngài giáo sĩ Govind Dev Giri, Chủ tịch sáng lập hội Ấn giáo Maharshi Vedavyas Pratishthan, Ấn Độ.
Theo chương trình, trong ngày thứ 2 của hội thảo HT. Thích Thiện Tâm sẽ thuyết trình về đề tài “Ý thức về môi trường: Cách tiếp cận của Phật giáo”.
Lễ bế mạc hội thảo sẽ được diễn ra tại cội Bồ đề thiêng Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 5/9/2015, với sự tham dự của thủ tướngẤn Độ và các đại biểu quốc tế.
Hội thảo mang tính lịch sử đầu tiên này đang mở ra cách cửa hợp tác quan trọng giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. TT. Thích Nhật Từ làm chủ tọa và điều phối diễn đànPhật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung đột trọn ngày 03/09/2015
Cuộc hành hương 14 ngày đến xứ sở hạnh phúc Bhutan và thủ đô Nepal Kathmandu từ ngày 04-Sept- 2023 đến ngày 17-Sept- 2023 do Thầy Thích Tánh Tuệ hướng dẫn. Đoàn sẽ khởi hành từ cảng hàng không Los Angeles LAX.
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.