Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật PhápMông Cổ, Làm Trung Quốc nổi giận

19/11/20164:53 CH(Xem: 12133)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật Pháp ở Mông Cổ, Làm Trung Quốc nổi giận

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
THUYẾT GIẢNG PHẬT PHÁPMÔNG CỔ,
LÀM TRUNG QUỐC NỔI GIẬN
By GANBAT NAMJILSANGARAV, Associated Press Ulaanbaatar, Mongolia | Nov 19, 2016, 6:02 AM ET
Tịnh Thủy biên dịch


dalai lama at mongolia
Đức Đạt Lai Lạt Ma giữa vẫy tay chào khi đến tu viện Gandantegchinlen,
Ulaanbaatar, Mongolia, vào ngày Thứ Bảy 19/11/2016 (ảnh AP)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng vào hôm thứ bảy trước hàng ngàn người ủng hộ ngài ở Mông Cổ. Ngài đến Mông Cổ vào thời điểm mà quốc gia này đang tìm kiếm một gói viện trợ quan trọng từ nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng lưu vong thuyết giảng về chủ nghĩa vật chất tại tu viện Gandantegchenlin như là khởi động một chuyến viếng thăm bốn ngày mà Mông Cổ nói hoàn toàntính cách tôn giáo và sẽ không bao gồm các cuộc họp với các quan chức.

Tuy nhiên, chuyến đi của ngài có thể đem lại những hậu quả xấu cho quan hệ giữa Mông Cổ với Trung Quốc, họ (Trung Quốc) đã phản đối lần viếng thăm trước của ngài bằng cách đóng cửa biên giới một thời gian ngắn vào năm 2002 và tạm thời hủy bỏ các chuyến bay nối liền giữa Bắc Kinh và thủ đô Mông Ulaanbaatar vào năm 2006.

Trung Quốc coi Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một tỉnh ly khai tìm cách tách rời Tây Tạng từ Trung Quốcphản đối mạnh mẽ tất cả các nước chứa chấp nhà sư này. Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Ấn Độ kể từ khi ngài rời Tây Tạng trong một cuộc nổi dậy thất bại chống Trung Quốc vào năm 1959.

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mông Cổ không được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì lợi ích của ổn định và phát triển quan hệ hai nước.

mongolia mapChuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ vào thời điểm khi các nhà lãnh đạo Mông Cổ đang tìm kiếm một khoản vay trị giá $ 4.2 tỷ US dollars từ Bắc Kinh để giúp đất nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái nặng nề. Với giá hàng hóa sụt giảm, Mông Cổ đang gặp khó khăn trả nợ nước ngoài và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người hàng xóm mà chiếm khoảng 90 phần trăm hang hóa xuất khẩu của mình.

Phật giáo Mông Cổ liên hệ nhiều với sự căng thẳng của Tây Tạng và nhiều người Phật tử trong nước rất tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của vào năm 1979.

Nhân vật lãnh đạo tôn giáo Mông Cổ nói chuyến thăm này có thể là cuối cùng cho nhà lãnh đạo tinh thần 81 tuổi, và một số đệ tử của Ngài đã đi hàng trăm dặm để ngắm nhìn ngài khi bất chấp nhiệt độ Tháng Mười Một lạnh nhất trong một thập kỷ.

Daritseren, 73 tuổi, dân Mông Cổ từ Siberia, Nga cho biết cô chỉ nghe nói hôm thứ Sáu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Mông Cổ và đi du lịch với 40 người khác trong 15 giờ qua đêm để kịp nghe ngài thuyết giảng.

Boldbaatar, một người chăn nuôi 75 tuổi, cho biết ông vội vã đi bộ 200 km (125 dặm).

"Tôi là một người đàn ông già," ông nói. "Có lẽ tôi đang nhìn thấy Ngài, hiện thân của đức Phật, lần cuối cùng."

Theo lịch trình, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi tụng kinh đặc biệt vào ngày Chủ nhật tại một vận động trường thể thao lớn được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc thông qua viện trợ của Trung Quốc.

Các học giả tôn giáo nói chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma được dự kiến sẽ cung cấp thêm tin tức về việc tìm kiếm hóa thân thứ 10 của ngài Jebtsundamba Khutuktu, một Lạt ma xếp hạng đầu trong Phật giáo (Tây Tạng). 
(Theo ABC News)

Bài đọc thêm:
Phật Giáo Mông Cổ đang trên đà tuột dốc (Hoang Phong dịch)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2011(Xem: 50484)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.