Đón mừng Phật Đản

25/04/20163:09 CH(Xem: 12187)
Đón mừng Phật Đản

blank
ĐÓN MỪNG PHẬT ĐẢN  

Trần Khải

 

vesak day 2Bắt đầu tới mùa lễ Phật Đản... Đây chính là giây phút để lòng người dịu xuống, lắng lòng nhìn lại để giữ cho thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý...

Phật Đản hay là Vesak (theo tiếng Nam Phạn, Pali) là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tôngảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.

Tự điển Wikipedia ghi rằng Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,... Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xáăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễn hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen (Yeon Deung Hoe) rất lớn.

Ý nghĩa huyền thoại trong Đaị Lễ Phật Đản cũng được nhà văn Cao Huy Thuần trong bài “Thầy Và Trò” phân tích trên mạng Thư Viện Hoa Sen, trích như sau:

“...“Đêm ấy trăng sáng, hoàng hậu đang ngủ bỗng mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bà. Bà tỉnh dậy, kể cho chồng nghe giấc mơ, cả hai người đều vui mừng cho là điềm lành. Từ đó hoàng hậu mang thai. Đến ngày sinh nở, theo tục lệ, bà đi về nhà cha mẹ để sinh. Đến vườn Lâm-tỳ-ni, thấy hoa Sa-la nở ra đẹp quá, bà với tay toan hái thì sinh Thái tử. Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Rồi Ngài nằm xuống như mọi trẻ sơ sinh. Rồng phun nước tắm Ngài. Trời Phạm thiên rải hoa chúc tụng”....
...


Thầy: Thì con cứ lý luận! Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Tái sinh, luân hồi, là một quan niệm căn bản trong đạo Phật đã đi sâu vào dân gian. Nhưng đó không phải là giáo điều, tín điều. Ai muốn nghe thì nghe. Ai không muốn nghe thì bỏ ngoài tai. Nhưng nói rằng chết là hết thì không khoa học, vì khoa học chưa chứng minh – và có lẽ không bao giờ chứng minh được rằng chết là hết. Quả quyết chết là hết lại càng nguy hại về mặt đạo đức, bởi vì, như Phật nói, “kẻ nào bác bỏ đời sau thì kẻ ấy không có điều ác nào mà không làm được”. Nhưng cũng đừng tin luân hồi như một giáo điều, cứ sống, cứ suy nghĩ, cứ tự chứng nghiệm, nơi mình và chung quanh, xem thử phải chăng quan niệm đó có ích lợi thực sự cho mình, làm cho chính đời sống của mình bây giờ, ngay bây giờ, có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn không, rồi nghe hay không nghe. Khi bắt đầu muốn nghe, hãy lý luận trên lời Phật nói. Phật nói: “Đời sống không hạn chế ở một cõi này và ở một kiếp này. Muốn biết kiếp sau của mình như thế nào thì cứ xem hành động của mình ở kiếp này”. Cũng vậy, kiếp này của mình là thành tựu của kiếp trước, của kiếp trước nữa, trước nữa, không dứt. Như vậy, Phật thành Phật không phải do hành động của mình trong một kiếp mà từ vô số kiếp. Không ai có thể trong một kiếp mà thành toàn vẹn. Phật cũng là người như ta và đã chịu luân hồi như ta, nhưng Phật là người đã toàn vẹn cho nên đã ra khỏi luân hồi và không tái sinh nữa. Như vậy, khi Phật sinh ra, nơi bé sơ sinh đã có Phật. Làm thế nào để diễn tả hai sự có mặt đồng thời xảy ra nơi cùng một đứa bé – sự có mặt của người bình thường và sự có mặt của Người không tái sinh? Chỉ có cách diễn tả bằng hình ảnh, ẩn dụ, tượng trưng. Bước chân trên hoa sen là bước chân của tính Phật, là biểu hiệu về sự hiện diện của tính Phật nơi con người, nơi con người vừa ra đời. Nơi bé sơ sinh trong vườn Lâm-tỳ-ni, vừa có hiện tại, vừa có tương lai, vừa có quá khứ. Hiện tại là bé sơ sinh, tương lai là bé đó sẽ thành Phật, quá khứ là tính Phật đã có sẵn, nghĩa là “thành Phật” chỉ là trở về lại nguyên quán. Phật sinh ra làm người trong 80 năm để chứng tỏ rằng đó là con người đã trở về nguyên quán. Ai cũng có thể trở về nguyên quán như vậy. Và khi đã trọn vẹn trở về nguyên quán, nguyên thủy, thì đúng là không có đến cũng không có đi. Phật là người không đi không đến...”(ngưng trích)

Tuyệt vời là phân tích của nhà văn Cao Huy Thuần... Quả nhiên họ Cao đã có đôi mắt nhìn xuyên sáu cõi...

Nếu bạn đang cư ngụ ở vùng Quận Cam, xin trân trọng mời tham dự Đại Lễ Phật Đản theo các thông tin như sau, trích:

“ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Kính cung thỉnh quý Đồng Hương tham dự Đại Lễ Phật Đản tại Mile Square Regional Park, góc đường Euclid và Edinger, 16801 Euclid St., Fountain Valley, CA 92708.

-- Tối thứ bảy 30.4.2016
5:00pm - Thỉnh Linh
5:30 pm - Khai Mạc Lễ Đài -- Trai Đàn Cầu Siêu
5:35 pm - Văn Nghệ (Nhạc sĩ Nam Hưng) 8:30 pm - Bế Mạc

-- Chủ nhật 01.5.2016
8:00am - Vân tập
9:00am - Văn nghệ
10:00am - Đoàn Xe Diễn Hành khởi hành từ Westminster – Brookhurst đi trên đường phố Bolsa và tiến về Lễ Đài Phật Đản Mile Square Park
11:15am - Chư tôn đức vân tập
11:30am - Đón Đoàn Diễn Hành tại Khu Vực Hành Lễ
- Cúng Dường Trai Tăng - Tác Bạch của Ban Tổ Chức cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm Lễ Đài - Nghi Thức Đản Sinh.
12:30pm - Dâng Hoa; Nghi Thức
01:00pm - Văn Nghệ - Thuyết pháp - Thuyết trình về Hiện Tình Đất Nước.
02:00pm - Lễ chào Quốc Kỳ VNCH, Phật Giáo kỳ
02:15pm - Liên khúc Khánh Đản
02:25pm - Giới thiệu
02:35pm - Diễn Văn Khai Mạc của Trưởng Ban Tổ Chức: HT Thích Nguyên Siêu
02:45pm - Phát biểu của GSV Andrew Đỗ, NV Micheal Võ, dân cử.
03:00pm - Chúc mừng của đại diện GHPGVNTNHK: HT Thích Tín Nghĩa
03:10pm - Thông Bạch Phật Đản - HT Thích Thắng Hoan
03:20pm - BTC Cảm tạ
03:25pm - Văn Nghệ - Vỡ Tuồng Cải Lương Ánh Đạo Vàng
09:00pm - Hoàn mãn.” (hết trích)
Kính chúc quý độc giả một mùa Lễ Phật Đản an vui, hạnh phúc.

Trần Khải
(Việt Báo)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2015(Xem: 26117)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.