Thái Hà Books Tổ Chức Đấu Giá Sách, Số Tiền Thu Được Dùng Để Cúng Dường Cho Chùa Vĩnh NghiêmThái Bình

24/12/20191:00 SA(Xem: 6212)
Thái Hà Books Tổ Chức Đấu Giá Sách, Số Tiền Thu Được Dùng Để Cúng Dường Cho Chùa Vĩnh Nghiêm – Thái Bình

THÁI HÀ BOOKS TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ SÁCH,
SỐ TIỀN THU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CÚNG DƯỜNG CHO
CHÙA VĨNH NGHIÊMTHÁI BÌNH

Toàn bộ số tiền thu được từ phiên đấu giá các ấn bản đặc biệt cuốn “Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt” sẽ được Thái Hà Books dùng để cúng dường cho chùa Vĩnh NghiêmThái Bình, nhằm mục đích góp phần bảo tồn và tôn tạo những giá trị lịch sử - tâm linh của ngôi chùa vùng duyên hải.

Tọa lạc tại xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi ghi dấu quá trình khai hoang lấn biển, lập làng lập xã của người dân nơi đây. Chùa là trung tâm giáo dục đạo đức tâm linh của 9 làng thuộc tổng Tân Hưng xưa, nay là vùng phía đông huyện Tiền Hải. Hiện tại chùa còn lưu giữ pho tượng Quan Âm Toạ Sơn – một pho tượng được tạo tác từ thời cuối Lê đầu Nguyễn, mang những nét nghệ thuật rất đặc sắc và là niềm tự hào của Phật tử trong chùa nói riêng, của người dân xã Đông Xuyên – Tiền Hải nói chung.

Trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của chùa Vĩnh Nghiêm, với mong muốn thành tâm cùng các độc giả gần xa công đức, cúng dường cho chùa, Thái Hà Books đã tổ chức phiên đấu giá sách đặc biệt. Cuốn sách có nhan đề “Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong những ngôi chùa Việt”, với nội dung khắc họa những giá trị đặc sắc, thành tựu nổi bật của nghệ thuật tạo tác tượng Phật Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Phiên đấu giá diễn ra ngày 18/12/2019, với sự tham dự của PGS.TS. Trang Thanh Hiền – Chủ sáng lập dự án “Cùng bé sáng tạo” và TS. Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thái Hà Books. Sau hơn một giờ đồng hồ, phiên đấu giá đã tìm ra chủ nhân của 3 ấn bản siêu đặc biệt, đồng thời công bố số tiền sẽ được ủng hộ cho chùa Vĩnh Nghiêm:

1/ Ấn bản “Thích Ca khoác áo cà sa”: 8.000.000 VND (tám triệu đồng);

2/ Ấn bản “Thích Ca tọa thiền”: 10.000.000 VND (mười triệu đồng);

3/ Ấn bản “Thích Ca thuyết pháp”: 10.000.000 VND (mười triệu đồng).

Anh trong bai viet

Ảnh: Ấn bản trúc chỉ cuốn "Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt" - từ trái sang: Thích Ca khoác áo cà sa - Thích Ca tọa thiềnThích Ca thuyết pháp.

Hai mươi tám triệu đồng (28.000.000 VND) thu được từ ba cuốn sách không chỉ cho thấy sự quan tâm đặc biệt của độc giả đối với Phật giáo, tượng Phật mà còn cho thấy tâm từ ái của độc giả đối với những di sản tín ngưỡng cần được bảo tồn. Bạn Hoàng Minh (tài khoản Facebook Trắc Bá Diệp) – chủ nhân ấn bản “Thích Ca thuyết pháp” cuốn “Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt” hoan hỉ chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc khi biết rằng số tiền mà tôi đã đấu giá sẽ được cúng dường cho chùa Vĩnh Nghiêm, tiếp tục cùng tôi làm được nhiều điều ý nghĩa dù nhỏ bé.”

Là một người con của mảnh đất Thái Bình, tới đây, đích thân TS. Nguyễn Mạnh Hùng sẽ cùng chủ nhân các cuốn sách có chuyến về thăm quê hương, tham quan và cúng dường tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Đại diện chùa Vĩnh Nghiêm, thầy Minh Trí đã gửi lời cảm ơn đến Thái Hà Books, cảm ơn những ai đã tham gia phiên đấu giá và những người luôn thành tâm hướng Phật: “Thay mặt cho nhà chùa Vĩnh Nghiêm, xin cảm ơn Ban Tổ chức, tác giả và quý vị đã tổ chức một hoạt động rất ý nghĩa đối với Phật Pháp và nghệ thuật tạo tác tượng Phật!”

Sự thành công xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt của phiên đấu giá đã chứng tỏ một điều rằng, nếu việc sở hữu những tác phẩm nghệ thuật sách chính là một cách góp phần tôn tạo những giá trị văn hóa truyền thống thì câu chuyện của cuốn sách không dừng lại ở câu chuyện tri thức, quan niệm thẩm mĩ nữa mà đã trở thành một câu chuyện đáng nói hơn, về ước muốn thành tâm sống “tốt đời đẹp đạo”.

Từ đây, chúng ta hãy tâm niệm, luôn có nhiều hình thức đáng quý để cúng dường. Tìm hiểu, trân trọng, bảo tồn và phát huy những nét đẹp của Phật giáo, đền chùa… cũng chính là một hình thức cúng dường như thế - đáng quý và đáng khuyến khích.

Nguyễn Hiền Tâm

*Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt

Nghệ thuật tạo tác tượng PhậtViệt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Làm sáng tỏ những vấn đề về nghệ thuật tạo tác tượng PhậtViệt Nam chính là mục đích của cuốn sách “Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt”, từ đó đưa ra cái nhìn về sự biến động, giao thoa, ảnh hưởng các yếu tố ngoại lai trong quá trình sáng tạo và phát triển. Cuốn sách do Thái Hà Books xuất bản tháng 12/2019. Link tham khảo: http://bit.ly/NghethuattaotactuongPhat





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2020(Xem: 8010)
29/10/2019(Xem: 12470)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.