Ông Dương Ngọc Dũng Đã Có Lời Xin Lỗi

04/11/20193:55 CH(Xem: 13801)
Ông Dương Ngọc Dũng Đã Có Lời Xin Lỗi

ÔNG DƯƠNG NGỌC DŨNG ĐÃ CÓ LỜI XIN LỖI

Đó là thông tin được Ban Thường trực HĐTS công bố chiều nay, 4-11, gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành trong cả nước. Theo đó, HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Trung ương GHPGVN (Văn phòng 2 TƯGH) tại TP.HCM ký văn bản thông báo của Giáo hội.
Văn bản cho biết, hai ngày trước đây, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã nhận được văn bản số 82/XHNV-HCTH ngày 2-11 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM về kết quả của buổi kiểm điểm của lãnh đạo nhà trường với TS.Dương Ngọc Dũng.

loi xin loi cua ong duong ngoc dungNội dung lời xin lỗi của ông Dương Ngọc Dũng gửi đến Giáo hội
TS.Dương Ngọc Dũng đã thừa nhận sai lầm về những phát ngôn không đúng chuẩn mực, những lời phát biểu gây tổn thương tình cảm tôn giáo của các bậc chân tu, Tăng Ni, Phật tử thuần thành và xin thành tâm sám hối trước Tam bảo về những phát ngôn đó. Đồng thời, TS.Dương Ngọc Dũng cũng bày tỏ rằng Phật giáotôn giáo mà ông luôn kính trọnghết sức đề cao, ông hứa sẽ cẩn trọng về phát ngôn của mình sau này”, công văn do HT.Thích Huệ Thông ký khẳng định.
Trong công văn, TƯGH cũng cho biết sau vụ việc xảy ra liên quan đến Trụ trì chùa Nga Hoàng, tỉnh Vĩnh Phúc và những phát ngôn của thầy Thích Thanh Toàn, báo chí, mạng xã hội, và dư luận có nhiều ý kiến bình luận về vụ việc. Tuy thông tin và phát ngôn của thầy Thích Thanh Toàn chưa được kiểm chứng, ngày 12-10, trên trang báo điện tử Zing.vn có đăng bài phỏng vấn của nhà báo Hoài Thanh với TS.Dương Ngọc Dũng (người được biết đến đang là giảng viên biên chế Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) đã có những lời lẽ xúc phạm tới niềm tin của Phật giáo, tới tính thiêng liêng và tình cảm của người dân Việt Nam. Những phát ngôn không chuẩn thiếu hiểu biết của TS.Dương Ngọc Dũng về đời sống tu hành của Đạo Phật làm ảnh hưởng đến sự trong sáng, truyền thống hàng ngàn năm đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam đã tạo nên những bức xúc trong cộng đồng Phật tử, nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.

Ảnh văn bản công văn thông báo về lời xin lỗi của ông Dương Ngọc Dũng do Giáo hội phát hànhẢnh văn bản công văn thông báo về lời xin lỗi của ông Dương Ngọc Dũng do Giáo hội phát hành
“Trước những phát ngôn xúc phạm đó, Ban Trị sự GHPGVN một số tỉnh đã có văn bản gửi tới các Ban, Bộ ngành Trung ương, tới Hội đồng Trị sự GHPGVN, và tới Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM phản đối về hành vi xúc phạm niềm tin tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của TS.Dương Ngọc Dũng trong các bài giảng, các phát ngôn cho sinh viên và cộng đồng”, một đoạn trong công văn của Hội đồng Trị sự thông tin.
Được biết trước khi ông Dương Ngọc Dũng có văn bản chính thức xin lỗi Giáo hội, Tăng Ni, Phật tử cả nước, ngày 1-11, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã cử đoàn do HT.Thích Huệ Thông và 2 thành viên khác có buổi làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM về việc xử lý các phát ngôn xúc phạm Phật giáo trong các bài giảng, phỏng vấn của TS.Dương Ngọc Dũng.
Bảo Thiên | Giác Ngộ

Xem thêm:
Video clip:TS. Dương Ngọc Dũng - Xúc phạm nghiêm trọng đến Phật giáo, cần được xử lý nghiêm.


Video trực tiếp của TT. Thích Nhật Từ từ Bồ đề Đạo Tràng, Ấn Độ:



Theo dòng sự kiện:
Ông Dương Ngọc Dũng đã có lời xin lỗi





 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2011(Xem: 50411)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.